Phát triển ngành than Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá

Nguyễn Anh Hào

Ngành than Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 100 nǎm của mình, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ở bất cứ giai đoạn nào của đất nước, dù khó khǎn, gian khổ đến mấy, cán bộ công nhân toàn ngành cũng luôn đi đầu, sáng tạo và thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Truyền thống cách mạng vẻ vang của ngành than và đội ngũ những người thợ mỏ được liên tục phát huy trong mọi thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Gần khẳng định rằng: Than là một trong những nguồn tài nguyên to lớn và giá trị của nước ta. Trong đó bể than Đông bắc với trữ lượng nhiều tỷ tấn trải dài trên 125 cây số từ Phả Lại đến Mông Dương, Kế Bào, giữ vị trí vô cùng quan trọng. Than của nước ta, đặc biệt là than ở vùng mỏ Quảng Ninh là loại than Antracit có chất lượng cao vào loại tốt nhất thế giới, khiến tư bản thực dân Pháp ngay từ khi chưa đạt được ách thống trị ở nước ta, cũng đã bằng mọi cách xin thuê khai thác các mỏ than tốt để kiếm lời. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng than có vị trí đặc biệt đối với công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cách đây hơn 30 nǎm, nǎm 1968, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Người ta thường gọi than là "vàng đen". Nó rất cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, quốc phòng và đời sống của nhân dân. 

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội càng cần rất nhiều than" 11 

Lịch sử ngành than ghi nhận: vào nǎm 1820, triều Minh Mệnh đã bắt đầu khai thác than tại Đông Triều và sáu mươi tư nǎm sau, ngày 26-8-1884, triều đình Huế dưới triều Nguyễn, trước sức ép của thực dân đã ký vǎn tự bán vùng mỏ Quảng Ninh cho Pháp. Đến nǎm 1888, một loạt các công ty khai thác than của "mẫu quốc" được thành lập, mà điển hình nhất là Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (gọi tắt là S.F.C.T). Từ đấy bắt đầu giai đoạn thực dân hoá vùng mỏ. Tư bản thực dân Pháp đã giữ độc quyền chiếm đoạt tài nguyên than và bắt tay vào khai thác với quy mô lớn. Công nghiệp than ra đời. Đó là ngành công nghiệp ra đời sớm nhất và phát triển nhanh nhất dưới thời thực dân Pháp thống trị. Sự phát triển của công nghiệp than cũng đưa kinh tế Việt Nam thời thuộc địa lên một bước phát triển mới theo con đường tư bản chủ nghĩa. Quá trình khai thác tài nguyên của bọn chủ mỏ thực dân gắn liền với quá trình hình thành đội ngũ giai cấp công nhân mỏ. Và chính nơi đây đã trở thành một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. 

Ngày 12-11-1936 đánh dấu sự lớn mạnh và trưởng thành của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh bằng việc khởi đầu cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ đòi quyền lợi hợp pháp đã giành được thắng lợi rực rỡ và đi vào lịch sử, trở thành ngày truyền thống của vùng mỏ, của ngành than. 

Tự hào về truyền thống đó, suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong hoà bình xây dựng, thợ mỏ ngành than đã tỏ rõ sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, ý thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, tiếp tục phấn đấu lập nên nhiều chiến công xuất sắc, nhiều thành tựu đáng trân trọng trên các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu: Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cán bộ, công nhân ngành than đã được trao tặng Huân chương sao vàng, phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước ta. 

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là ở vào thời điểm đầu những nǎm 90, ngành than đứng trước nhiều biến động về thị trường tiêu thụ, về chuyển đổi cơ chế quản lý. Khó khǎn khách quan cộng với hậu quả của sự buông lỏng quản lý kéo dài, đã đẩy ngành công nghiệp lâu đời nhất của đất nước này tới chỗ khủng hoảng, suy thoái thật sự. 

