Vai trò, động lực của vǎn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh

TS. Phạm Duy Đức

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: "Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. 

Từ nay đến nǎm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" 1. 

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình cải biến sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. ở nước ta, đó là quá trình chuyển đổi xã hội nông nghiệp phân tán, lạc hậu, dựa trên cơ sở sản xuất thủ công là chính sang một nền sản suất công nghiệp gắn với thị trường trong nước và quốc tế dựa trên cơ sở của những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đơn giản chỉ là thay đổi công nghệ, kỹ thuật, thay đổi cách thức và phương pháp quản lý mà là cả một quá trình cải biến kinh tế- xã hội lâu dài và gắn liền với sự biến đổi tâm lý, vǎn hoá của một dân tộc. Chuyển đổi mô hình vǎn hoá nông nghiệp sang mô hình vǎn hoá công nghiệp là một cuộc cách mạng "kép", vừa làm thay đổi trong lĩnh vực sản xuất vật chất, vừa làm thay đổi ý thức, tâm lý, tập quán, lối sống của cộng đồng. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải con ngựa chiến mà ai cưỡi lên nó cũng sẽ đi đến đích. Thành công hay thất bại của quá trình này còn phụ thuộc vào môi trường vǎn hoá, phụ thuộc vào bản lĩnh và bản sắc vǎn hoá của các quốc gia, các dân tộc, phụ thuộc vào chính nguồn lực nội sinh của dân tộc đó. 

I- Vǎn hoá là mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá 

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là danh nhân vǎn hoá thế giới. Đứng trên đỉnh cao của vǎn hoá dân tộc và nhân loại, Người đã nhìn nhận quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam là một quá trình lâu dài, bền bỉ và đầy khó khǎn thử thách. Theo Người, đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội không thể làm nhanh được mà "phải làm dần dần", trong đó: "công nghiệp và nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế nước nhà". Không thể xây dựng đất nước giàu mạnh nếu không phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Nhưng tiến hành công nghiệp hoá như thế nào? Cuộc cách mạng công nghiệp dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa tư bản trong vòng ba trǎm nǎm trở lại đây là một quá trình liên tục bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên. Sự khủng hoảng của quá trình công nghiệp hoá kiểu này là hậu quả của sự bóc lột giai cấp công nhân ở chính quốc và các nước thuộc địa của chủ nghĩa tư bản như "con đỉa hai vòi" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải cǎn cứ vào đặc điểm của dân tộc và thời đại, không lặp lại con đường mà chủ nghĩa tư bản đã trải qua mà phải chú ý thay đổi cả mục tiêu, phương pháp và nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập kinh nghiệm quốc tế một cách chủ động sáng tạo là điều kiện cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải hướng vào sự phát triển bền vững, lâu dài của dân tộc. Tiêu chuẩn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được đo bằng hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, nói theo ngôn ngữ hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải hướng vào nâng cao chất lượng cuộc sống con người và bảo vệ môi trường sinh thái. Tư tưởng về "trồng người" và "trồng cây" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng vĩ đại, chiếu sáng mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay. Do đó, các giá trị nhân vǎn, các gía trị cơ bản của vǎn hoá dân tộc và nhân loại phải trở thành mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đặt con người, phải đặt nhân dân, trước hết là những người lao động vào trung tâm của sự phát triển, không biến con người thành công cụ, thành phương tiện để bóc lột sức lao động mà phải giải phóng sức lao động, giải phóng sức lao động, giải phóng tiềm nǎng sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện để họ làm chủ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì hạnh phúc của cá nhân và của cộng đồng, phấn đấu vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh" như Đảng ta đã đề ra. 

Việc xác định mục tiêu và mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng sinh thái và nhân vǎn theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở Đảng và Nhà nước xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp hoá, tránh xu thế tự phát hoặc những sai lầm đã và đang xảy ra ở ......... trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bao quát và tiếp thu được các giá trị vǎn hoá, tiến bộ của thời đại và của dân tộc, tổng kết các bái học thành công và những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình công nghiệp hoá vừa qua để có những dự báo, xây dựng quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác cho quá trình phát triển này. 

