Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng ngành y tế

GS Vũ Ngọc Khánh

Không biết trên thế giới này có vị đứng đàu Nhà nước nào, ngày những ngày mới bắt đầu giành được chính quyền, thành lập chính phủ, chỉ đạo kháng chiến, lại ra ngay lời tuyên bố: yếu cầu đồng bào tập thể dục và ông đồng thời nêu gương thực hiện của mình: ""Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập" Người nêu một chương trình vệ sinh phòng bệnh cho tất cả mọi người: một chương trình thiết thực, cụ thể như bao nhiêu đơn thuốc kê ra dể trị bệnh. Người nhắc nhở toàn dân bốn vấn đề: ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch. Những điều này được nêu ra đầu tiên là ở lời phát động thi đua ái Quốc ngày 1-8-1949. và Người đã luôn luôn nhắc lại, nhất là trong các bài nói chuyện với đồng bào các tỉnh miền núi: ở khu Việt Bắc (5-1959) ở Lạng Sơn (2-1960), Thái Nguyên (3-1960), Cao Bằng (2-1961), Tuyên Quang (3-1961), Hà Giang (3-1961) và Hội nghị cán bộ miền núi. Người luôn luôn có một thang thuốc kê đơn hợp với trình độ chung của nhân dân. Điều này khá rõ rệt trong cuốn sách nhỏ: Đời sống mới, ký tên Tân Sinh viết từ nǎm 1947, ở cuốn sách nhỏ này, mỗi người dân ở tàng lớp này hay tầng lớp khác đều được Hồ Chí Minh dǎn dạy: "ǎn ở sạch sẽ, không gặp đâu nằm đó, không gặp gì ǎn nấy, không ỉa bậy, đái bậy". Làng xóm thì: "đường sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và sǎn sóc cẩn thận. Những ao hồ không 9 cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. 

Phải có cầu xia chung, hoặc cầu xia riêng từng nhà. Đã khỏi hôi thối, ruồng nhặng, lại có phân tốt". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ y tế luôn luôn tu dưỡng phẩm chất xác định vai trò của người thầy thuốc:"lương y kiêm từ mẫu". Thuật ngữ này đã có từ xưa, nhưng từ Cách mạng Tháng Tám trở đi luôn luôn được Người nhắc lại cho ngành y Việt Nam. "Lương y kiêm từ mẫu, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. 

Đồng thời với việc xác định vai trò thầy thuốc là mẹ hiền, Hồ Chí Minh cũng luôn luôn quan tâm đến cán bộ, đội ngũ trí thức trong ngành y. Đó là những tình cảm thắm thiết mà Hồ Chí Minh dã giành cho các vị bác sĩ như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng cùng nhiều danh y khác. Nhưng tôi muốn xem là một sự kiện trọng đại, là việc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không đầy hai tháng sau ngày tuyên bố độc lập: 2-9, đã có nghị định chính thức công nhận 14 vị ở ban dược, 14 vị ở ban Nha là giáo sư và quyền giáo sư của trường Đại học y (Nghị định ngày 3-11-1945) và ngày Trường Đại học y khai giảng đã vinh dự được Hồ Chủ tịch đến thǎm. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý thức xây dựng một nền y học cho dân tộc. 

ở bức thư gửi Họi nghị quân y (tháng 3-1948), Hồ Chí Minh đã nêu ra vấn đề người thầy thuốc trong kháng chiến nên cố gắng: "tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả". Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế 9tháng 2-1955), Người lại nói đến việc "xây dựng một nền y học của ta" dặn dò chúng ta chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây". Như vậy rõ ràng Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn xa, không phải chỉ lưu ý về nghề nghiệp mà có nghĩ đến nền y học của đất nước. Không những vậy, Người còn quan tâm đến các vị thuốc dân tộc. Khi ở chiến khu Việt Bắc, Người đã có dịp dùng thuốc lá của đồng bào và trực tiếp chǎm sóc các gia đình, các em thiếu nhi bị bệnh. 

Những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân về vấn đề vệ sinh phòng bệnh, thực ra không chỉ là lời kêu gọi, vận động là phương hướng dự phòng theo quan điểm y tế xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng với Hồ Chí Minh, nếu chỉ là chống lại bệnh tật thì không đủ, mà phải tạo ra điều kiện y tế tối ưu cho đời sống về mọi phương diện. Dự phòng áp dụng cho cả người khoẻ lẫn người ốm. Dự phòng không riêng cho ngành y tế mà cho cả nhân dân. Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên trên hết các thầy thuốc khác. 

Những mặt quan tâm khác của Bác Hồ trong cuộc sống chung nhưng rất liên quan đến y tế. Đó là việc kêu gọi nhân dân trồng cây. Nếu ta nghĩ sâu hơn một chút, thì sẽ thấy không phải chỉ đơn thuần là việc trồng rừng, lấy gỗ, mà là việc cải tạo môi trường, đưa thiên nhiên vào cuộc sống ở nong thon và thành thị, chống ô nhiễm, đề phòng ô nhiễm đế tǎng thêm chất lượng cho cuộc sống. Bảo vệ môi trường sống, rõ ràng là công việc thiêng liêng vá cơ bản của đất nước cũng như ngành y. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website