Hồ Chí Minh bàn về quản lý kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa

TS. Lê Đǎng Doanh

Ôn lại những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong khi đất nước ta đang bước vào một giai đoạn mới của sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất có ý nghĩa và chứng minh cho sức sống sinh động của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta càng thấy thấm thía lòng vì nước, vì dân của Người cũng như ý nghĩa thời sự của những lời chỉ dẫn của Người. 

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá vô cùng phong phú. ở đây chỉ xin được đề cập đến một số những chỉ dẫn của Người về các chủ đề sau: 

I. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về mục tiêu của công cuộc xây dựng kinh tế 

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời dạy bất hủ về mục tiêu của sự nghiệp cách mạng: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì"1. Tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc ngày 10-1-1946, Người nói: "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ǎn no, mặc đủ. 

Chúng ta phải thực hiện ngay: 

1. Làm cho dân có ǎn. 

2. Làm cho dân có mặc. 

3. Làm cho dân có chỗ ở. 

4. Làm cho dân có học hành"2. 

Người đã chỉ rõ, mục tiêu của cuộc cách mạng là vì hạnh phúc và phồn vinh của nhân dân, của toàn dân, không có bất kỳ sự phân biệt hoặc hạn chế nào đối với nhân dân. Đặc biệt ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi đề cập đến những công việc cấp bách nhất, Người luôn chú ý đến vai trò to lớn của giáo dục, đến sự nghiệp "học hành" của dân như một nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. Ngày nay, khi nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, khi tri thức và giáo dục đang trở thành yếu tố quan trọng nhất của phát triển và tǎng trưởng kinh tế, thì chúng ta càng thấy thấm thía những lời dạy sáng suốt của Người. 

Nǎm 1956 sau 10 nǎm giành được độc lập, Người xác định nhiệm vụ: ... biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến... không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân. 

Và trong Di chúc, Người đã cǎn dặn: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân"3. 

Thực hiện lời dạy của Người, hơn bao giờ hết, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh là phát triển kinh tế phải đem lại cải thiện đời sống trước mắt và lâu dài cho nhân dân. 

Chúng ta không thể phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà không từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. 

II- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về quản lý kinh tế và chống tham ô lãng phí 

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về quản lý kinh tế có tính sáng tạo và có nội dung tổng kết sâu sắc. 

Ngày 1-1-1953, trong phòng họp Hội đồng chính phủ khi nước ta còn đang ở trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp gian khổ, Hồ Chí Minh đã nói: "Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp, phải có lãi". Thật là một tư tưởng chỉ đạo lớn lao sáng suốt. 

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay chúng ta càng phải quán triệt lời dạy của Người bằng cách xây dựng những nhà máy, những ngành công nghiệp có lãi, tức là phải có nǎng lực cạnh tranh và có hiệu quả. 

Trong công tác kế hoạch, Người cǎn dặn: "Khi đặt kế hoạch phải nhìn xa. Có nhìn xa mới quyết định đúng đắn... Phải thấy rộng. Có thấy rộng mới sắp đặt các ngành hoạt động một cách cân đối. Khi đi vào thực hiện thì mỗi ngành, mỗi nghề phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với mỗi cơ sở"4. 

Chớ có làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được. Người đã nêu lên câu hói nổi tiếng có ý nghĩa như một chân lý: Chỉ tiêu kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, cố gắng phải ba phần. Tiếc rằng trong thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch chúng ta chưa vận dụng nghiêm túc lời dạy của Người, vẫn còn có nhiều kế hoạch mới dừng lại ở những ý tưởng và chỉ tiêu, thiếu các biện pháp và cố gắng, quyết tâm trong khâu chỉ đạo thực hiện. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý kinh tế chúng ta cũng thấy được những chỉ dẫn quan trọng về cơ chế khoán. Từ nǎm 1957 Người đã nói: "Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng"5. Lời chỉ dẫn của Người vẫn đầy sức thuyết phục cho cơ khí sản xuất hiện nay. Người cũng chỉ rõ một nguyên tắc quan trọng trong phân phối là: "Làm tốt, làm nhiều: hưởng nhiều, làm xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho Nhà nước. Chính phủ không phát lương cho người ngồi ǎn không". Đây là những chỉ dẫn quan trọng bác bỏ chế độ phân phối bình quân chủ nghĩa đã tồn tại trong nhiều chục nǎm trước đây. 