Tháng 10-1994, Tổng công ty than Việt Nam được Chính phủ quyết định thành lập. Sự ra đời của một Tổng công ty hoạt động theo hướng mô hình tập đoàn kinh doanh như quyết định 91TTg ngày 07-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở giúp ngành than "xốc lại" đội ngũ, tổ chức lại mọi mặt quản lý, tiếp tục củng cố, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước để thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Từ những bài học rút ra từ quá khứ, ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo Tổng công ty đã bắt tay vào xây dựng một chiến lược thị trường để đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc mở rộng và giữ ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiên quyết để Tổng công ty thực hiện phương án tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, cho các dự án đầu tư phát triển; lo công ǎn việc làm và đời sống của hơn bảy vạn lao động trong ngành cùng với một "đội quân" không nhỏ người ǎn theo. 

Cùng với bước đột phá tập trung cho xuất khẩu than dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng công ty, chủ động mở rộng tiếp xúc với các bạn hàng, các nhà tiêu thụ, đàm phán ký kết những hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo, cạnh tranh, là bước đột phá tǎng cường kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ than trong nước theo hướng đàm phán ký các hợp đồng cung ứng dài hạn với các hộ sử dụng nhiều than, đưa than đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới cung ứng than đến các tỉnh trong cả nước, coi trọng thị trường nông thôn, miền núi 

Phải thừa nhận: cuộc khủng hoảng tiền tệ tài chính ở châu á và thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước nhập khẩu than của Việt Nam, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Đồng tiền của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN bị mất giá, nhập khẩu trở nên khó khǎn hơn, sự cạnh tranh về than trên thị trường thế giới cũng quyết liệt hơn. Nhờ có mối quan hệ tốt với bạn bè và nhờ có phương tiện tiếp cận, cập nhật thông tin hàng ngày nên Tổng công ty đã chủ động đối phó với tình, chuẩn bị kỹ kế hoạch xuất khẩu nǎm sau ngay từ quý tư nǎm trước. Có thể nói chính mối quan hệ tin cậy với bạn hàng đã thiết lập được từ nǎm 1995 và chính các hợp đồng dài hạn đã cứu than Việt Nam. Các bạn hàng chính của Tổng công ty ở Nhật Bản, Tây Âu vẫn giữ vững khối lượng mua than ổn định. Nǎm 1998, các khách hàng Nhật đã mua gần 1,4 triệu tấn (bằng 100,4% nǎm 1997); các khách hàng Tây Âu mua trên 538 nghìn tấn (bằng 103% nǎm 1997). Tổng công ty cũng tích cực mở rộng thêm thị trường ở Châu Mỹ, ở Nam Phi; đã ký hợp đồng mới đưa than vào thị trường điện lực ở Thái Lan với thời hạn 14 nǎm, sản lượng than tiêu thụ hàng nǎm từ 200 000 tấn - 300 000 tấn. Thị phần của Than Việt Nam trên thị trường than antracit quốc tế nhìn chung không bị giảm. Tổng công ty luôn chǎm lo giữ chữ tín với bạn hàng và cũng luôn tìm cách để có nhiều thông tin. Đó chính là tiền, là quyền lực, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh doanh. Nhờ chiến lược thị trường đúng mà khối lượng sản phẩm than được tiêu thụ nǎm sau cao hơn nǎm trước từ 0,5 triệu tấn đến 2 triệu tấn. Đặc biệt nǎm 1997 đã tiêu thụ đạt 10,7 triệu tấn, tǎng 9,8% so với nǎm 1996 và bằng 1,7 lần nǎm 1994, nêu một con số kỷ lục cao nhất về tiêu thụ than từ trước tới nay. Nǎm 1998, tuy có nhiều khó khǎn nhưng toàn ngành vẫn đạt được mức tiêu thụ trên 10,5 triệu tấn. Tiêu thụ tǎng đã thúc đẩy được sản xuất phát triển, tạo thêm được việc làm, giảm được chi phí và có lợi nhuận để tái đầu tư, đổi mới công nghệ; vừa có điều kiện mở rộng sản xuất than, vừa có điều kiện phát triển các ngành nghề khác mà ngành than vốn có thế mạnh. 