II- Vǎn hoá là động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 

1. Quá trình công nghiệp hoá phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau 

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

- Nguồn vốn. 

- Nguồn khoa học và công nghệ. 

- Nguồn lực con người (trong sản xuất và quản lý). 

Trong đó nguồn lực con người là chìa khoá của mọi chìa khoá. Mọi nguồn lực khác chỉ có ý nghĩa khi được trao vào tay cá nhân và cộng đồng có vǎn hoá. Trình độ vǎn hoá của người sản xuất phụ thuộc vào thể lực, tri thức, kỹ nǎng, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. Không thể xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại nếu không chuẩn bị tiềm lực trí tuệ, thể lực, đạo đức và phẩm chất phản ánh chất lượng của đội ngũ lao động xã hội. 

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá không phải là vấn đề riêng của ngành giáo dục - đào tạo, không phải chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà là chiến lược chung của quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "Vǎn hoá phải soi đường cho quốc dân đi. Sự dốt nát có sức tàn phá như giặc ngoại xâm. Nhưng tư tưởng đó càng phải được quán triệt trong quá trình xây dựng nguồn lực con người cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Vấn đề xây dựng con người mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trở thành vấn đề trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là trách nhiệm của ngành giáo dục - đào tạo. Một trong những yếu kém của giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa gắn trực tiếp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tình trạng đào tạo vừa thừa, vừa thiếu diễn ra tràn lan chưa được khắc phục. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất yếu và chưa được đầu tư. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các khu vực lao động trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, đào tạo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa được quan tâm. Trình độ vǎn hoá của những người lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này hạn chế rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng manh mún, tản mạn, chồng chéo, chắp vá trong hệ thống giáo dục - đào tạo từ phổ thông đến đại học và sau đại học đang bộc lộ rất rõ dưới tác động của kinh tế thị trường. Vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác giáo dục - đào tạo là xây dựng được hệ thống giáo dục - đào tạo hợp lý hướng nhu cầu phát triển bền vững của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn kết hài hoà giữa khu vực đào tạo và khu vực sản xuất, chống lãng phí trong quá trình đào tạo như hiện nay. Việc triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về giáo dục - đào tạo là cơ sở để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Một tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước là "đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" 2. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, nguồn lực nội sinh của dân tộc là nhân tố quyết định. Việc phát huy "tài dân, sức dân, của dân "chính là phát huy nguồn lực nội sinh của dân tộc để làm lợi cho dân, cho nước 

"Tài của dân" chính là trí tuệ, sự thông minh, óc sáng tạo v.v. của nhân dân. Tài trí của nhân dân cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Phát huy động lực vǎn hoá để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải tạo ra được bầu không khí dân chủ, kích thích các nǎng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, đoàn kết và tập hợp được sức mạnh trí tuệ của dân tộc, tài nǎng của dân tộc để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là con đường tiết kiệm nhất và ngắn nhất để hiện đại hoá đất nước. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế và trước thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay. 

Đi vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải xây dựng con người không chỉ có tài nǎng, sức lực, tiền của mà còn cần đến lòng nhiệt tình, tinh thần tiến công, ý thức trách nhiệm và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần yêu nước là một giá trị vǎn hoá tiêu biểu của dân tộc ta trong kháng chiến chống xâm lược, tinh thần yêu nước ấy đã "kết tinh thành một làn sóng mãnh liệt, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước". Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần phát huy động lực vǎn hoá thể hiện tập trung ở tinh thần tự hào dân tộc của các thế hệ công dân. Các giá trị cơ bản của vǎn hoá dân tộc khác như tình yêu thương, óc sáng tạo, đức tính trung thực, cần cù, dũng cảm, tinh thần vượt khó khǎn, biết chia sẻ và có trách nhiệm với cộng đồng v.v. cần được vun đắp và trở thành điểm tựa để liên kết sức mạnh của dân tộc. 

2. Muốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc chuẩn bị về thể lực, trí tuệ, kỹ nǎng lao động cho nguồn nhân lực tham gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần phải xây dựng một môi trường vǎn hoá lành mạnh, làm "bà đỡ" cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời. Môi trường vǎn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải bao gồm cả tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán chúng của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tǎng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng. Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được" 3. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp chung của toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp này đòi hỏi những người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy "chủ nghĩa cá nhân" là một cǎn bệnh "nguy hiểm nhất", dễ lây lan và cản trở lớn đối với tiến trình xây dựng đất nước. Theo Người: "Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm" 4. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ kẻ địch phá hoại gồm có ba loại: Thứ nhất là chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc; Thứ hai là thói quen và truyền thống lạc hậu; thứ ba là chủ nghĩa cá nhân. Thói quen truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân là những kẻ địch "không thể trấn áp nó mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó và rất lâu dài" 5. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải dựa vào những điều kiện thực tiễn của đất nước và tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo những kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thế giới. Đây là một quá trình thay thế tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa bằng tư duy duy lý, khoa học. Việc áp đặt những thói quen theo kiểu chủ quan duy ý chí, tuỳ tiện, cảm tính vào trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn phá hoại lực lượng sản xuất, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng thất thoát tài sản của Nhà nước và của nhân dân, tình trạng công nghệ lạc hậu, tình trạng yếu kém của các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp có nguyên nhân này tạo ra. 

3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải xuất phát từ đặc điểm vǎn hoá dân tộc và bắt rễ sâu vào đời sống vǎn hoá dân tộc. Đây không phải là sự áp đặt mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nước ngoài một cách máy móc. Nguồn lực con người Việt Nam, tiềm lực vǎn hoá Việt Nam phải được xác định là nguồn lực bên trong, là điều kiện và động lực cho sự phát triển. Là một nước mà tỷ trọng nông nghiệp và cư dân nông thôn vẫn chiếm một địa vị quan trọng, thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ tập trung ở khu vực đô thị. Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu v.v.". Vấn đề xây dựng lối sống và nếp sống vǎn minh gắn liền với xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình lâu dài. Những tiêu chuẩn mới về pháp lý, đạo lý xã hội cùng với thời gian, nếp sống và nếp nghĩ mới dần dần hình thành để thay thế cho những tập quán cổ truyền trước đây. Những áp lực về những tiêu chuẩn hoá, trước hết là tiêu chuẩn hoá về khoa học và công nghệ; về thương mại, dịch vụ, thông tin; về xuất nhập khẩu hàng hoá; về chất lượng sản phẩm hàng hoá; về chất lượng cuộc sống v.v.. cùng với sự đa dạng hoá về nhu cầu, về thị hiếu, trình độ và mức sống của xã hội đã tạo nên bầu không khí nǎng động, sáng tạo, liên tục vận động và phát triển của vǎn hoá dân tộc. 

