Hồ Chí Minh về vai trò nền tảng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá đất nước

TS. Vũ Vǎn Châu

Tháng 9 nǎm 1960, khi nêu ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Lao động Việt Nam ) khẳng định tính tất yếu khách quan công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội nêu rõ: Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. 

Đại hội III còn nhấn mạnh: "Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta"1; mục đích của nhiệm vụ này" là nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi". 

Đại hội III cũng chỉ rõ rằng: "Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp hiện đại mà còn phải làm cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đều trở thành hiện đại. Trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu có quan hệ mất thiết với nhau. Chỉ có kết hợp chặt chẽ kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, thì mới có thể xây dựng thành công cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội"2. 

Như vậy, Đại hội đã: 

- Quyết định tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,coi đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

-Thấy rõ quan hệ gắn bó giữa công nghiệp và nông nghiệp trong công nghiệp hoá, trong đó nông nghiệp là cơ sở phát triển của công nghiệp. 

- Quan niệm công nghiệp hoá không chỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp hiện đại, mà còn là phải làm cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đều trở thành hiện đại. 

Lần đầu tiên xây dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong khi trình độ lý luận còn thấp,thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa nhiều, kinh nghiệm giải quyết quan hệ giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp chưa có, v.v.., đưa ra được những điểm trong nội dung công nghiệp hoá như vậy là một thành công lớn của Đảng ta ở Đại hội III. 

Đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu; công nghiệp hết sức nhỏ bé, trong khi thành công và sức mạnh công nghiệp hoá ở Liên Xô lúc bấy giờ đã được khẳng định; Trung Quốc cũng tuyên bố tiến hành công nghiệp hoá ở Liên Xô lúc bấy giờ đã được khẳng định; Trung Quốc cũng tuyên bố tiến hành công nghiệp hoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành hệ thống thế giới và đang ở vào thời kỳ củng cố và phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu việt có tính thuyết phục nhân loại tiến bộ; v.v., trong điều kiện như vậy, chủ trương công nghiệp hoá của Đảng là đúng đắn, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế nước nhà, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa phù hợp với hoàn cảnh quốc tế lúc bầy giờ. 

Nhưng do chúng ta quá nhấn mạnh phát triển công nghiệp nặng; chưa thấy được cần ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp nặng quan trọng đáp ứng nhu cầu bức thiết của sự phát triển kinh tế quốc dân và trực tiếp phục vụ nông nghiệp, nên trong 20 nǎm sau đó, chẳng những công nghiệp đình đốn mà nông nghiệp cũng phát triển rất chậm, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trên thực tế vai trò làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp của nông nghiệp không được nhận thức đúng mức. Khắc phục tình trạng này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982) đưa ra chủ trương điều chỉnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư; kiên quyết đình hoãn những công trình chưa có điều kiện xây dựng hoặc chưa cấp bách; tập trung phát triển nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Sự điều chỉnh này về công nghiệp hoá đã sửa chữa được sai lầm chủ quan, duy ý chí đã mắc phải; song rất tiếc mới dừng lại ở nhận thức. Sau Đại hội V, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư đã không được thực hiện nghiêm chỉnh; công nghiệp hoá vẫn được tiến hành theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như đã làm trong hơn 20 nǎm trước, còn ham xây dựng những công trình lớn; nông nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đang có bước phát triển đáng mừng nhờ tác dụng tích cực của Chỉ thị 100 (Chỉ thị của BCH TƯ, 13-1-1981) đã chững lại rồi giảm sút. Nông nghiệp lại rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng hơn; tình tình lương thực trở lại cǎng thẳng từ cuối nǎm 1984 đến nǎm 1988, kéo theo tình trạng sa sút nghiêm trọng của công nghiệp, công nghiệp hoá đất nước không tiến triển được bao nhiêu sau gần 30 nǎm tiến hành. 

Có trở lại quá trình nhận thức và thực hiện công nghiệp hoá của Đảng ta trước đối mới, mới thấy hết được ý nghĩa sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò nền tảng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. 

