Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tích cực hoá nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

PGS. Lê Quang Hoan

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải chỉ là quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của nước ta mà cũng là xu hướng phát triển chung của tất cả các nước chưa thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu muốn tạo ra một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, bảo đảm cho sự tǎng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân. 

Đối với nước ta, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đi vào một cuộc trường chinh mới với rất nhiều vận hội, cơ may nhưng cũng không ít những lo âu, bất trắc. Do hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm hàng trǎm nǎm so với các nước công nghiệp tiên tiến và cũng chậm vài chục nǎm so với các nước trong khu vực. Các ... đang thực hiện âm mưu biến các nước chậm phát triển thành những bãi thải công nghệ, hòng tiếp tục kìm hãm các nước này trong vòng lạc hậu để dễ bề thao túng, bóc lột. Do vậy, chúng ta chủ yếu phải đi lên bằng nội lực của chính mình, bằng sức mạnh trí tuệ, bằng tài nguyên con người. 

Chúng ta đang nói nhiều đến con đường phát triển rút ngắn, đến "đi tắt, đón đầu", với việc lựa chọn, đột phá vào các ngành công nghiệp mũi nhọn để nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào cuối những nǎm 20 của thế kỷ tới. Đó là mục tiêu, mơ ước, nhưng đi đến đó bằng con đường nào, giải pháp nào, vẫn đang còn là vấn đề phải tiếp tục tìm tòi. 

Chúng ta cũng đã nói nhiều đến nhân tố con người; đến vai trò quyết định của nhân tố con người trong mối quan hệ với tài nguyên, đất đai, kỹ thuật - công nghệ hiện đại; đã nhấn mạnh phải phát triển con người để tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, v.v... Vấn đề quan trọng tiếp theo là phải làm thế nào tạo ra được một hệ thống đồng bộ các cơ chế, chính sách để có thể tích cực hoá nhân tố con người, kích thích con người phấn đấu hết mình cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh ít nói lý luận về con người, nhưng chúng ta thấy toàn bộ suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về con người. Người thường nói: "Vô luận việc gì đều do con người làm ra cả", "có dân là có tất cả", vì vậy Người thường dạy bảo cán bộ phải biết tin ở dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân - của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân. Từ rất sớm, chúng ta đã biết đến những luận đề nổi tiếng của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân tố con người: "Vì lợi ích mười nǎm thì phải trồng cây, vì lợi ích trǎm nǎm thì phải trồng người". Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" 24. Người xem việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". 

Để có thể đạt sản lượng lương thực, Người nhắc nhỏ phải cải tiến kỹ thuật, phải cần kiệm, tự lực cánh sinh, phải nêu cao vai trò lãnh đạo của chi bộ, vai trò gương mẫu của đảng viên, nhưng chốt lại, Người vẫn nhấn mạnh "phải coi nhân tố con người là vấn đề số một"25. Phát biểu tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (mở rộng - khoá III) bàn về kế hoạch 5 nǎm phát triển công nghiệp, Người đặc biệt nhấn mạnh vấn đề con người. Người nói: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống của nhân dân - lực lượng chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, phải "có kế hoạch giáo dục, củng cố chi bộ, công đoàn, thanh niên. Ba lực lượng ấy mạnh thì mới lên được. Có người nói, máy kéo là gốc, cũng có người nói cái khác là gốc, tôi nói chính cái này (chỉ ba lực lượng trên) là gốc" 26. Trước tình hình đời sống của nhân dân có phần cǎng thẳng, Người đề nghị giảm một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ǎn mặc cho quần chúng tốt hơn, đừng để cho tình hình đời sống cǎng thẳng quá. Người nói: "Vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả là do con người" 27. 

ở thời điểm hiện nay, "vấn đề con người", nhân tố con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, càng cần được chúng ta nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Nói phát triển con người không phải chỉ để tạo ra nguồn nhân lực với nghĩa là tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao mà phải hiểu là để tạo ra nguồn lực con người trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Để đảm bảo cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá thành công, nhân tố đầu tiên có ý nghiã quyết định là cần hình thành một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có tầm tư duy chiến lược cao, có trí tuệ sáng suốt để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, biết lựa chọn giải pháp, bước đi phù hợp; có tính nǎng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, biết kịp thời điều chỉnh và giải quyết mâu thuẫn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là biết ứng phó thành công trước mọi biến động, rủi ro từ bên ngoài tác động vào. 

