Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng vǎn hoá về công nghiệp hoá trong điều kiện nước ta hiện nay ở ngành dệt may

Bùi Khu Xuân

 

Ngày 16 tháng 1 nǎm 1965, khi nói chuyện tại Hội nghị ngành công nghiệp nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Ngành Công nghiệp nhẹ, quan hệ rất khǎng khít với đời sống hằng ngày của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ là rất quan trọng" 1. ý kiến này của Người cũng hoàn toàn đúng với ngành công nghiệp dệt - may của chúng ta.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, sản phẩm ngành dệt may chẳng những liên quan đến nhu cầu mặc hàng ngày của toàn dân, mà còn góp phần tích luỹ vốn để mở mang, phát triển kinh tế, tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với quan điểm như vậy, từ sau khi hoà bình lập lại đến nǎm 1965, dù bận trǎm công nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành nhiều thời gian đến thǎm các nhà máy, xí nghiệp dệt -may lúc bấy giờ ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa ở các nhà máy dệt Nam Định, dệt 8 - 3, Dệt kim Đông Xuân, Xưởng may 10, Xưởng may 40 đã vinh dự được Bác đến thǎm. Trong đó, Nhà máy dệt Nam Định là doanh nghiệp duy nhất trong công nghiệp nhẹ được Bác Hồ về thǎm ba lần. Đó là vinh dự lớn không chỉ đối với dệt Nam Định, mà còn là niềm tự hào của toàn ngành dệt, may Việt Nam luôn được sự quan tâm, theo dõi và chỉ bảo của Bác Hồ. Đến nay, đã 30 nǎm Bác đi xa, cán bộ công nhân viên ngành dệ - may Việt Nam vẫn ghi nhớ những lời thǎm hỏi ân cần và cǎn dặn chân tình của Bác.

Đất nước đã trải qua bao thử thách. Ngành dệt - may đã vượt qua bao khó khǎn, thǎng trầm để có được một vị trí hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu và thu hút lực lượng lao động trong nền kinh tế chung của đất nước. Đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Mỗi cán bộ công nhân viên toàn ngành đã và đang phấn đấu vươn lên theo đường lối của Đảng và những lời cǎn dặn của Bác. Lần giở những trang sử ghi lại lời dạy của Bác mỗi lần về thǎm các nhà máy, xí nghiệp dệt - may, chúng ta vẫn cảm thấy còn nguyên giá trị, tưởng chừng như Bác nói với chúng ta hôm nay. Bác luôn luôn dạy "phải làm mau, làm tốt, làm rẻ, làm nhiều"nhanh nhiều, tốt rẻ là phương châm chung của chúng ta trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Phương châm đó, tựu chung lại là tǎng nǎng suất, tǎng chất lượng và hạ giá thành. Muốn tǎng nǎng suất, tǎng chất lượng thì phải áp dụng sáng kiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả. Muốn hạ giá thành thì phải thực hành tiết kiệm về mọi mặt: tiết kiệm sức người, tiết kiệm sức của, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm nǎng lượng, v.v... Tất cả những yếu tố này được quyết định bởi chất lượng nguồn nhân lực, khả nǎng tổ chức và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ điều hành, nhất là đối với các xí nghiệp sản xuất kinh doanh.

Trong những nǎm vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, cán bộ công nhân viên ngành dệt - may đã luôn luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất với các chỉ tiêu chất lượng ngày càng cao. Chiến tranh phá hoại lan rộng, các nhà máy, xí nghiệp dệt - may đã phải di chuyển,sơ tán hàng ngàn tấn thiết bị, máy móc đến các vùng nông thôn, miền núi cách xa nhà máy chính hàng trǎm kilômét để đảm bảo sản xuất an toàn cho người và của, đảm bảo "Dệt vượt mức nhiều triệu mét vải vì miền Nam ruột thịt", đảm bảo "Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người". Chính vì vậy, trong những nǎm tháng chiến tranh phá hoại, ngành dệt - may đã cung cấp cho nhu cầu mặc của chiến sĩ và đồng bào cả nước hàng tỷ mét vuông vải các loại.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, các nhà máy, xí - nghiệp còn phải chiến đấu bảo vệ bầu trời, bảo vệ sản xuất. Các đơn vị tự vệ chiến đấu, các đơn vị trực chiến ngày đêm đã được xây dựng và góp phần bắn hạ nhiều máy bay Mỹ, mang lại chiến thắng vẻ vang của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại có quy mô lớn của đế quốc Mỹ.