Tuy vậy, nó cũng tạo nên những mâu thuẫn, những xung đột nhiều khi gây cǎng thẳng cho xã hội. Đó là những mâu thuẫn, những xung đột giữa quan niệm về giá trị cũ và giá trị mới, giữa những giá trị cổ truyền và giá trị đương truyền; giữa giá trị trong nước và nước ngoài; giữa các giá trị tích cực, tiến bộ và giá trị tiêu cực, phản tiến bộ. Cơ sở khách quan của sự vận động và chuyển đổi của các giá trị vǎn hoá hiện nay là do sự tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của xu thế mở cửa tǎng cường giao lưu hợp tác quốc tế, và sự tác động của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đưa lại. Bên cạnh đó, không thể không chú ý đến sự tác động của chủ nghĩa đế quốc trong vǎn hoá, áp đặt mô hình Mỹ và phương Tây lên các nền vǎn hoá khác họ. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải gắn với quá trình kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để xây dựng và phát triển đất nước, vừa tạo nên sự tǎng trưởng kinh tế nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc vǎn hoá dân tộc, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định được nhân cách vǎn hoá của cá nhân và của cộng đồng trong giao lưu quốc tế. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, chúng ta phải phát triển những truyền thống tốt đẹp của vǎn hoá dân tộc, chú ý phát huy cốt cách của dân tộc, bởi vì: "Gốc của vǎn hoá mới là dân tộc" 6. Các giá trị cơ bản của vǎn hoá dân tộc phải là cơ sở để "nội sinh hoá" các giá trị ngoại nhập. Vì vậy, nghiên cứu kỹ các đặc điểm vǎn hoá dân tộc, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Có những khu công nghiệp, khu kinh tế mới, nhiều dự án đầu tư nước ngoài, dự án xây dựng và phát triển nông thôn mới gần đây đã ít có hiệu quả vì nó "xa lạ" với vǎn hoá dân tộc, không xuất phát từ môi trường vǎn hoá của cộng đồng. Những sự thiếu hụt tri thức về khoa học xã hội và nhân vǎn, thiếu hụt về tri thức liên ngành đã dẫn các nhà quy hoạch công nghiệp, quy hoạch đô thị đến ngõ cụt. Sự khuyến cáo về tình trạng chạy theo tiêu chí kinh tế - kỹ thuật, ít hoặc không chú ý đến yếu tố khoa học xã hội và nhân vǎn trong các dự án những nǎm gần đây gia tǎng cần phải được các cấp có thẩm quyền xem xét và thực hiện nghiêm túc. Các nhu cầu vǎn hoá cộng đồng như ǎn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp xã hội, thông tin, học tập, vui chơi giải trí, nhu cầu chǎm sóc sức khoẻ, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, v.v.. cần được coi trọng đúng mức khi xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các khu dân cư mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải hướng vào mục tiêu vǎn hoá và phát huy nội lực của vǎn hoá dân tộc. 

4. Hội nghị Trung ương lần thứ nǎm khoá VIII của đảng đã khẳng định, vǎn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Hội nghị cũng đặc biệt nhấn mạnh đến những mặt yếu kém của môi trường vǎn hoá hiện nay, mà tập trung trước hết là ở nhận thức tư tưởng, trong đạo đức và lối sống. 

Những thất bại của một số nước Mỹ - La tinh và một số nước trong khu vực về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo quan điểm duy kinh tế, xem nhẹ hoặc gạt bỏ nhân tố vǎn hoá ra ngoài quá trình công nghiệp hoá cùng những khuyết điểm và thiếu sót trong khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những nǎm vừa qua là những bài học phản diện để chúng ta nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc phát huy động lực vǎn hoá để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định các quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, trong đó có nhấn mạnh quan điểm: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tǎng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tǎng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển vǎn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường" 7. Quan điểm này đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng nhân tố con người như là động lực thúc đẩy quá trình này. Vấn đề xây dựng môi trường vǎn hoá lành mạnh cho quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Hội nghị Trung ương lần thứ nǎm khoá VIII đã xác định rõ những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc vǎn hoá dân tộc", trong đó đặc biệt đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống vǎn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá" được đông đảo nhân dân hưởng ứng góp phần xây dựng bầu không khí tinh thần lành mạnh trong nhân dân, chống các tệ nạn và tiêu cực xã hội có nguy cơ ngày càng lan rộng. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) là cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược để làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta tin rằng quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò động lực của vǎn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong việc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vǎn minh. 





NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.80. 
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr,65. 
3. Hồ Chí Minh: Về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.332. 
4. Sđd, tr.337. 
5. Sđd., tr. 342. 
6. Xem Hoà Thanh: Có một nền vǎn hoá Việt Nam. Hội Vǎn hoá cứu quốc Việt Nam, Hà Nội, 1996, tr.25. 
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.85.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website