Nhân tố thứ hai, không kém phần quyết định là đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao (cả về khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng), những người tiếp cận và làm chủ được thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới, từ đó có thể sáng tạo ra những thành tựu mới, tiên tiến, góp phần tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của xã hội. Có tạo ra được một đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ cao mới thúc đẩy được sự phát triển của nền khoa học còn non trẻ của nước nhà, mới đào tạo - bồi dưỡng được một thế hệ cán bộ khoa học mới, và chính đội ngũ hùng hậu này là một đảm bảo về cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách và khả nǎng dự báo xu hướng triển vọng cũng như những nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra. 

Nhân tố quan trọng nữa là đội ngũ đông đảo những người lao động đã qua đào tạo, có trình độ vǎn hoá lao động công nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có tay nghề kỹ thuật cao, có nǎng lực sử dụng hiệu quả thông tin, thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội thông tin và xã hội quốc tế hoá, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm đối với sản xuất làm ra, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên không cam chịu lạc hậu, đói nghèo, có sức khoẻ dẻo dai về thể chất và tinh thần để lao động trong điều kiện cạnh tranh dữ dội với các nền kinh tế ở trong khu vựcvà trên thế giới. 

Xem xét, đánh giá một khách quan thực trạng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay như thế nào khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một điều kiện không thể thiếu để xác định con đường, bước đi, cách thức của quá trình công nghiệp hoá của chúng ta. Chúng ta có thể khẳng định nước ta có một nguồn lực con người dồi dào về nhiều lĩnh vực, trải qua các chặng đường cách mạng khác nhau, phần lớn họ đã được tôi luyện và trưởng thành cả về vǎn hoá, khoa học, nghiệp vụ và chính trị tư tưởng, trở thành vốn ban đầu rất đáng quý để đất nước bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là chiến lược, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định con đường và mục tiêu đã lựa chọn, hǎng hái thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kiến thức và nǎng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao. 

Nước ta đã đào tạo được một đội ngũ trí thức khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương đối cao, không ngừng học hỏi để tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng nhiều thành tựu công nghệ mới, có đóng góp xứng đáng vào giá trị gia tǎng GDP của nền kinh tế đất nước. 

Lực lượng lao động của nước ta dồi dào về số lượng, trẻ khoẻ về tuổi đời, lại kế thừa được những truyền thống quý báu của cha ông: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nǎng động, cầu tiến, thông minh, sáng tạo,... 

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được sức mạnh hiện có của nguồn lực con người đó, đồng thời nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm, bất cập, thúc đẩy họ vươn lên đáp ứng đòi hỏi cao của thời kỳ mới? 

Nói nhân tố con người là nói đến những phẩm chất, thuộc tính, tri thức, kinh nghiệm, nǎng lực, thói quen, ... của con người được biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau, qua đó ảnh hưởng đến các quá trình xã hội 

Nói phát huy sức mạnh của nhân tố con người tức là nói đến hệ thống các biện pháp nhằm tác động vào tính tích cực xã hội của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của lịch sử. Nếu nhân tố con người là một cấu trúc phức tạp, nhiều thành phần, nhiều mặt thì hệ thống biệnpháp tác động vào tính tích cực xã hội của con người cũng rất đa dạng, phong phú. Một mặt, là các biện pháp nhằm tác động vào các động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, và mặt khác là những biện pháp nhằm triệt tiêu các trở lực kìmhãm sự hoạt động đó. 