Thực hiện lời dạy nǎm xưa của Bác Hồ kính yêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo đường lối đổi mới mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, ngay từ những ngày đầu những nǎm 90, ngành dệt - may Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường, cụ thể:

- Tìm kiếm, tiếp cận, xây dựng, củng cố và mở rộng các thị trường mới để thay thế cho thị trường Đông âu bị khủng hoảng và thu hẹp. Đến nay, hàng may mặc Việt Nam đã có mặt và uy tín ngày càng được nâng cao trên các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, Canađa và bắt đầu vào thị trường Mỹ.

- Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá đến 95% số thiết bị và công nghệ trong toàn ngành may. Chủ yếu đó là thiết bị và công nghệ từ các nước châu Âu và Nhật Bản.

- Kết hợp việc cải tiến hệ thống quản lý và điều hành xí nghiệp để thực hiện chủ trương dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước bằng cách liên doanh, liên kết với các tỉnh và đã mở ra hàng chục xí nghiệp may tại các địa phương nông thôn và miền núi. Nhờ vậy mà thu hút hàng chục vạn lao động, đồng thời chuẩn bị nǎng lực mới để sẵn sàng đón nhận và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của các thị trường mới trong và ngoài nước.

- Các xí nghiệp may từ chỗ chỉ nhận gia công cho các khách hàng nước ngoài, đến nay đã chủ động tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu khách hàng nhằm tǎng tỷ lệ sản phẩm xuất FOB. Trên cơ sở đó mà nâng cao cao uy tín của ngành với khách hàng quốc tế, tǎng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước và tǎng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đến nay, tỷ lệ sản phẩm may xuất FOB có thể đạt 35 - 40% tổng sản phẩm may xuất khẩu của toàn ngành.

- Sản phẩm may mặc của Việt Nam cũng đã chiếm lĩnh được lòng mến mộ của đa phần người tiêu dùng Việt Nam. Đến nay, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam dùng hàng may mặc Việt Nam có thể đạt 65 - 70%.

- Đối với ngành dệt, do dây chuyền sản xuất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hơn nữa các doanh nghiệp dệt có quy mô lớn hơn doanh nghiệp may, do vậy tốc độ đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, thiết bị sản xuất có chậm hơn ngành may. Đến nay, ngành dệt mới chỉ hiện đại hoá được khoảng 30 - 35% số thiết bị dệt toàn ngành. Mặt khác, việc đầu tư cho con người, đầu tư đổi mới phương pháp quản lý và điều hành, đầu tư cho phần mềm tại các doanh nghiệp dệt còn bị hạn chế. Đó cũng là những nguyên nhân chính làm cho vải Việt Nam chưa đạt chất lượng cao, chưa gây được uy tín và chiếm lĩnh lòng mến mộ của khách hàng trong và ngoài nước.

