Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền y tế Việt Nam

Nguyễn Vǎn Hồng

I. Hồ Chí Minh với tư tưởng y tế vì con người, vì nhân dân 

Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời lo lắng việc vun trồng con người, vì lợi ích con người và dân tộc. Từ nguyên tắc đó, Hồ Chí Minh định hướng giáo dục con người cho xã hội tương lai. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa ta có thể hiểu là muốn tạo nên một xã hội công bằng, vǎn minh, thịnh vượng, thì phải có những công dân biết nhận thức nguyên lý công bằng, có trí tuệ, tự giác phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, có con người biết làm giàu bằng trí tuệ của chính mình và phải khoẻ mạnh. 

Từ mục đích vì con người, nghĩa chính trị rộng lớn là nhân dân, dân tộc, ta thấy Hồ Chí Minh muốn xây dựng một Đảng cầm quyền, chịu trách nhiệm trước dân tộc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trách nhiệm của Đảng và chính quyền trước nhân dân, dân tộc. Người nói: "Nếu dân nói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi: nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi". 

Câu nói thấm đượm tính nhân vǎn cao. Và thật sự cảm động biết bao khi ta đọc những dòng chữ này, nhất là câu "nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi". Hồ Chủ tịch đã đặt vấn đề sức khoẻ của nhân dân là trách nhiệm quan trọng của Đảng. Thầy thuốc được Đảng, Chính phủ giao cho nhiệm vụ chǎm sóc sức khoẻ cho dân là một nhiệm rất vẻ vang. 

Như vậy, ta có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế xuất phát từ quan điểm xây dựng một nền y tế dân tộc, vì dân tộc, đại chúng, khoa học, vì con người. Mối quan hệ hữu cơ giữa tính dân tộc, khoa học, y tế đại chúng của tư tưởng của Người bắt đầu từ mục đích thiêng liêng cách mạng của mình. "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". 

Muốn hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác y tế bảo vệ sức khoẻ, với sự nghiệp y học Việt Nam, ta pải từ xuất phát điểm tư tưởng nhân ái phương Đông của Người. 

II. Lương y phải như từ mẫu. Người thầy thuốc phải bắt đầu từ y đức 

"Lương y phải như từ mẫu". Nguyên vǎn câu nói của Hồ Chủ tịch là đủ từ như vậy. Nhưng nhiều khi chúng ta đã giản lược đi, vì không nắm được tư tưởng của người, tuỳ tiện bỏ đi một chữ "phải"quan trọng. Lương y có nghĩa là người thầy thuốc có lương tâm, có nghiệp vụ giỏi. Muốn đạt được tiêu chuẩn lương y phải như mẹ hiền. Như vậy chữ phải trong câu có một ý nghĩa chuyển tải tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi người thầy thuốc giỏi phải có lương tâm, nhất định phải cố gắng phấn đấu. Cơ sở bền vững, độ tin cậy của tài nǎng là cái tâm, thầy thuốc phải bắt đầu từ y đức. Chẳng phải nhà đại vǎn hoá dân tộc Nguyễn Du cũng đã từng dạy chúng ta: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài đó sao? Có lẽ ở ngành y với nhiệm vụ cao cả cứu sống con người trong bệnh tật, đau khổ, chữ tâm cũng phải được coi trọng cao như vậy. 

Thầy thuốc phải có lương tâm. Đó cũng chính là mục đích vươn tới đề thành lương y. Tự bản thân từng thầy thuốc không phải tất cả đều như mẹ hiền, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng đạt đến tiêu chuẩn, từ tâm thức đến cử chỉ hành động, mới có thể như mẹ hiền được. Đó là đỉnh cao, tiêu chí lý tưởng của thầy thuốc, của ngành y. 

Thầy thuốc phải như mẹ hiền. Chữ phải ở đây gánh một ý nghĩa điều kiện. Người thầy thuốc đâu phải tự nhiên thành mẹ hiền mà phải phấn đấu, rèn luyện, phải vươn lên. Thực tế không phải y, bác sĩ nào cũng trở thành mẹ hiền. Chẳng phải hiện tại còn có bao nhiêu hiện tượng đòi hỏi, vòi vĩnh, tiêu cực gây nên nỗi khổ tâm cho bệnh nhân, và nhân thân của họ sao? 

Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác chò các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang". 