Để tích cực hoá nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướg xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần trở lại với những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh trên các vấn đề sau: 

Một là, trong hệ thống các biện pháp tác động vào tính tích cực xã hội của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đạo đức cách mạng. Chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh". Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư phải luôn luôn được khơi dậy như là một động lực quan trọng hàng đầu. Thực tế đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu đã cho ta bài học sâu sắc; nó cũng chứng minh sự sáng suốt, đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về chính trị - tư tưởng, đạo đức - lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng chính là để nâng cao sức chiến đấu của Đảng và khôi phục lại lòng tin của nhân dân vào tương lai của chủ nghĩa xã hội. Nếu không khơi dậy được các động lực tinh thần này, không thể có thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Hai là, trong nội dung của nhân tố con người, hoạt động được coi là nhân tố bản chất, là phương thức đặc thù của con người tác động vào thế giới. Hoạt động của con người lại do nhu cầu và lợi ích của họ quyết định. Hoàn cảnh sống làm nảy sinh nhu cầu. Con người tìm thấy sự thoả mãn nhu cầu trong lợi ích. Có lợi ích chính đáng và lợi ích không chính đáng. Do đó, tác động của lợi ích đối với hoạt động của con người có thể gây hiệu quả tích cực hay tiêu cực, có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng có thể kìm hãm hoặc triệt tiêu sự phát triển đó. Vì vậy, để kích thích tích cực trong hoạt động của con người, đi đôi với động viên tinh thần, phải tác động vào lợi ích chính đáng của họ, tìm cách thoả mãn nhu cầu thiết thân của họ. Nhu cầu và lợi ích con người gồm cả hai mặt: vật chất và tinh thần, trong đó lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất của cá nhân người lao động là một nhân tố kích thích quan trọng nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở không bao giờ được xem nhẹ. Chúng ta đã phải trả giá đắt cho sai lầm này khi tách rời con người sản xuất ra khỏi sở hữu và lợi ích thiết thân của họ. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Người nói: "Không có chế độ nào tôn trọng con người, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa" 28 . Người thường nhắc nhở phải thương yêu, giúp đỡ cán bộ, "phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ, ốm đau, phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết để gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ..." 29 

Trong vấn đề phân phối lợi ích, Người nhắc nhở phải đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội. Con người có trí tuệ, nǎng lực, thể chất khác nhau nên có cống hiến khác nhau, phải chống chủ nghĩa bình quân, "không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ, cũng công điểm như nhau".Người cho rằng phải biết sử dụng thích đáng các biện pháp kích thích lợi ích vận chất như khoán, thuởng, phạt trong kinh tế, "nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì được thưởng. Có như thế mới khuyến khích mọi người cố gắng hơn nữa. Thưởng phạt phải công bằng" 30. 

Trong mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, con người có xu hướng chạy theo lợi ích riêng của mình, các lợi ích khác, đối với cá nhân, thường xa lạ, trừu tượng, không phụ thuộc vào họ như C. Mác đã nói. Do đó, một mặt phải tìm ra cơ chế kết hợp được hài hoà các lợi ích, mặt khác phải đấu tranh, phê phán mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, một phản động lực, một kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội, bởi như Hồ Chí Minh đã nói: "Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trǎm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí,..." 31"cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân" 32. 

Ba là, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là một phương tiện hàng đầu tích cực hoá nhân tố con người. Người nói: "Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc của Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội" 33. Cùng với dân chủ chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thực hiện quyền dân chủ kinh tế của người lao động, bao gồm quyền làm chủ về sở hữu, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối, vì chỉ với tư cách làm chủ chứ không phải làm thuê, người lao động mới không ngừng phát huy tính độc lập tự chủ, tính nǎng động sáng tạo của mình trong sản xuất và công tác. 

Muốn thế, cán bộ lãnh đạo không được chuyên quyền độc đoán, "cái gì cũng là mệnh lệnh, ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đạt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo..." 34 Người thấy rõ tệ chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ là một nhân tố kìm hãm tính nǎng động cách mạng của quần chúng, do đó thực hành dân chủ, theo Người, "là cái chìa khoá vạn nǎng có thể giải quyết mọi khó khǎn". 

Đi đôi với phát huy dân chủ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ cho người lao động. Theo Người, "đã là người chủ Nhà nước thì phải chǎm lo việc nước như chǎm lo việc nhà,... phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ" 35. 

