Hồ Chí Minh với việc thực hiện công nghiệp hoá ở nước ta

PGS, TS. Trần Đức Cường

Ngay từ những nǎm còn hoạt động bí mật, trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học tình hình thế giới và những đặc điểm của xã hội nước ta, đồng chí Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành về cơ bản sẽ tiến thắng lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, đó là con đường tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay. 

Với tư tưởng cách mạng sáng suốt đó, sau khi miền Bắc được giải phóng nǎm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ đường lối của cách mạng Việt Nam lúc này là phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, đồng thời tiếp tục sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc nhân dân trong cả nước 

Là người suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, Hồ Chí Minh có hoài bão lớn lao là mang lại độc lập cho dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Người cho rằng: chỉ với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nhân dân ta mới có đủ điều kiện để thực hiện nguyện vọng cao quý đó. Vì vậy, Người đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam kiên quyết đưa nhân dân ta tiến lên xâydựngc1 xã hội. Người khẳng định: Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa"1 

Trên cơ sở phân tích tình hình, đặc điểm nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và phương hướng cơ bản phát triển các ngành kinh tế quốc dân nhằm biến nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có vǎn hoá và khoa học tiên tiến"2. 

Để có thể thực hiện được nhiệm vụ quan trọng và nặng nề trên đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 nǎm 1960) Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa ra Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đại hội được coi là Đại hội "xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà"3. Đại hội đã phân tích các đặc điểm của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh đặc điểm: Kinh tế miền Bắc "là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Diện tích ruộng đất bình quân tính theo đầu người chỉ có 3 sào Bắc bộ, tức là trên dưới 1 phần 10 héc ta, số người thừa sức lao động ở nông thôn miền đồng bằng quá đông. Trình độ vǎn hoá của nhân dân còn thấp, lực lượng kỹ thuật do chế độ cũ để lại hầu như không có gì, nhất là về cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, trải qua 15 nǎm chiến tranh, kinh tế miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề. Do đó, nǎng suất lao động thấp, đời sống của nhân dân còn thiếu thốn về nhiều mặt. Tình hình đó đương nhiên gây nhiều khó khǎn cho miền Bắc trên con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi miền Bắc phải tiến mau lên chủ nghĩa xã hội, phải tích cực sử dụng những thuận lợi cǎn bản của mình để khắc phục khó khǎn"4. 

Vì vậy muốn khắc phục những khó khǎn do tình trạng kinh tế nghèo nàn lạc hậu gây nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cho rằng đất nước ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. "Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta"5. 

Như chúng ta biết, công nghiệp hoá là con đường phát triển chung mà tất cả các nước trên thế giới đều đã, đang và sẽ trải qua. Con đường này đã được nước Anh mở đầu từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Tiếp đó là các nước Tây Âu như Pháp, Hà Lan, Italia... và nhiều nước khác trên thế giới. Điểm nổi bật của quá trình công nghiệp hoá trong thời kỳ đầu là nó diễn ra một cách tự phát dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, sự tác động của Nhà nước đến phát triển kinh tế và việc tiến hành công nghiệp hoá còn rất hạn chế. Vì vậy, quá trình công nghiệp hoá ở các nước này tiến hành chậm chạp và kéo dài hàng trǎm nǎm. Ví như nước Anh, quá trình công nghiệp hoá dài tới 120 nǎm mới hoàn thành. Các nước Tây Âu và Hoa Kỳ cũng phải kéo dài tới 80 nǎm, Nhật Bản khoảng 60 nǎm... 

Nhận thức rõ nhiệm vụ công nghiệp hoá là tất yếu, là quy luật có tính phổ biến với tất cả các nước để chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu sang phát triển, đồng thời coi trọng việc phát huy các nguồn lực tự nhiên của đất nước, khai thác và phát triển các nguồn lực đó nhằm phục vụ công nghiệp hoá và phục vụ con người, coi trọng việc hình thành một cơ cấu hợp lý giữa các ngành, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, Đảng ta đã chỉ ra đường lối công nghiệp hoá ở nước ta là "xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiến phát triển công nghiệp một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại". 

Đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra đã được cụ thể hoá trong Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (tháng 6 nǎm 1962). Đây là Hội nghị chuyên bàn về nhiệm vụ và phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp trong thời kỳ kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Tại Hội nghị này, Trung ương đã kiểm điểm và cho rằng lúc đầu Đảng ta chưa nhận thức sâu sắc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đến khi đề ra nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, chú trọng sản xuất tư liệu sản xuất thì vẫn chưa nhận thức sâu sắc và toàn diện yêu cầu và nội dung của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở một nước công nghiệp lạc hậu tiến thẳng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nên ngay từ đầu và thiếu sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện công nghiệp hoá như điều tra cơ bản, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và công nhân lành nghề, chưa xác định rõ vị trí của các ngành công nghiệp nặng... 

Hội nghị cho rằng: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là một nguyên tắc, nhưng trong điều kiện nước ta, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn non yếu, nǎng suất lao động xã hội còn quá thấp, mâu thuẫn giữa tích luỹ và tiêu dùng diễn ra gay gắt. Do đó, Đảng ta đã chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Có nghĩa là phải tạo ra những cơ sở vật chất - kỹ thuật mới, một mặt nhằm phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về đời sống ngày càng tǎng của nhân dân; mặt khác, nhằm tǎng cường nǎng lực của bản thân công nghiệp nặng có khả nǎng trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đồng thời trên cơ sở nền nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân đó mà chủ động vươn lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. 