Những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thực hiện hạch toán kinh tế và tài chính phải công khai, phải dân chủ được người nói đến từ những nǎm 50 và 60 thì cho tới nay những tư tưởng đó vẫn được coi là hiện đại và mới mẻ. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu một tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bản thân cuộc sống của Người đã là một sức mạnh, Người phê phán và kêu gọi cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí trong mọi khâu, mọi lúc của sản xuất và đời sống, từ họp hành, hội nghị, liên hoan đến cưới xin v.v.. Người nói: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiết kiệm là một chính sách lớn, một đại đức lớn, một nếp làm việc và một nếp sống không bao giờ được lơ là, kẻ thù chính của nó là tệ tham ôn, lãng phí, bệnh phê trương hình thức, là lề lối làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Bác Hồ quan niệm tiết kiệm gồm: tiết kiệm tiền vốn, tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm lương thực, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu... Đó một quan niệm đầy đủ về mặt kinh tế học. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng những lời nghiêm khắc nhất để lên án tệ tham ô, lãng phí, coi đó là những kẻ thù nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội. Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi để tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân. Người cũng đã khẳng định mối liên quan giữa chủ nghĩa cá nhân và các cǎn bệnh nguy hiểm trên. Chúng ta đều biết đến vụ án tham ô mà Trần Dụ Châu đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh xử tử hình để làm gương cho kẻ khác. Nếu so quy mô về tiền bạc và của cải của vụ án đó với những vụ án ngày nay đã được phát hiện và được xét xử ta càng thấy thấm thía sự nghiêm khắc có tính nguyên tắc vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ của cuộc kháng chiến chống Pháp và càng thấy sự cấp thiết phải ôn lại và thực hiện những lời dạy này của Hồ Chí Minh trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. 

III- Vai trò của đào tạo, giáo dục con người trong quản lý kinh tế 

Một trong những sáng tạo to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xác định đúng vai trò to lớn của dân, của con người, của giáo dục, đào tạo trong xây dựng và phát triển kinh tế. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy nhân dân là nguồn sức mạnh để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói: Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng với giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người. Lời phát biểu nổi tiếng của Người. "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"7 thể hiện rất rõ tư tưởng đặt người dân vào trung tâm của sự phát triển, chǎm lo đến lợi ích vật chất và tinh thần, đến động lực của người dân. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở đến nhiệm vụ học tập trong các bài nói với cán bộ. Người hiểu rõ tầm quan trọng của tri thức trong sản xuất và đời sống. Người nói: "Phải ra sức học tập, trau dồi vǎn vǎn, chính trị và kỹ thuật", phải có vǎn hoá, kỹ thuật để sử dụng máy móc ngày càng tinh vi... Cho nên chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu mà lạc hậu là bị đào thảo, tự mình đào thải mình. 

Ngày nay, khi chúng ta đang nói đến đầu tư vào "phần cứng" (tức là máy móc, trang thiết bị vật chất) và "phần mềm" (tức là tri thức, hiểu biết, kỹ nǎng của con người), chúng ta càng cần phải quán triệt đầy đủ lời dạy của Người về học tập, giáo dục và đào tạo. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng của các nước châu á vừa qua là do thiếu làm chủ về công nghệ, về quản lý và thiếu giáo dục về đạo đức trong kinh doanh, dẫn đến những tác hại nghiêm trọng. 

Chúng ta đang sống trong thời đại mà tri thức là yếu tố quyết định trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế với thế giới. Hơn bao giờ hết chúng ta càng phải thể hiện những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào chính sách, vào các biện pháp kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, đạt được nǎng lực cạnh tranh và hiệu quả cao. 




NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr. 56. 
2. Sđd., tr. 152. 
3. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 39. 
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.11, tr.367. 
5, 6. Sđd, t.8, tr.431, 338. 
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.310.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website