Cũng như toàn Đảng toàn dân ta, bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm biến nước ta thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhằm thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, trước hết là nhân dân lao động của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi; dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp .... Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, thay dầu... Đó là con đường phát triển của ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà"3. 

Trên thực tế, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp cũng như nông nghiệp đều rất nhỏ bé, lạc hậu. Nǎm 1960, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tình trạng này: "Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật canh tác vô cùng lạc hậu. Công nghiệp thì rất nhỏ bé và lẻ tẻ". Tình trạng này sau 21 nǎm vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu do miền Bắc phải tập trung sức người sức của cho kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; còn miền Nam chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá của Mỹ, công nghiệp không có gì đáng kể, nông nghiệp sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu. Do hậu quả của chế độ cũ và của chiến tranh để lại, trong những nǎm đầu sống trong hoà bình,bao giờ nhân dân lao động nước ta cũng phải đương đầu với những khó khǎn về cái ǎn, thậm chí phải trải qua nạn đói không nhỏ như những nǎm 1955 - 1956. Vì vậy, coi trọng phát triển công nghiệp , không thể không đồng thời coi trọng phát triển nông nghiệp,tập trung giải quyết ván đề lương thực. Phát triển công nghiệp, sản xuất lương thực đủ tiêu dùng, cả hai việc đó vừa là bức thiết, vừa là khách quan không những đối với đời sống của nhân dân, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Khẳng định công nghiệp và nông nghiệp quan hệ khǎng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, coi trọng phát triển công nghiệp, đồng thời phải coi trọng phát triển cả nông nghiệp, v.v.; song, Hồ Chí Minh kiên trì nhắc nhở toàn Đảng toàn dân rằng, nông nghiệp là cơ sở phát triển của công nghiệp hay nói cách khác, nông nghiệp là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá. 

Ngay giữa nǎm 1955, khi miền Bắc mới hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã khái quát vai trò của nông nghiệp như sau: "Vì nước ta là nước nông nghiệp, mọi việc đều dựa vào nông nghiệp"4. ở đây có thể hiểu rằng, ở nước ta muốn phát triển các ngành kinh tế - xã hội nói chung, tiến hành công nghiệp hoá nói riêng, thì trước hết phải dựa vào nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn 3 nǎm khôi phục kinh tế và phát triển vǎn hoá 1955-1957 đã minh chứng tính đúng đắn của quan điểm Hồ Chí Minh. Trong 3 nǎm đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải xây dựng cơ sở bước đầu của chủ nghĩa xã hội. Kết quả là: Nhờ xác định đúng khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực, là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất nên cuối nǎm 1956 đã đẩy lùi được nạn đói; cuối nǎm 1957 không những sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người đã vượt nǎm 1939 là nǎm kinh tế Việt Nam phát triển nhất dưới thời thuộc Pháp, mà còn khôi phục nhanh chóng những cơ sở công nghiệp cũ bị tàn phá trong chiến tranh và xây dựng mới nhiều công trình công nghiệp khác; đồng thời giáo dục, y tế cũng phát triển mạnh mẽ chưa từng có so với trước đó. Thắng lợi của sản xuất nông nghiệp cũng góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị ở nông thôn do có những sai lầm khi tiến hành cải cách ruộng đất. 

Về vai trò "cơ sở" hay nền tảng của nông nghiệp đối với quá trình công nghiệp hoá, mà trực tiếp đối với sự phát triển của công nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh để toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ và quán triệt thực hiện. Chẳng hạn, trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ngày 19-7-1960, phát biểu tại Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hoá lần thứ 6, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nước ta là một nước nông nghiệp... Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra" 5. Trước đó, ngày 6 tháng 1 nǎm 1960, trong bài viết cho tạp chí Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội (số ra tháng 2 nǎm 1960) nhân dịp kỷ niệm 30 nǎm Ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có một nền nước nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh"61. Đặc biệt, ngày 16-4-1962 phát biểu tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá III Đảng Lao động Việt Nam - một Hội nghị quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, công nghiệp hoá nói riêng, Hồ Chí Minh đã vạch ra những luận điểm quan trọng nhưng rất cụ thể. 