Hội nghị đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp trung ương với việc phát triển công nghiệp địa phương; kết hợp quy mô nhỏ, vừa và lớn, kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ; kết hợp việc xây dựng những xí nghiệp mới với việc cải tạo, nâng cao các xí nghiệp cũ. 

Hội nghị chủ trương: trong 10 nǎm, kể từ nǎm 1961 "phấn đấu thực hiện một sự chuyển biến cǎn bản trong nền kinh tế quốc dân, tiến hành trang bị cơ khí và nửa cơ khí một cách phổ biến, xoá bỏ tình trạng thủ công lạc hậu và tình trạng không cân đối nghiêm trọng hiện nay trong nền kinh tế, bảo đảm cho công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế phát triển cân đối, nhịp nhàng, mạnh mẽ, nhằm giải quyết một cách cǎn bản những nhu cầu thông thường của nhân dân về ǎn, mặc, ở, học tập, bảo vệ sức khoẻ; đồng thời chuẩn bị mọi mặt về chất chất, kỹ thuật, cán bộ, công nhân v.v.. để tiếp tục phát triển kinh tế toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc"6. 

Tại Hội nghị Trung ương lần bảy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh, và đóng đi đến mục đích"7. 

Với tinh thần ra sức phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trong khoảng thời gian của kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1961-1965), Nhà nước đã giành một số vốn khá lớn để đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp nặng. Tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp nặng so với tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp tǎng nhanh rõ rệt. Trong 3 nǎm 1961-1962-1963, tỷ trọng đó chiếm tới 78,6%. Riêng số vốn đầu tư cho công nghiệp nặng nǎm 1963 gấp 11 lần nǎm 1955, và gấp 4,5 lần nǎm 1957. Các ngành công nghiệp nặng chủ yếu như điện lực, cơ khí, hoá chất, khai thác nhiên liệu, khai thác gỗ, vật liệu xây dựng, khai khoáng, luyện kim phát triển khá mạnh trong thời gian này. Điện nǎm 1965 tǎng gấp 10 lần so với nǎm 1955. Đến nǎm 1965 đã xây dựng được 1132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, một số khu công nghiệp hình thành: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hồng Quảng... Công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm cũng có bước phát triển quan trọng; nǎm 1965 các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh cùng với hàng vạn cơ sở thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã cung cấp cho nhân dân miền Bắc90% hàng hoá tiêu dùng thông thường. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật ngày càng đông đảo. Đến nǎm 1965, miền Bắc có 65 vạn công nhân, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 2.615 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có trình độ trung cấp. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp từ 1.248 triệu đồng nǎm 1960 lên 2.365 triệu nǎm 1965. Nhịp độ công nghiệp bình quân hàng nǎm tǎng 13,6%...8. 

Đạt được những thành tựu trên đây, ngoài sự phấn đấu mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân ta còn có sự quan tâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công nhân và công nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thǎm nhiều nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, động viên giai cấp công nhân hǎng say sản xuất. Người cũng tham dự nhiều hội nghị quan trọng của các ngành công nghiệp và có những ý kiến rất quan trọng. Tại Hội nghị ngành công nghiệp nặng ngày 31-12-1964, Người nhấn mạnh: "Nhiệm vụ công nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt nghiệp nặng. Một ví dụ: 

Quan trọng nhất trong đời sống của nhân dân là vấn đề ǎn. Để giải quyết tốt vấn đề ǎn thì sản xuất lương thực phải dồi dào. Muốn như vậy, thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm thuỷ lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hoá học v.v.. 

Công nghiệp nặng phải cung cấp đủ máy móc các loại cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng 9. 

Hoặc ngày 10-1-1963, trong bài nói chuyện tại hội nghị ngành công nghiệp nhẹ, Người nêu rõ: "Mọi chính sách của Đảng và Chính phủ ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. 

Ngành công nghiệp nhẹ quan hệ rất khǎng khít với đời sống hàng ngày của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ là rất quan trọng" 10. 

Có thể nói, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu tiên khi lãnh đạo nhân dân ta bắt tay vào việc xây dựng đất nước đã rất coi trọng việc công nghiệp hoá và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển và phục vụ lợi ích của con người. 

Sự quan tâm ấy là hoàn toàn đúng đắn vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta mà mục tiêu cao đẹp là độc lập cho dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 

Ngày nay, tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, trong điều kiện nước ta đã trải qua hơn 10 nǎm đổi mới và phát triển, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá đất nước, chúng ta khẳng định tiếp tục đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã vạch ra nhằm xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần phong phú, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vǎn minh.

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.13. 
2,3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr. 13, 201. 
4,5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam: Vǎn kiện đại hội, Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1960, t.I, t.52, 65. 
6 Một số vǎn kiện của Trung ương Đảng về phát triển công nghiệp. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 105. 
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr. 544-545. 
8. Số liệu do tác giả tự thống kê (BT). 
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.11, tr. 352. 
10. Sđd., tr. 362.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website