Công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

TS. Doãn Hùng

 

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhiệm vụ trung tâm của cách mạng nước ta trong thời kỳ quá độ được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là phải tiến hành công nghiệp hoá để đạt đến trình độ một nước có nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, vǎn hoá và khoa học tiên tiến. Trong những nǎm đầu khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khoá II nǎm 1958 đã chỉ rõ: "Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta1. Từ thực tiễn lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng chủ nghĩa xã hội, hiện nay tư duy của Đảng về công nghiệp hoá đã có những bước tiến vượt bậc, khắc phục những hạn chế trước đây về nội dung và bước đi của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội VIII và các Hội nghị Trung ương sau đó đã xác định rõ hệ thống quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn cách mạng hiện tại. Một trong những quan điểm lớn được Đảng ta nhấn mạnh là: " công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo". Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.

Sau đây là một số nội dung cơ bản về quan điểm toàn dân trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng ta hiện nay.

I- Tin dân, dựa vào dân để tiến hành công nghiệp hoá là một nguyên tắc cơ bản trong đường lối chính trị
của Hồ Chí Minh

Nguyên tắc cơ bản này bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc trong quá trình hàng nghìn nǎm dựng nước và giữ nước: "phải khoan thư sức dân, làm kế rễ sâu gốc vững, ấy là phương sách để giữ nước". (Trần Quốc Tuấn) và "Đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi). Với những tư tưởng tiến bộ đó, các nhà lãnh đạo yêu nước đã giương cao ngọn cờ dân tộc để tập hợp toàn dân vào quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nguyên tắc cơ bản này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Với Hồ Chí Minh, tin dân, dựa vào dân không phải là một sách lược chính trị trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà là vấn đề chiến lược trong suốt quá trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà nhiệm vụ trung tâm là thực hiện công nghiệp hoá được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra mấy, ra gang, thép, than, dầu... Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà" 2, và "chúng ta phải phấn đấu cho nền công nghiệp mau lớn mạnh, cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa thành công như đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng" 3.

Sự nghiệp lớn lao đó theo Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải của riêng một tầng lớp, giai cấp nào mà "đó là công tác chung của tất cả mọi người4.

Thực tiễn ở một số nước và ở nước ta đã chứng tỏ rằng khi kết thúc giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, bước vào giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa thì một số giai đoạn cấp, tầng lớp có quyền lợi riêng của mình đối lập với mục tiêu của cách mạng, nên trở thành lực lượng cản trở, đứng ngoài, thậm chí đối lập với cách mạng, trở thành đối tượng phải đánh đổ hoặc cải tạo.

Quan điểm toàn dân trong tập hợp lực lượng để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá nói riêng là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh. Quan điểm của Người xuất phát từ sự phân tích đúng đắn thái độ chính trị của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội nước ta. Hồ Chí Minh với thái độ cách mạng khoa học, từ nǎm 1924, trong một báo cáo gửi quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước" 5. Chủ nghĩa dân tộc chân chính - chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta được Hồ Chí Minh và Đảng ta biến thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh lâu dài để giành độc lập, tiếp tục được phát huy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phân tích thái độ của giai cấp tư sản Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh viết: "tư sản nước ta bị Tây, Nhật áp bức, khinh miệt, họ cǎm tức tư sản Nhật, Pháp, cho nên, nếu mình thuyết thục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội..." 6.

Trong khi thực hành nguyên tắc dựa vào lực lượng của toàn dân, Hồ Chí Minh đồng thời không xa rời nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, lực lượng chủ chốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân và trí thức cách mạng, v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân7. và "giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo" 8.

II- Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá

Hồ Chí Minh phấn đấu suốt cuộc đời vì mục tiêu giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng định: nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ nước với dân là thống nhất. Công nghiệp hoá là nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Việt Nam - một xã hội trong đó dân giàu thì nước mới mạnh. Như vậy cuộc sống hạnh phúc của nhân dân chính là mục tiêu của công nghiệp hoá.

Là một nước nghèo, lại trải qua chiến tranh lâu dài, muốn công nghiệp hoá thắng lợi thì phải có vốn. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho Đảng và nhân dân ta rằng không thể chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước, mà phải dựa vào dân: "Muốn xây dựng phải có tiền. Tiền ở đây ra? Tiền ở nhân dân tức là ở nông dân và công thương" và "tiền của nhân dân trở lại làm lợi cho nhân dân" 9. Người kêu gọi cán bộ và nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để lấy vốn xây dựng đất nước: "Muốn xã hội giàu thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tǎng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm" 10.