Trước hết, về những điều kiện để phát triển nông nghiệp, Hồ Chí Minh nói: "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt", cho phép chúng ta quanh nǎm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa, "như thế là thiên thời rất thuận lợi"; ruộng đất tuy ít, người lại nhiều, nhưng có thể trồng xen, tǎng vụ, thì một mẫu đất có thể hoá hai; "như thế là địa lợi rất tốt"; nông dân ta cần cù lao động, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, nếu được tổ chức chặt chẽ, đó là một lực lượng vô cùng to lớn; đào non cũng trúc, lấp biển cũng bằng, "thế là điều kiện nhân hòa cũng rất thuận lợi". Người coi đây là những điều kiện cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ rằng, điều quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải làm, là ra sức kết hợp và vận dụng thật khéo những điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tế. 

Về vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống cũng như sự phát triển của công nghiệp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việt Nam có câu tục ngữ "có thực mới vực được đạo", Trung Quốc cũng câu tục ngữ" dân dĩ thực vi thiên" (dân lấy ǎn làm trời). Hai câu ấy rất đơn giản nhưng đúng lẽ. Vì vậy, muốn nâng cao đời sống nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ǎn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ǎn thì phải làm thế nào cho có đủ lương thực, mà lương thực do nông nghiệp sản xuất ra. Bác kết luận, "Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng"7. 

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ đặc điểm, từ hoàn cảnh cụ thể từ tiềm nǎng thế mạnh sẵn có trong nền kinh tế truyền thống, chủ yếu và quan trọng nhất là nền nông nghiệp, và từ lực lượng lao động hùng hậu, cần cù lao động là nông dân. Điều đó hoàn toàn phù hợp với mục đích của chủ nghĩa xã hội là từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số, trong đó cơm no áo ấm luôn là yêu cầu hàng đầu, quan trọng nhất 

Với những nhận thức đúng đắn, sâu sắc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải hết sức chú trọng phát triển nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực, coi đó là điểm đột phá để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Làm như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu bức thiết trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, vừa tạo ra điều kiện tối cần thiết (lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, lao động, hàng xuất khẩu, thị trường tiêu thụ hàng hoá) cho công nghiệp; đồng thời qua đó, nhờ tác động của công nghiệp qua việc cung cấp các mặt hàng công nghiệp (như điện, các loại máy móc và vật tư nhà nước khác) cho nông dân, nông nghiệp cũng từng bước phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Như thế chủ nghĩa xã hội nói riêng, chủ nghĩa xã hội nói chung từng bước được thực hiện. 

Lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn chục nǎm đổi mới vừa qua đã khẳng định rõ thêm quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò nền tảng của nông nghiệp đối với sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm vừa hợp lòng dân, vừa đúng quy luật và đã được Đảng, Nhà nước ta nhận thức ngày càng sâu sắc, vận dụng ngày càng thành công trong đổi mới. 

Từ thực tiễn công nghiệp hoá sau Đại hội V, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã cụ thể hoá quan niệm mới về công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên. Đại hội quyết định bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp nặng (nǎng lượng, điện, than, dầu khí), chú ý sản xuất nguyên liệu, vật liệu phục vụ nông nghiệp, v.v.. Đặc biệt Đại hội chủ trương tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm là quan trọng nhất nhằm trước hết bảo đảm lương thực đủ ǎn cho toàn xã hội và có một phần dự trữ. 

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã đình hoãn nhiều công trình công nghiệp vốn nước ngoài, của một số ngành và địa phương để tập trung cho các công trình trọng điểm trực tiếp phục vụ 3 chương trình mục tiêu kinh tế nêu trên. Trong 5 nǎm 1986-1990 đã dành cho 3 chương trình này hơn 60% vốn đầu tư ngân sách Trung ương, 75-80% vốn đầu tư ngân sách địa phương; đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, trong đó quan trọng nhất là chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân tự chủ sử dụng, thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập trong sản xuất, kinh doanh (Nghị quyết Số 10 Bộ chính trị khoá VI, 5-4-1988). 

