Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

II- Nhà hoạt động quốc tế kiên cường, người mở đường cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (1920 -1930) 

1. Trong giai đoạn này, quan hệ quốc tế toàn cầu chuyển sang thời kỳ mới, có sự đấu tranh quyết liệt giữa hai xu hướng đối lập. 

Nhà nước Xô viết đã vượt qua được thử thách ban đầu, đang từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Về đối ngoại, chính sách của Nhà nước Xô viết nhằm hướng tới phân hoá thế lực thù địch, tạo điều kiện thuận lợi, có hoà bình để thực hiện mục tiêu trước mắt của cách mạng, phấn đấu cho cùng tồn tại hoà bình, đánh bại mọi ý đồ can thiệp, lật đổ của các nước đế quốc, đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, dân sinh, dân chủ, độc lập, tự do và kiên trì phấn đấu cho những nguyên tắc dân chủ tiến bộ trong quan hệ quốc tế. 

Các cường quốc tư bản chủ nghĩa như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ... sau thời kỳ ổn định và phát triển sau chiến tranh, đã bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) nghiêm trọng chưa từng thấy. Tǎng cường bóc lột nhân dân lao động và đàn áp phong trào đấu tranh dòi dân sinh, dân chủ, chống phá các trào lưu cách mạng là bản chất của các nước đế quốc chủ nghĩa. 

Các nước thuộc địa, phụ thuộc bị bần cùng hoá, phần lớn phong trào yêu nước, phong trào dân chủ bị đàn áp và lâm vào tình trạng khủng hoảng về tổ chức và đường lối cách mạng. Tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phản ánh rõ điều đó. 

2. Trên cơ sở lòng yêu nước thiết tha và nhận thức đúng tính chất của thời đại mới, được ánh sáng tư tưởng Lênin, trong Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa soi đường, Nguyễn ái Quốc đã có điều kiện để kết hợp chặt chẽ hơn hoạt động đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do của dân tộc với nhiệm vụ của một người cộng sản, một chiến sĩ quốc tế. 

Chính trên cơ sở này, Nguyễn ái Quốc đã trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bằng việc Người đã tham dự với tư cách là đại biểu của dân tộc thuộc địa tại Đại hội Tua tháng 12-1920. 

Nổi lên trong giai đoạn 1920 -1930 là những hoạt động của Nguyễn ái Quốc cho việc tập hợp lực lượng của các dân tộc thuộc địa, và sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thúc đẩy việc thành lập các cơ quan liên hiệp hành động giữa các nước thuộc địa và giữa phong trào cách mạng các dân tộc bị áp bức với phong trào công nhân ở chính quốc. Với vai trò tích cực của Nguyễn ái Quốc, "Hội Liên hiệp thuộc địa" ra đời (1921). Với sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản và trong cương vị Uỷ viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế III và với tư cách là Uỷ viên Hội đồng Quốc tế Nông dân, Người đã góp phần cổ vũ, giúp đỡ phong trào cách mạng và tham gia vào việc thành lập một số đảng công nhân ở vùng Đông Nam á; tham gia với tư cách là một thành viên trong phái đoàn cố vấn của Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn, v.v.. Người cũng có điều kiện tham dự nhiều diễn đàn lớn, nơi hội tụ trí tuệ của các trào lưu cách mạng thời đại, đấu tranh cho sự đoàn kết và thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sau Đại hội Tua, Nguyễn ái Quốc còn tham dự và đấu tranh sôi nổi ở Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp (1922), Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất (1923), Đại hội "Liên đoàn chống đế quốc" (Brúcxen, 1927) và các Đại hội của tổ chức Công hội, Thanh niên , Phụ nữ quốc tế, các diễn đàn và tổ chức khu vực như Hội nghị thành lập "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức" (phương Đông) ở Trung Quốc, v.v. nhưng quan trọng nhất là Người đã tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924) - đại hội đầu tiên của Quốc tế Cộng sản có đại biểu người Đông Dương và cũng là đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa của thực dân Pháp tham dự. 

