Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng đất nước

Thạc sỹ Nguyễn Bích Hạnh

Là một lực lượng xã hội chiếm hơn một nửa nhân loại, phụ nữ có một vị trí to lớn trong lịch sử tiến hoá của xã hội loài người. Vấn đề giải phóng phụ nữ là yêu cầu của lịch sử; là vấn đề có tính thời đại và nó phản ánh sự tiến bộ hay lạc hậu của một xã hội. Trong lịch sử tiến hoá của nhân loại, loài người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải sản xuất ra của cải vật chất. 

Phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động. Bằng lao động của mình phụ nữ chẳng những đã góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần, mà còn tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, các phong trào nổi dậy của những người bị áp bức bóc lột. Trên mọi bình diện của đời sống xã hội (sản xuất vật chất, hoạt động tinh thần, đấu tranh giai cấp) phụ nữ đều có vai trò to lớn. 

Trong di sản tư tưởng của mình, cả Mác, Ǎngghen và Lênin đều đánh giá cao vị trí vai trò và khả nǎng của phụ nữ trong các cuộc cách mạng. Theo các ông: Trong lịch sử nhân loại, không một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ tham gia. Phụ nữ là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng. Các Mác nói: "Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào"1. 

Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo những di sản tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định rõ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. 

Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa"2.
 

Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 nǎm ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhiệm vụ hiện nay của Đảng ta là lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh thi đua tǎng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Cần phải tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực và Người khẳng định: Hội Liên hiệp phụ nữ cũng là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

Xác định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh rất quan tâm, theo dõi hoạt động của phụ nữ và Người rất phấn khởi với những thành tích mà phụ nữ đạt được. Người động viên khen ngợi: "Thời kỳ bí mật, nhiều chị em đã giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng rất dũng cảm, mặc dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ. Rất nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số không những vượt gian nguy mà còn gạt cả mê tín để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt động cách mạng. 

... Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ rất đáng kính, phụ nữ ta có rất nhiều tiến bộ"3. 

Hồ Chí Minh đã phân tích, so sánh sự tiến bộ trưởng thành của phụ nữ ngày nay với thời trước đây. Trong bài "Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền miền Bắc". Người nói: "Có so sánh hoàn cảnh phụ nữ ta bây giờ và hoàn cảnh phụ nữ ta trước khi giải phóng, chúng ta mới thấy rõ, từ ngày nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt chính trị, kinh tế, vǎn hoá, xã hội. Nhưng một trong những tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều. Thời kỳ thuộc Pháp, phụ nữ ta làm gì được tham gia chính quyền" 4. 

Tin tưởng vào khả nǎng to lớn của phụ nữ, hiểu và thông cảm, động viên và khuyến khích kịp thời, Người còn nhận thấy cán bộ nữ có nhiều ưu điểm: "ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam" 5. Những ưu điểm này xuất phát từ đặc điểm tâm lý, đức tính tốt đẹp của phụ nữ là cẩn thận, chu đáo, tiết kiệm trong tiêu dùng, gần gũi và hoà mình với phòng trào quần chúng. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đông đảo chị em cùng chồng con, cha anh mình nổi dậy đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh này người phụ nữ không chỉ chiến đấu, phụ vụ chiến đấu rất dũng cảm, mà trong sản xuất, trong thời kỳ công nghiệp hoá, họ cũng đã biểu lộ rõ khả nǎng thay nam giới trong nhiều công việc, đảm bảo chǎm lo thu vén cho gia đình và cung cấp nhu yếu phẩm cho chiến trường. 

Những phụ nữ đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, trong chiến đấu đều được Người biểu dương và khen ngợi như: "Trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sản xuất và trong chiến đấu. 