Việc thực hiện tích cực đường lối đổi mới sau Đại hội VI đã thúc đẩy mạnh mẽ lực lựng sản xuất phát triển cả trong nông nghiệp và công nghiệp. Vì thế từ cuối nǎm 1990 kinh tế nước ta bắt đầu có chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Nếu nǎm 1988 Việt Nam còn phải nhập 44 vạn tấn lương thực, thì đến nǎm 1989 không những có đủ lương thực tiêu dùng mà còn có một phần không nhỏ gạo xuất khẩu. Trên cơ sở đất nước đã dồi dào lương thực, từ đó kéo theo bước chuyển biến tích cực của sản xuất công nghiệp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã đề ra phương hướng công nghiệp hoá trong những nǎm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nên nông nghiệp toàn diện, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời không ngừng nâng cao nǎng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Như vậy, sau Đại hội VI, nhất là từ nǎm 1990 trở đi, nông nghiệp đã thực sự trở về với vai trò là cơ sở phát triển của công nghiệp, nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Thắng lợi của sản xuất lương thực ở nước ta trong những nǎm 1990-1993 còn góp phần quan trọng làm cho đất nước ổn định sau những biến động chính trị ở Đông âu và Liên Xô và từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là những tiền đề quan trọng đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994) nhận định. Kế thừa, phát triển chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đại hội VII được cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (11-1995), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1998) nhấn mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông thôn, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất lương thực. Thực tế sản xuất lương thực ở nước ta những nǎm gần đây tiếp tục giành được thắng lợi lớn cả về sản lượng lẫn chất lượng sản xuất, đảm bảo cho đất nước tiến hành thuận lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay cả trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và thế giới trong những nǎm 1997-1998. Nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của nông nghiệp trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thấy rõ trong cơ chế thị trường, nông nghiệp - nông thôn còn nhiều vấn đề rất lớn cần giải quyết để đưa nông nghiệp đi lên hơn nữa; đồng thời thấy rằng trên thế giới tình hình chính trị sẽ còn phức tạp; thời tiết trên toàn cầu ngày càng diễn biến bất thường, đe doạ đến an toàn lương thực của quốc gia, v.v., Đảng và nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã thể hiện rõ điều đó. 

Ngày 13-10-1998, phát biểu khai mạc Hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: "Vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã quan trọng, trong tình hình hiện nay lại càng trở nên quan trọng đặc biệt"8. Theo tinh thần đó, ngày 10 tháng 11 nǎm 1998, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết Số 06-NQ?TƯ "Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn" nhằm làm cho nông nghiệp, nông thôn nước ta khắc phục tình trạng yếu kém, lạc hậu để có bước phát triển mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa vươn lên thực hiện mục tiêu bao trùm là "Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống", nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong Nghị quyết quan trọng này, Bộ chính trị xác định: "Coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nghiệp với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa"9. Trên tinh thần đó, Bộ Chính trị đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn như chủ trương đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn; chính sách về các thành phần kinh tế, trong đó vừa khuyến khích phát triển kinh tế hộ, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác và các hợp tác xã, tǎng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp và nông thôn; chính sách đất đai; chính sách về khoa học và công nghệ; chính sách đầu tư, tín dụng thị trường và một số chính sách kinh tế - xã hội khác. Những chủ trương và chính sách này đảm bảo cho nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực, và nông thôn có đủ những điều kiện để tiếp tục phát triển, đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều cái ǎn, xoá được đói, giảm được nghèo, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Thực tế cuộc sống của nhân dân lao động và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta sẽ tiếp tục khẳng định quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò nền tảng của nông nghiệp trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự vận dụng sáng tạo quan điểm này của Đảng ta. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam. Vǎn kiện Đại hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1960, tr. 65. 
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam. Vǎn kiện Đại hội, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1960, tr. 65. 
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 41 - 41. 
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, t. 7. tr. 572. 
5. Sđd, t.10, tr.180. 
6. Sđd, t.10. tr.14-15. 
7. Sđd, tr.544. 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1998, tr.10. 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1998, tr.6-8.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website