Dân chủ hoá triệt để đời sống kinh tế - xã hội là bản chất là quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội. Hoàn thiện cơ chế dân chủ, khắc phục những thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình vận hành các thiết chế dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, nhất định sẽ tạo ra động lực lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Bốn là, vai trò không ngừng tǎng lên của nhân tố con người gắn liền với việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, với việc đổi mới, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo. Nhân loại đang bước vào một nền vǎn minh mới - vǎn minh trí tuệ, một nền kinh tế mới - kinh tế kiến thức, một xã hội mới - xã hội thông tin. Thế giới đang trong cuộc chạy đua về tốc độ; tốc độ nghiên cứu triển khai, tốc độ đưa ra ứng dụng, tốc độ đẩy nhanh các số liệu, thông tin, trí thức, ... trong hệ thống kinh tế - xã hội. Kẻ nào nhanh, người ấy thắng. Vì vậy, người ta nói: muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hay cứ nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó làm giáo dục - đào tạo như thế nào. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức". "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận". Vì vậy, Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên đều phải ra sức học tập vǎn hoá, khoa học - kỹ thuật, "không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mạnh lại phía sau" 36. 

Nền kinh tế kiến thức lấy thông tin làm chủ đạo. Nếu máy móc giải phóng sức lao động chân tay thì kỹ thuật thông tin hiện đại là sự giải phóng sức lao động trí óc. Vì vậy, trong nền kinh tế kiến thức, ưu thế không thuộc về các yếu tố truyền thống như tài nguyên, đất đai, nhân công rẻ,.. mà nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ con người, là chất xám của các nhà chuyên môn, là đội ngũ công nhân có trình độ kiến thức và tay nghề cao. Theo Tổ chức tư vấn chính trị và rủi ro kinh tế (PERC), các nước Đông Nam á, trừ Singapo và Philippin, còn các nước như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam,... đều vấp phải khó khǎn trong việc chuyển sang các ngành công nghiệp dựa vào tri thức bởi những hạn chế của lực lượng lao động. Ưu thế cạnh tranh của mỗi nước trong tương lai là chất lượng của đội ngũ công nhân có trí tuệ, có tay nghề cao, vì vạy mà trình độ còn quá thấp kém về khoa học, công nghệ và thông tin của lao động Việt Nam hiện nay là rất đáng lo ngại trong các nước Đông Nam á, Việt Nam chỉ hơn Lào và Campuchia. 

Theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam phải sớm cải cách chế độ giáo dục - đào tạo, bớt phát triển hệ thống giáo dục "hàn lâm" mà tǎng hệ thống giáo dục công nghệ, và kỹ thuật thông tin, để có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mới một cách kịp thời. Các công ty đa quốc gia gần đây đã đầu tư có chọn lọc hơn, chỉ mở chi nhánh ở nơi nào có đội ngũ lao động nhiều chất xám và giỏi tay nghề. Trong việc này, chúng ta phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh trong Di chúc: "Phải sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới", phải "phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động", thực chất là trở lại với giáo dục kỹ thuật - tổng hợp cho các trường phổ thông và phát triển mạnh các trường đào tạo kỹ sư thực hành và công nhân báo cáo. 

Ngoài ... nêu trên, trong hệ thống các biện pháp tác động vào tính tích cực xã hội của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến nhiều nhân tố khác: vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế, chính sách của Nhà nước, cùng vai trò điều chỉnh, tác động của các nhân tố tinh thần khác như vǎn hoá, đạo đức, pháp luật v.v. trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

 In bài

24. Sđd, t.10, tr.310. 
25. Báo Nhân dân, ngày 7-4-1965. 
26. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - biên niên tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, t.8. 
27. Sđd, tr.272. 
28. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.9, tr.291. 
29. 2. Sđd, t.5, tr.277. 
30. Sđd., t.10, tr. 411. 
31. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.9, tr. 290, 291. 
32. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.9, tr. 290, 291. 
33. Sđd, t.9. tr. 590 
34. Sđd, t.5. tr. 293. 
35. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 310. 
36. Sđd,, t. 10, tr. 465.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website