Theo gương các bà, các mẹ, các chiến sĩ anh hùng, nhiều cháu thiếu niên và nhi đồng gái cũng rất ngoan. Trong phong trào thiếu niên "làm nghìn việc tốt" hơn 20 vạn cháu gái đã được bầu là cháu ngoan Bác Hồ" 6 . Đặc biệt, trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Người đã kịp thời biểu dương những đóng góp của phụ nữ miền núi trong sản xuất đã có nhiều tiến bộ lớn, nhất là các cháu thanh niên gái đã trở thành công nhân, tổ trưởng và chiến sĩ thi đua ở các xí nghiệp như mỏ thiếc Cao Bằng, khu gang thép Thái Nguyên, v.v.. Hồ Chí Minh cǎn dặn: Để xứng đáng là người làm chủ nước nhà, chị em phải ra sức tǎng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm tốt nghĩa vụ với nhà nước; xung phong trong việc xây dựng đời sống mới; đoàn kết, cố gắng học vǎn hoá, chính trị và nghề nghiệp. Người yêu cầu các cấp uỷ Đảng ở miền núi chú trọng phát triển Đảng, Đoàn trong phụ nữ; chú ý đào tạo bồi dưỡng và giúp đỡ cán bộ phụ nữ dân tộc. Như vậy,phụ nữ là một lực lượng lao động đóng vai trò lớn trong sản xuất cũng như trong chiến đấu,góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung công nghiệp hoá nói riêng, Hồ Chí Minh khẳng định : Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính" 7 và Người kết luận: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ" 8. 

Như vậy Hồ Chí Minh đã xác định đối với gia đình và xã hội, phụ nữ là một lực lượng to lớn, giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. 

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ: khi bàn đến công tác của cán bộ nữ hoặc lúc đi thǎm các cơ sở Người luôn quan tâm đến số lượng, tỷ lệ đại biểu nữ và ân cần mời chị em lên hàng ghế đầu,động viên chị em phát biểu ý kiến.Thấy cán bộ nữ trưởng thành, Người động viên khuyến khích kịp thời. 

ở địa phương nào, ngành nào chưa quan tâm chú ý đến chị em phụ nữ, có những tư tưởng hẹp hòi đối với phụ nữ, không đánh giá đúng khả nǎng của phụ nữ, Người đã phê phán kịp thời. Người nói: "Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót.Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả nǎng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi. Như vậy là rất sai" 9. 

Không chỉ phê bình những tư tưởng hẹp hòi đối với phụ nữ, Người còn đòi hỏi phải tích cực sửa chữa. Nói chuyện với tỉnh uỷ Than Hoá, Hồ Chí Minh vạch rõ: "Trong tỉnh uỷ có bao nhiêu uỷ viên gái? Tại sao không có đồng chí gái nào đi đây cả? Gái làm nhiều nhưng khi đi gặp Trung ương lại không có ai là gái! Điều đó chứng tỏ các đồng chí còn trọng trai khinh gái: Cần tích cực sửa chữa" 10. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) của Đảng, cǎn cứ vào kết quả của 10 nǎm đổi mới với những thành tựu và những thử thách đặt ra, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng đất nước đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá với mục tiêu cơ bản là "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" 11. 

Để thực hiện được những nội dung và mục tiêu cơ bản của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá mà Đảng đã đề ra trên đây đòi hỏi phải có sự phấn đấu của toàn dân trong đó có phụ nữ tham gia tích cực. 

Làm theo lời cǎn dặn của Hồ Chí Minh trong vǎn kiện Đại hội VIII, Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với phụ nữ: "Đối với phụ nữ, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến nǎm 2000. 

Đặc biệt coi trọng việc đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sứ khoẻ của phụ nữ và trẻ em. 

Quan tâm phát triển đảng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ; tǎng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành" 12. 

Điều cần nhấn mạnh là, Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển mà theo Người khâu quyết định vẫn là ở bản thân phụ nữ. Hồ Chí Minh cǎn dặn: Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo.Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là người chủ nước nhà. Đó là cách tốt nhất để đưa đến quyền bình đẳng nam nữ thật sự và để phụ nữ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. 



NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.2. 
2. Sđd., t.9, tr. 523. 
3. Sđd., t.10, tr. 87-88. 
4. Sđd., t.10, tr. 184. 
5. Hồ Chí Minh: Về Đảng cầm quyền, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986, tr. 165. 
6. Hồ Chí Minh: Về Đảng cầm quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr. 62. 
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 88. 
8. Sđd, t.6, tr. 432. 
9. Sđd, tập 12, tr. 208. 
10. Sđd, tập 12, tr. 419. 
11. Đảng cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 18 -19. 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 125.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website