Tìm hiểu tư tưởng về y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lý Thị Bích Hồng

Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng nền y tế dân tộc là một bộ phận quan trọng. Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng này vào xây dựng nền y tế dân tộc, hiện đại, nhân vǎn là một công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao vai trò của ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay. 

Trước hết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích xây dựng nền y tế là hướng tới phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, y tế không đứng ngoài công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây6 dựng đất nước mà là một bộ phận khǎng khít của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bức thư gửi ngành y tế nǎm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: cũng như các ngành chuyên môn khác, cũng như toàn thể đồng bào, anh me y tế đã cố gắng, ta còn phải cố gắng thêm. Trong thi đua ái quốc này, tôi mong rằng nhân viên y tế sẽ là một trong những đội xung phong hǎng hái. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953, Hồ Chủ tịch khẳng định: Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. 

Hai là, Hồ Chủ tịch đã xác định địa vị người "chiến sĩ đánh giặc ốm" của đội ngũ y tế trong cuộc kháng chiến kiến quốc và yêu cầu cao đối với họ. "Những chiến sỹ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh"1 . Trong bác thư gửi Hội nghị quân y ngày 23-4-1948, Hồ Chủ tịch đã nhân mạnh: "Người thày thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của những người ốm yếu"2 . "Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền"3 . Tư tưởng nhân vǎn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi sáng cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay. 

Ba là, sức khoẻ của cá nhân và sức khoẻ của cộng đồng có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, Hồ Chủ tịch đã phát động toàn thể nhân dân tự rèn luyện và chǎm sóc sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng. Người luôn luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yết ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước"1 . 

Chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân là mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chủ tịch. Từ các Hội nghị cán bộ cao cấp đến các cuộc thǎm hỏi gặp gỡ và nói chuyện với các nhân dân địa phương, từ nông thôn đến thành thị, từ trường học đến đơn vị quân đội, từ đồng bào miền núi đến đồng bào miền xuôi, Hồ Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở nhân dân chǎm lo bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh, tǎng cường rèn luyện thân thể, phòng và chống bệnh tật gây tác hại xấu đến sức khoẻ cộng đồng. Theo Người: sạch sẽ là một bộ phận của đời sống mới. Sạch thì dân ít ốm. Sức khoẻ thì làm được việc. Làm dược việc thì có ǎn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm đời sống mới... 

Bốn là , những tư tưởng chỉ đạo của Người về xây dựng nền y tế được tập trung thể hiện là: phải xây dựng nền y học của ta thích hợp với nhu cầu của nhân dân dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng, chú trọng nghiên cứu kết hợp Đông y và Tây y; kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, không làm mất đi bản sắc của y học cổ truyền dân tộc; chú ý cả phòng và chữa bệnh, tạo lập môi trường sống vệ sinh, sạch sẽ. Hồ Chủ tịch luôn luôn đề xuất những chỉ dẫn cụ thể, thiết thực, gần gũi với công việc của từng người và nhóm xã hội khác nhau, cải thiện dần từng bước đời sống của nhân dân là một mục tiêu xuyên suốt tỏng quá trình hoạt động cách mạng của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chǎm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi"1 . 

Tư tưởng y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận trong tư tưởng cách mạng của Người. Quán triệt tư tưởng của Người vào thực tiễn đổi mới của đất nước hiện nay là một việc làm có ý nghĩa cấp bách. Trong quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phòng và chống bệnh tật, tạo lập môi trường sống và môi trường lao động, phòng và chống các tệ nạn xã hội làm suy thoái thể chất và tinh thần của cộng đồng là một nhiệm vụ lớn lao, vừa đòi hỏi sự nỗ lực của ngành y tế, vừa đòi hỏi sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội là từ con người và vì con người. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "dân cường, nước manh", chúng ta phấn đấu xây dựng nền y tế dân tộc hiện đại và nhân vǎn, góp phần xứng đáng vào công cuộc kiến thiết đất nước phồn vinh, thịnh vượng, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vǎn minh như Đại hội VIII của Đảng đã đề ra.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website