Đối với Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, Nguyễn ái Quốc đóng vai trò đặc biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng. Nguyễn ái Quốc không những dày công truyền bá nguyên lý chủ nghĩa Mác và tư tưởng Lênin vào xứ sở thuộc địa này mà còn là người tìm ra đường lối cách mạng thích hợp nhất, đặc biệt là trong hoàn cảnh các thử nghiệm của phong trào yêu nước cách mạng cải lương, tư sản hay phong kiến đều thất bại, đồng thời là người tổ chức lực lượng và dẫn đường cho phong trào yêu nước cách mạng đi đến thắng lợi. "Đường kách mệnh" và tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" là thành quả bước đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ và nhiệt huyết của Người. 

3. Điều đáng ghi nhận trong hoạt động lý luận và thực tiễn của Nguyễn ái Quốc thời kỳ này là Người đã không dừng ở tố cáo chế độ thực dân mà bằng nhiều biện pháp khác nhau góp phần thức tỉnh, động viên nhân dân các dân tộc bị áp bức cũng như đồng bào ở xứ sở mình đứng lên đấu tranh theo con đường mới, bảo đảm đem đến thắng lợi cuối cùng. Nguyễn ái Quốc luôn chǎm lo đến việc xây dựng lực lượng nòng cốt, lãnh đạo cuộc đấu tranh và đưa phong trào giải phóng thuộc địa đi vào quỹ đạo cách mạng vô sản. Bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau, Người đã góp phần tạo ra cơ sở nhận thức đúng về sự cần thiết phải phối hợp giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào cách mạng đòi quyền dân sinh, dân chủ ở chính quốc. 

Điều rõ ràng là qua tiếp cận với thực tiễn quan hệ quốc tế, Nguyễn ái Quốc , trên nền tảng của tinh thần yêu nước và ý chí giải phóng dân tộc, đã tạo cho mình tầm nhìn khái quát và trọn vẹn hơn về các xu hướng tư tưởng thời đại và khả nǎng phê phán, sàng lọc những xu hướng ấy, đi đến chọn chiến lược phát triển sự nghiệp cách mạng Việt Nam thích hợp với diễn biến ở Đông Dương, khớp nhịp với "luật thiên hạ tiến hoá". 

Phan Chu Trinh khi tổng kết những con đường, những phương pháp đấu tranh khác nhau trong sự nghiệp cứu nước Việt Nam 30 nǎm đầu thế kỷ đã khái quát trình tự các bước đi của Nguyễn ái Quốc trong quá trình làm cách mạng vô sản là: "Ngoạ ngoại, chiêu hiền, đãi thời, đột nội". Ông cho rằng con đường, cách làm đó là hợp lý, hợp thời: "Anh mà đi theo lối đó, tôi tin tưởng không bao lâu, cái chủ nghĩa mà anh tôn thờ sẽ thâm cǎn cố đế trong đám dân tình, chí sĩ". 

Nhìn lại ta thấy, Phan Chu Trinh, trước hết đã thừa nhận Nguyễn ái Quốc chọn đúng và có sáng tạo hiền triết cho công cuộc giải phóng dân tộc. Hơn nữa, Phan Chu Trinh đã nêu bật sự nhạy cảm với thời cuộc của Nguyễn ái Quốc trong khi tìm chọn con đường và các bước đi thích hợp cho công cuộc giải phóng. 

Nguyễn ái Quốc khác với các sĩ phu yêu nước khác, chính là ở chỗ đã "đãi thời", biết cân nhắc, suy ngẫm về thời thế, qua đó mà sớm nhận biết sự đổi thay cơ bản của thời cuộc và sự xuất hiện xu thế mới của thời đại và của thời cơ cách mạng thắng lợi ở nước ta. 

Một trong những điểm gặp nhau lớn giữa Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu là niềm tin về con đường và các bước đi của cách mạng Việt Nam do Nguyễn ái Quốc đề xướng: "May thay giữa lúc khói độc, mây mù, thình lình có một trận gió xuân thổi tới... thình lình có một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy". Phan Bội Châu còn ca ngợi tài nǎng con người và phép màu nhiệm của Nguyễn ái Quốc: "Nếu Nam Đàn có Thánh thì chính là ông Nguyễn ái Quốc chứ không phải là ai khác" . 

Như vậy là con đường và các bước đi dẫn đến độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội của Nguyễn ái Quốc gắn dân tộc với xu thế thời đại, chẳng những đã được nhiều tầng lớp xã hội Việt Nam đồng tình, hưởng ứng mà còn nhận được cả sự tâm đắc của nhiều sĩ phu yêu nước đương thời. 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website