Hoàng Trung Hải
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị vǎn hoá tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa vǎn hoá của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của tất cả các cấp, các ngành trong đó có ngành Điện lực Việt Nam.
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự phát triển và trưởng thành của ngành điện lực Việt Nam
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Lênin đã khẳng định "cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả nǎng cải tạo cả nông nghiệp" 1. Muốn có một nền đại công nghiệp có khả nǎng cải tạo được nông nghiệp, một trong những yêu cầu chính là phải thực hiện được "điện khí hoá cả nước" 2 và theo Lênin thì Chủ nghĩa Cộng sản là chính quyền Xôviết cộng với Điện khí hoá.
Ngành Điện lực Việt Nam được thành lập từ nǎm 1954 với tổng công suất ban đầu không quá 100 MW và sản lượng điện khoảng 180 triệu kW/h. Trước thực tế đó, tháng 12-1954, khi về thǎm nhà đèn Bờ Hồ, Hồ Chí Minh cǎn dặn: "Trước chúng ta làm cho thực dân Pháp, nay chúng ta làm cho nhân dân. Nhà máy bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, các cô, các chú là chủ thì phải giữ gìn nhà máy này làm cho nó phát triển hơn nữa" 3. Thấm nhuần lời cǎn dặn của người, cán bộ công nhân viên ngành điện đã xây dựng một thời gian ngắn một loạt các nhà máy như Điện Việt Trì, Thái Nguyên, và nhà máy lớn nhất lúc đó là nhà máy Uông Bí với công suất 153KW.
Đánh giá thành tựu 10 nǎm tại Hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3-1964, Hồ Chí Minh chỉ rõ trong mười nǎm (1954 - 1964) miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Người nhấn mạnh : "Những cơ sở quan trọng của các ngành công nghiệp nặng: chế tạo máy móc, bưu điện, luyện kim, hoá chất, khai mỏ... dần dần được xây dựng .. nền kinh tế nước ta hiện nay về cǎn bản đã trở thành một nền kinh tế tự chủ đứng vững bước tiến lên" 4.
Do nhận thức được tầm quan trọng của ngành điện ... sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên Hồ Chí minh thường xuyên theo dõi và kịp thời biểu dương những sáng kiến cải tiến và những chi bộ 4 tốt xuất hiện trong ngành điện. Tại hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc ngày 13-6-1962, Hồ Chí Minh biểu dương nhà máy điện Hà Nội đã có gần 1.000 sáng kiến, cải tiến có giá trị. Tại Hội nghị tổng kết 3 nǎm xây dựng chi bộ và Đảng bộ 4 tốt, tháng 4-1966, ngành điện có chi bộ "Nhà máy điện Hàm Rồng, Thanh Hoá được Hồ Chí Minh khen ngợi 5. Sự quan tâm sâu sắc của Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân quyết định thúc đẩy Ngành Điện lực phát triển.
Giai đoạn 1965 - 1975 do cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhiều nhà máy và mạng lưới điện đã bị tán phá. Đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngành Điện không những kiên cường, dũng cảm bảo đảm dòng điện cho tổ quốc, bảo vệ các cơ sở sản xuất điện mà còn nhanh chóng sửa chữa và phát triển phục vụ công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Từ nǎm 1975 - 1995 đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Với vai trò là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Ngành Điện đã được Nhà nước dành nguồn đầu tư lớn để xây dựng và phát triển hệ thống. Nhiều nhà máy lớn hiện đại đã được xây dựng như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (440MW), Nhà máy thủy điện Hoà Bình (1920 MW), Trị An (400 MW), Bà Rịa (200 MW), Thác Mơ (150 MW)..., Mạng lưới truyền tải, phân phối điện cũng được mở rộng và phát triển trên toàn đất nước. Nǎm 1994, việc hoàn thành và đưa vào sử dụng Hệ thống siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam đã kết nối 3 hệ thống điện ở ... để tạo thành một hệ thống điện thống nhất trong cả nước, ghi nhận một bước phát triển mới của ngành điện trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngày 27-01-1995 đánh dấu sự lớn mạnh và trưởng thành của Ngành Điện Việt Nam với sự hình thành Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước để thống nhất quản lý toàn ngành trên phạm vi cả nước nhằm huy động tối ưu mọi nguồn lực trong việc xây dựng và phát triển ngành điện phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó đến nay, một loạt các công trình đã được xây dựng với nguồn vốn được huy động trong và ngoài nước. Hiện nay, riêng Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có 13 Nhà máy điện, với tổng công suất lắp đặt trên 5.000 MW. Trong 4 nǎm qua sản lượng điện sản xuất tǎng từ 14.636 6 tỷ kWh nǎm 1995 lên 21,654 tỷ kWh nǎm 1998 với tốc độ tǎng bình quân khoảng 16%/nǎm, đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện cho phát triển kinh tế.