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, "sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". 

Như vậy ta thấy Hồ Chủ tịch đã nói rõ mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân. 

Hồ Chí Minh đòi hỏi người thầy thuốc phải có y đức cao, có trách nhiệm trước chính phủ, trước nhân dân: lương y phải như từ mẫu. 

Xem ra, hiểu được lời dạy của Hồ Chủ tịch không khó, nhưng để làm được như lời dạy thì thật khó. 

Trong tình hình y tế của chúng ta đã có không ít trường hợp vì các thầy thuốc thiếu trách nhiệm, đã đẫn đến quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc mà lẽ ra không đáng có. 

Lương y phải như từ mẫu. Đây là nghĩa vụ, trách nhiệm cao quý của thầy thuốc. Muốn làm một thầy thuốc giỏi, có lương tậm, phải phấn đấu về mặt y đức như người mẹ hiền dịu dàng thương yêu. Mục tiêu đó là đỉnh cao về tâm linh mà người thầy thuốc phải gắng đạt tới, đó cũng là hy vọng của Đảng, Chính phủ và nhân dân đối với người thấy thuốc. 

Là con người, y bác sĩ cũng chịu tác động của quy luật xã hội. Xã hội phát triển theo cơ chế thị trường: đổi mới phát triển, mở cửa cho các nước vào đầu tư, môi trường bị ô nhiễm là điều không tránh khỏi. Bệnh nhân về một mức độ nào đó cũng được xem như khách hàng - thượng đế, đồng tiền sẽ gây tác động tự nhiên của nó. Đương nhiên các thầy thuốc phải dấu tranh gay go lắm mới giữ được y đức, phát huy được y đức. 

III. Hồ Chí Minh với tư tưởng xây dựng một nền y học Việt Nam 

Đất nước Việt Nam trong quá trình đấu tranh phát triển luôn xem trọng việc tạo nên một nền vǎn hoá độc lập, mang bản sắc dân tộc. Xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập cho dân tộc về mọi lĩnh vực. Về y tế, Người cũng đề cao tư tưởng vì một nền y học độc lập của Việt Nam, do con người Việt Nam, vì con người Việt Nam. Những này hoà bình vừa lập lại giữa nǎm 50, nửa nước giải phóng, Hồ Chủ tịch đã giáo cho ngành Y tế một trọng trách lớn lao là: "Giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta". 

Một nền y học thích hợp với nhân dân ta, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh mong chờ đối với y học dân tộc. Đây là một định hướng lớn, có ý nghĩa tầm nhìn chiến lược. Tuy vậy, nhiệm vụ cụ thể hoá và thực thi xây dựng, lại phải dựa vào cơ quan lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam. Chúng ta trông chờ một giải trình lý luận, những mô hình phương pháp thực thị, những dự định khoa học về vấn đề này. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính chất chỉ đạo chiến lược đối với ngành y tế là: " Xây dựng một nền y học Việt Nam" phải: khoa học, dân tộc và đại chúng. 

Ai cũng nhận thấy những điều trên là yêu cầu định hướng phát triển rộng lớn, có ý nghĩa thực tiễn lâu dài. Nhưng có lẽ chúng ta đảng đứng trước một thực tế, ngày nay bước vào thời kỳ phát triển khoa học hiện đại với tốc độ nhanh, những kinh nghiệm quá khứ có bao điều chưa đủ. Không thể chỉ làm nhiệm vụ tác chiến thụ động, không chỉ nhìn thấy Việt Nam mà phải nhìn thấy những biến đổi trên thế giới, những khuynh hướng có tính toàn cầu. Vì vậy, nền y tế Việt Nam ngày nay, mặc dù vẫn là những định hướng khoa học, dân tộc, đại chúng, nhưng đòi hỏi khoa học hơn sâu sắc hơn và đại chúng hơn. Những phương pháp khám, điều trị hiện đại của y tế hiện đại trên thế giới đang đòi hỏi ta học tập, nắm bắt, trang bị lại để chống chọi và đẩy lùi những cǎn bệnh đã và đang đe doạ loài người. 

Vì một nền y tế nhân dân, hiện đại, dân tộc với tầm nhìn thời đại, đang đòi hỏi trí tuệ Việt Nam, đường hướng, nước đi, vận dụng phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc, hiện đại và đại chúng thế nào cho phù hợp... 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website