- Tuy còn nhiều khó khǎn, nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới. Song, cũng chính nhờ những cố gắng và những thành tích trên đây của toàn ngành mà trong 5 nǎm qua, xuất khẩu hàng may mặc tǎng bình quân khoảng 20 - 25%, chiếm 13 - 14% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Toàn ngành dệt may Việt Nam đạt tốc độ tǎng trưởng bình quân hàng nǎm khoảng 11%. Kim ngạch xuất khẩu nǎm 1998 của toàn ngành dệt may đạt 1.350 triệu đô la Mỹ, trong đó Tổng Công ty dệt - may Việt Nam đóng góp 451 triệu đôla Mỹ, đứng hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong số các ngành kinh tế quốc dân. Ngành dết - may Việt Nam hiện nay thu hút khoảng một triệu lao động, với mức lương bình quân khoảng 700.000 đồng/ người/ tháng. Đó mới chỉ là kết quả bước đầu của quá trình công nghiệp hoá ngành dệt - may Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ.

Nhiệm vụ của toàn ngành trong thời gian sắp tới còn rất nặng nề, đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên ngành dệt - may phải vượt qua nhiều khó khǎn và thử thách, thậm chí phải chấp nhận một sự hy sinh, mất mát nào đó để chúng ta đạt được những mục tiêu lớn hơn là hội nhập quốc tế và khu vực. Trên cơ sở dó mà nâng cao uy tín, chiếm lĩnh lòng mến mộ của khách hàng trong và ngoài nước đối với sản phẩm dệt - may Việt Nam.

Mục tiêu chiến lược của ngành dệt - may Việt Nam đến nǎm 2005 và 2010 được tóm tắt như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nǎm

 

2000

2005

2010

Sản xuất

 

 

- Vải lụa

triệu mét

800

1330

2000

- Sản phẩm dệt kim

triệu SP

70

150

210

- Sản phẩm may (quy chuẩn)

triệu SP

580

7\80

1200

Kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

2000

3000

4000

- Hàng dệt

"

370

800

1000

- Hàng may

"

1630

2200

3000

(Nguồn tư liệu: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2020)

Tǎng trưởng của ngành dệt - may phụ thuộc nhiều và thị trường xuất khẩu, sẽ vượt các số liệu dự báo nếu khai thông được thị trường Mỹ, SNg và mở rộng thị trường EU. Việt Nam trong nhóm nước có lợi thế về nguồn nhân lực nên có thể cạnh tranh ở sản phẩm số lượng lớn.

Tuy nhien, để có thể vươn tới những mặt hàng cao cấp, có vị thế trên thương trường, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Cụ thể như sau:

- Tǎng cường khâu thiết kế mẫu mốt và thời trang nhằm chiếm lĩnh được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Tǎng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sao cho danh tiếng, nhãn mác hàng dệt - may Việt Nam dần dần gây ấn tượng sâu đậm trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

- Tǎng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho ngành dệt, nâng cấp chất lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tư đồng bộ hoá giữa các khâu sợi - vải - nguyên phụ liệu - may mặc. Kết hợp đầu tư với tổ chức lại sản xuất, cấu trúc lại mô hình ngành dệt - may, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ và con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn ngành.

- Tận dụng mọi khả nǎng tiềm tàng về sức người, sức của, từ nguyên vật liệu như bông, đay, tơ tằm, v.v.. đến công nghệ, thiết bị và con người nhằm tạo thành nguồn nội lực hữu ích, làm ra sản phẩm như khách hàng mong muiốn và giá thành hạ.

*
* *

Thực trạng ngành dệt - may Việt Nam, tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế đang là cơ hội và cũng là thách thức, đòi hỏi ngành dệt - may phải khẩn trương chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - Giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Tất cả đều có thể làm được với một chiến lược phát triển hợp lý, với lòng quyết tâm cao, lòng đàm mê với nghề nghiệp và thực hiện trung thành những lời chỉ bảo nǎm xưa của Bác:

" Đoàn kết thân ái,

Liên tục thi đua,

Cải tiến kỹ thuật,

Tǎng gia sản xuất,

Thực hành tiết kiệm,

Quản lý xí nghiệp"

Đó cũng là việc làm cụ thể tốt nhất để toàn ngành dệt - may thể hiện lòng thành kính biết ơn Người.

 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 11, tr. 362

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website