Những thành tựu của Điện lực Việt Nam trong những nǎm qua thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những thành tựu đó, Điện lực Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, 12 đơn vị và cá nhân được tuyên dương Anh hùng lao động, nhiều đơn vị và cá nhân được trao tặng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
II- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy vai trò chủ đạo, ngành điện tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hiện nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Bình quân điện tiêu thụ trên đầu người tuy đã tǎng từ 84,59 kWh/ người nǎm 1985 lên 275 kWh/ người nǎm 1998, nhưng so với các nước khác trong khu vực, chỉ tiêu này còn rất thấp. Như vậy, những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra từ nǎm 1962: "Công nghiệp vẫn còn non kém. Sức điện.. chưa đủ cung cấp cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác"6 , cho đến nay, sau hơn 30 nǎm tuy đã có bước phát triển tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được mọi yêu cầu cho phát triển. Theo dự kiến của Đảng ta, đến nắm 2020, phần lớn lao động thủ công sẽ được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, công cuộc điện khí hoá phải cơ bản được hoàn thành trên cả nước, nǎng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất - kinh doanh phải cao hơn hẳn so với hiện nay. Tổng sản phẩm trong cả nước (GDP) có thể tǎng từ 8 đến 10 lần so với nǎm 1990 7. Về phát triển Điện lực, nǎm 1999 điện sản xuất dự kiến sẽ đạt 23,4 tỷ kWh; nǎm 2000 đạt 26 tỷ kWh; 2005 đạt 44 tỷ kWh; 2010 đạt 70 tỷ; nǎm 2015 đạt 109 tỷ kWh và 2020 đạt 167 tỷ kWh. Điện bình quân đầu người nǎm 2020 dự kiến đạt 1500 - 1700 kWh/người/nǎm.
Để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, thách thức lớn nhất đối với Ngành Điện hiện nay là vốn. Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, Ngành Điện không thể chỉ trông mong vào vốn vay của nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, mà phải bằng mọi biện pháp phát huy nội lực của ngành, của đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tǎng tỷ lệ vốn tự đầu tư dành cho phát triển.
Ngoài ra, để bảo đảm được độc lập tự chủ, tự cường, hoạt động có hiệu quả thì phải đổi mới tư duy kinh tế. Vấn đề quản lý kinh tế luôn được Hồ Chí Minh coi là có tính chất quyết định, là chìa khoá để phát triển nền kinh tế quốc dân. Phải từng bước "xây dựng được một cơ chế quản lý thích hợp". Cơ chế độ lại phải thường xuyên cải tiến, đổi mới mà không thể dừng lại một chỗ, bởi đây là lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp, luôn luôn biến động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta là phải biết tính toán cách làm ǎn, tính toán đồng tiền, tính toán công việc, tính toán sử dụng con người để làm ǎn có lãi, có như vậy kinh tế mới phát triển. Người còn nhấn mạnh: "Quản lý một nước cũng như một doanh nghiệp phải có lãi..." 8. Để quản lý kinh tế được tốt Người đòi hỏi phải tổ chức bộ máy cho tốt "Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý" 9.