Giải quyết vấn đề huy động vốn trong nhân dân, Hồ Chí Minh một mặt nhấn mạnh giải pháp thực hành tiết kiệm, mặt khácNgười đã phân tích thấu đáo vai trò của các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá: kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội; kinh tế hợp tác xã có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân "họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời cũng góp phần xây dựng kinh tế"3. Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với nhân dân để kinh doanh và do nhà nước lãnh đạo. Từ sự phân tích trên, Hồ Chí Minh nêu quan điểm "công tư đều lợi", "chủ thợ đều lợi" trong thời kỳ quá độ và khi Người nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn đồng thời khẳng định thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể "là lực lượng cần thiết cho xây dựng kinh tế nước nhà".

Phát triển các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì nó phù hợp với điều kiện của một nước lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều đó không những đã phản ánh sự quán triệt tư tưởng của Lênin: Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiến cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là biện pháp chủ yếu để huy động các tiềm nǎng to lớn trong nhân dân như vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý vào quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, trong khi khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi nhà nước phải tǎng cường vai trò quản lý để hạn chế những khuyết tật: "Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngǎn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thơ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức" 11.

Để thực hiện công nghiệp hoá, theo Hồ Chí Minh, quan điểm nhất là vấn đề con người: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa". Người nhận thức đầy đủ mặt ưu điểm của con người Việt Nam: "Nhân dân ta vốn có truyền thống giàu lòng yêu nước, cần cù, tiết kiệm và luôn luôn sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc"12, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ ra mặt hạn chế: "chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Nǎng suất lao động còn thấp kém. Phong tục, tập quán lạc hậu còn nhiều"13. Vì vậy, để phát huy sức mạnh của nhân dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh các biện pháp nhằm "bồi dưỡng sức dân":

Một là, phát triển giáo dục để nâng cao dân trí. Theo Hồ Chí Minh, trình độ dân trí là thước đo sức mạnh của một dân tộc, Người từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Vì vậy, để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, thực hiện công nghiệp hoá nói riêng phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ vǎn hoá cho nhân dân: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tǎng gia sản xuất. Muốn tǎng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có vǎn hoá. Vì vậy công việc bổ túc vǎn hoá là cực kỳ cần thiết" 14.

Hai là, phát triển y tế; thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh" 15.

Ba là, kết hợp công tác giáo dục với cải tiến công tác quản lý: "Hiện nay phải phát động công nhân, viên chức cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp. Phát động công nhân, viên chức lần này là để giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị cho công nhân, giáo dục cán bộ, đồng thời cán bộ và công nhân giáo dục lẫn nhau; trong giáo dục có đấu tranh, tức là phê bình và tự phê bình để tiến bộ, để đoàn kết chặt chẽ hơn, để quản lý tốt để, sản xuất tốt16.

Bốn là, tǎng cường vai trò lãnh đạo của Đảng: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo quần chúng, thì cách mạng mới thành công" 17.

III- Quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh và công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn dân sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đến nay đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một trong những thành tựu có ý nghĩa to lớn, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong tư duy lý luận của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Vận dụng tư tưởng chiến lược đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định: "Trong những nǎm tới, cần động viên mọi tiềm nǎng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của kế hoạch 5 nǎm phát triển kinh tế- xã hội 1996-2000" 171. Để đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra các phương hướng chủ yếu sau:

- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài trước hết là nội lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.

- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội, tǎng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bằng tập trung sức tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...

- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với những chủ trương đúng đắn đó, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng lãnh đạo nhất định sẽ đi vào cuộc sống, trở thành một phong trào cách mạng của quần chúng làm cho nước ta trở thành một nước công nghiệp trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, đáp ứng lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu và của toàn thể dân tộc Việt Nam.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.85. 
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.41. 
4. Sđd, t.8, tr.228. 
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.466. 
6. Sđd, t.8, tr.227. 
7 ,8. Sđd, t.12, tr.565, 564. 
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.8, tr. 421. 
10. Sđd, t.9, tr.23. 
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.7, tr. 222. 
12. Sđd, t.10, tr.572. 
13. Sđd, t.11, tr.77. 
14. Sđd, t.9, tr.577. 
15. Sđd, t.4, tr.212. 
16 , 17. Sđd, t.9, tr.261, 290. 
17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.122.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website