Phát huy tinh thần tự lực tự cường để phát triển, vận dụng sáng tạo những nội dung quan trọng về quản lý kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu cụ thể của Tổng Công ty trong việc cải tiến tổ chức quản lý kinh tế, để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, như sau:
Một là, cải tiến tổ chức quản lý nhằm phát huy nội lực của Tổng Công ty, tǎng cường quyền chủ động, tự chủ cho các đơn vị cơ sở, đưa Tổng Công ty trở thành lập đoàn kinh tế mạnh, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Từng bước đa dạng hoá các mặt hoạt động của Tổng Công ty một cách hợp lý;
Hai là, phải không ngừng nâng cao chất lượng trong lĩnh vực cung cấp điện và làm tốt công tác dịch vụ khách hàng. Thực hiện tốt chương trình quản lý nhu cầu, nâng cao hiệu quả sử dụng điện, và quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.
Ba là, phải tập trung tài chính cao độ để có vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tập trung nguồn lực lớn tạo uy tín đối với các tổ chức tài chính quốc tế trong lĩnh vực vốn. Tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài đầu tư, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào một số lĩnh vực trong ngành điện, đặc biệt trong khâu phát điện và phân phối điện;
Bốn là, tiếp tục thực hiện chương trình cải cách giá điện và biểu giá điện của Chính phủ, hạch toán kinh tế rõ ràng giữa các khâu sản xuất truyền tải - phân phối, từng bước thực hiện thương mại hoá giữa các khâu này;
Như vậy, đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trong Ngành điện; thực hiện xoá bỏ dần cơ chế giao kế hoạch, đơn đặt hàng đối với các đơn vị hạch toán độc lập, đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, cạnh tranh thị trường và tǎng cường tự chủ trong hạch toán kinh tế.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, vấn đề quyết định là phải triển khai thực hiện được các chính sách sau:
Thứ nhất, huy động khả nǎng nội lực của chính Tổng Công ty, tranh thủ huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước. Giải quyết vốn đầu tư cho các công trình điện trên cơ sở cân đối một cách hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách (chủ yếu cho mục tiêu công ích), vốn tự tích luỹ của ngành điện, vốn vay trong nước và ngoài nước, và vốn đầu tư của các thành phân kinh tế khác. Xây dựng cơ chế hoạt động của ngành điện theo hướng tự tạo uy tín tài chính, tự vay tự trả, tiến tới giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước về vốn đầu tư đối với ngành điện, dành vốn hỗ trợ các ngành kinh tế khác. Nghiên cứu để thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số nhà máy điện vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp trong khâu phân phối điện để giải quyết khó khǎn về nguồn vốn đầu tư, khuyến khích cạnh tranh, tǎng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, thu hút từ trực tiếp của nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư vào nguồn, lưới điện dưới dạng BOT, BOO, IPP, JV trên cơ sở Tổng Công ty điện lực Việt Nam phải đảm bảo vai trò chủ đạo. Thu hút nguồn đầu tư và nguồn nhân lực có trình độ cao, đặc biệt đối với các công trình điện nằm ở vùng sâu, vùng xa các đô thị lớn.
Thứ hai, bảo toàn và tiết kiệm nǎng lượng điện, sử dụng tối ưu các dạng nǎng lượng sơ cấp cho việc phát triển ngành điện. Vấn đề này, ngay từ tháng 12-1954 Hồ Chí Minh đã yêu cầu Ngành Điện và mọi người cần thực hiện triệt để tiết kiệm các chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn vật liệu, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân và các cơ quan ý thức tiết kiệm điện.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác quy hoạch dài hạn về cán bộ và đào tạo (kể cả đào tạo lại) trên cơ sở đánh giá lại nǎng lực trong độ đội ngũ cán bộ, công nhân hiện nay. Xây dựng một chương trình đào tạo bồi dưỡng đúng mục đích, đúng yêu cầu, phù hợp với tình hình mới. Xây dựng chính sách khuyến khích tài nǎng đối với cán bộ giỏi, công nhân giỏi có sự đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Tổng Công ty, chú trọng đào tạo và sắp xếp hợp lý cán bộ đầu ngành. Đồng thời kiện toàn các trường đào tạo để có đủ nǎng lực đào tạo chính quy và bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao nǎng lực quản lý và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, công nhân ngành điện phù hợp với khoa học công nghệ tiên tiến.
Thư tư, áp dụng chính sách phát triển khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, hiện đại. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh; cải tiến thiết bị cũ cho phù hợp với công nghệ mới. Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành cơ khí phát triển bằng cách đầu tư trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho các đơn vị sản xuất, các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị thí nghiệm để từng bước tự sản xuất trong nước các thiết bị và vật tư kỹ thuật điện cho lưới điện 220KV và các phụ tùng vật tư cho sửa chữa nguồn điện. Phát huy khả nǎng hiện có về sản xuất vật tư thiết bị thay thế nhập khẩu. Nghiên cưu chế tạo máy biến áp 110, 220KV và các thiết bị trung hạ thế cho sản xuất trong ngành, giảm nhập khẩu. Trong đầu tư xây dựng mới các công trình điện cần lựa chọn công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng và an toàn cung cấp điện cho phụ tải và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Quản lý chặt chẽ công tác xây dựng cơ bản, tổ chức chặt chẽ hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng và công nghệ để vừa phát huy được hiệu quả đồng vốn vừa tiết kiệm để đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại khác.
Thứ nǎm, thực hiện công tác cải tiến tổ chức quản lý: Xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý ngành hợp lý với việc mở cửa thị trường điện và đa dạng hoá sự tham gia của của các thành phần kinh tế vào hoạt động điện lực. Nghiên cứu sắp xếp lại một số đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất chính trong Tổng Công ty để hoạt động có hiệu quả hơn. Về lâu dài, tách rời ba khâu: phát, truyền tải, phân phối để thực hiện thương mại hoá, đa dạng hoá đầu tư, tiến tới hình thành dần thị trương điện nǎng và tham gia hệ thống điện khu vực. Trước mắt từ nay đến nǎm 2000 nghiên cứu, xây dựng cơ chế mua, bán điện nội bộ giữa các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các quy chế quản lý, quy trình quy phạm, định mức lao động... Trong lĩnh vực này Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sẽ quán triệt, quản lý, cải tiến kỹ thuật với cải tiến tổ chức như Hồ Chí Minh cǎn dặn khi nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Hà Nội ngày 2-2-1960: "Công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức như cái kiềng ba chân, nếu hai chân dài, một chân ngắn thì không thể nào đứng vững được. Muốn làm tốt các việc này phải thực hiện dân chủ" 10.
Trong giai đoạn tới, trước những khó khǎn và thách thức mới, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá với tư duy đổi mới, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nǎng lực, có trình độ khoa học kỹ thuật, cần cù, sáng tạo với truyền thống vẻ vang của ngành và được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nguyện sẽ tuyệt đối trung thành với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu xây dựng ngành công nghiệp điện hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
1. V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.44, tr.11.
2. GS. Đoàn Bình Tân, "V.I.Lênin về công nghiệp hoá và điện khí hoá, Tạp chí Công nghiệp, 7-1999, tr.8.
3. Bài nói chuyện của Bác Hồ với cán bộ công nhân viên Nhà đèn (nay là Công ty điện lực thành phố Hà Nội), 2-12-1954.
4. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1990, t. 11, tr. 223.
5. Sđd, t. 12, tr. 77.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia 4-1996, t. 10, tr. 454.
7. GS. Đoàn Bình Tân. "V.I. Lênin về công nghiệp hoá và Điện khí hoá", tạp chí Công nghiệp, tr. 8, tháng 7-1999.
8. Hồ Chí Minh vê Kinh tế và Quản lý, Nxb Lý luận thông tin Hà Nội, 1990, tr. 14.
9. GS. Đặng Xuân Kỳ: Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng kinh tế", Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành công nghiệp nhẹ, Nxb Chính trị quốc gia, 1995, tr. 79.
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, t. 10, tr. 51.