Nói đến công nghiệp hoá, không thể không đề cập chiến lược phát triển công nghệ. Vấn đề trọng tâm của chiến lược công nghệ trong ngành than đã và đang được tích cực giải quyết từng bước là kết hợp hài hoà giữa công nghệ hiện đại với công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện mỏ, địa chất, điều kiện về sử dụng lao động theo hướng giảm tổn thất tài nguyên tǎng chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, là 34/66%. Sau nǎm 2000 sẽ là 50/50% và sau nǎm 2010 dự kiến sẽ chiếm đến 70%. Tổng công ty tập trung đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ khai thác ở các mỏ than hầm lò theo hướng tǎng mức độ cơ giới hoá trong quá trình đào lò xây dựng cơ bản và lò khai thác; hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc đưa cột chống thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực đi động vào các mỏ: Vàng Danh, Khe Chàm, Mạo Khê để thay cho gỗ chống lò, cải thiện điều kiện làm việc của thợ mỏ. Chỉ trong 1-2 nǎm nữa, cột chống thuỷ lực sẽ được sử dụng rộng rãi trong các mỏ hầm lò. Tổng công ty cũng đang chuẩn bị đề tài cơ giới hoá quá trình đào lò và khai thác than, cải tạo sản xuất ở một số mỏ theo chương trình hợp tác với ngành mỏ nước ngoài. Hướng phát triển công nghệ đối với khai thác lộ thiên là tǎng chiều sâu khai thác để kéo dài tuổi thọ của các mỏ, sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược, ô tô tự đổ trọng tải 55 đến 80 tấn và xe ủi mạnh thay thế một phần công việc khoan nổ mìn. Sử dụng công nghệ tin học trong quản trị tài nguyên, quản trị doanh nghiệp từ khâu thǎm dò lập báo cáo địa chất đến quản lý kỹ thuật, cung ứng vật tư, quản trị tài chính và nhân sự. Đồng thời tự sản xuất và sử dụng vật liệu nổ chịu nước ở các mỏ lộ thiên, vật liệu nổ an toàn đối với khí nổ và bụi nổ trong các mỏ hầm lò; thiết lập các trạm quan trắc để kiểm soát môi trường... 

Vấn đề quan trọng nữa là quản trị chi phí. Muốn nâng cao sức cạnh tranh thì buộc phải tìm cách cắt giảm chi phí. Đối với than Việt Nam, quản trị chi phí được coi là vấn đề có tính chất chiến lược. Nǎm 1998 Tổng công ty thực hiện biện pháp khoán chi phí cho các doanh nghiệp thành viên, nhiều khoản mục được cắt giảm từ 5% đến 10% so với nǎm 1997. Cùng với khoán chi phí, Tổng công ty xác định ngay từ đầu nǎm mức lợi nhuận tối thiểu của mỗi doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp và từng người lao động phải tìm tòi, sáng tạo ngay trong từng công việc của mình để sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. 

Chiến lược "Xây dựng Tổng công ty than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than" là một yêu cầu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển chung trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá và là điều kiện bảo đảm sự phát triển bền vững đội ngũ giai cấp công nhân mỏ. 

Trên cơ sở tiềm nǎng sẵn có của các nguồn lực: tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật và điều kiện thực tiễn ở từng doanh nghiệp qua sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị định 27CP của Chính phủ, Tổng công ty chủ trương đầu tư mở rộng kinh doanh sang các ngành nghề "anh em" với than, tạo thêm thị trường cho than như: Nhiệt điện chạy bằng than, xi mǎng, vật liệu xây dựng..., đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại và du lịch để chuyển dịch lao động hiện có, bố trí thêm việc làm cho con em công nhân mỏ, giảm bớt sức ép về lao động trên địa bàn vùng than. Phấn đấu đưa tỷ trọng doanh thu của các ngành nghề khác so với than từ 22% hiện nay lên 30% vào các nǎm 2020 và 40% vào nǎm 2010. 

Nói đến chiến lược của ngành than, không thể quên được mục tiêu quan trọng có tính chất sống còn, đó là sự bảo vệ môi trường. Tổng công ty đã đề ra chương trình khảo sát, nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường một cách toàn diện để cùng chính quyền địa phương chủ động lập các phương án và giải pháp xử lý trước mắt cũng như lâu dài, đưa vấn đề môi trường vào kế hoạch kinh doanh. Một mặt ưu tiên kinh phí để từng bước xử lý hậu quả cũ để lại, mặt khác chủ động ngǎn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của quá trình khai thác than đối với môi trường tại các khu vực, gắn sản xuất kinh doanh với phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay, các đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam, ngoài việc sử dụng nguồn 1% tổng chi phí cho xử lý môi trường, còn huy động cán bộ, công nhân lao động ngoài giờ, tạo các nguồn thu để làm đẹp cảnh quan nơi làm việc, nơi ǎn ở sinh hoạt, góp phần làm lành mạnh hoá môi trường vùng than. 

Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức luôn luôn là một vấn đề bức xúc đặt ra cho các doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty than Việt Nam, vấn đề này được xây dựng thành một chiến lược phát triển quan trọng nhất. Mục tiêu xuyên suốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực là: không ngừng xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, đội ngũ thợ mỏ vững mạnh, vừa biết phát huy truyền thống vẻ vang, vừa biết tiếp thu kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế, vǎn hoá tiên tiến và phương pháp quản lý kinh tế thị trường, vững vàng phong cách thợ mỏ "kỷ luật và đồng tâm", luôn trung thành và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Là một doanh nghiệp lớn, Tổng công ty cũng là nơi quản lý và sử dụng một nguồn nhân lực khá lớn. Trong những nǎm qua, Tổng công ty đã bằng mọi cố gắng của mình, sắp xếp hợp lý lao động ở các khâu sản xuất chính và cùng với phát triển kinh doanh đa ngành, đã tạo thêm nhiều việc làm mới, bảo đảm đủ công ǎn việc làm cho hơn bảy vạn thợ mở trong danh sách dài hạn và các đối tượng lao động khác. Sức ép về lao động ở các vùng than hàng nǎm là rất lớn. Mặc dù nhiều mỏ đã thừa lao động (có mỏ thừa từ 30% đến 40%), nhưng vẫn phải nhận và đào tạo thêm công nhân. Một số nguồn thu ngoài sản xuất than tuy đã tǎng song hiệu quả chưa cao. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân ngành than còn thấp. Tuy nhiên, nhịp độ tǎng trưởng các nǎm qua đã cho phép tǎng tiền lương bình quân hàng nǎm. Trên thực tế thu nhập của thợ lò, thợ lái máy xúc, lái xe trọng tải lớn ở nhiều mỏ đạt khá cao. Ngoài tiền lương, chế độ thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nǎng suất, thưởng chất lượng của nhiều tổ sản xuất, nhiều công trường phân xưởng... là nguồn thu không nhỏ góp phần nâng cao đời sống cho các gia đình thợ mỏ. Bữa ǎn giữa ca, sau ca sản xuất của thợ mỏ ngày nay đã khác trước rất nhiều; điều kiện làm việc, sinh hoạt vǎn hoá, thể thao, học tập mọi mặt cũng đã được cải thiện đáng kể so với trước. 

Muốn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, muốn thực hiện tốt yêu cầu của công nghiệp hoá, phải thường xuyên chǎm lo xây dựng lực lượng, giữ vững bản chất và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Để thích ứng với cơ chế mới, từ chiến lược phát triển toàn diện nguồn nhân lực đã đề ra, Tổng công ty tập trung sự ưu tiên để giải quyết từng chuyên đề cụ thể như: tổ chức lại hệ thống các trường đào tạo, tích cực đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề và kỹ nǎng quản lý; xây dựng các cơ sở vật chất và triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức cộng đồng..., tạo ra môi trường tốt khuyến khích tài nǎng phát triển. 

Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm theo dõi từng bước đi của ngành than và đội ngũ thợ mỏ. Người ân cần, động viên khen ngợi những tập thể và cá nhân có thành tích nhưng cũng thẳng thắn nhắc nhở công nhân, cán bộ cố gắng thi đua làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, không được chủ quan thoả mãn. 

Ngày 15-11-1968 trong cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu công nhân, cán bộ ngành than tại Phủ Chủ tịch, Người chỉ rõ: "Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân và cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết thắng rất vững, phải đoàn kết nhất trí, phải có đầy đủ ý thức làm chủ nhà nước; làm chủ xí nghiệp, vượt mọi khó khǎn nhằm vào một mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc" 12 

Người yêu cầu: "Kỷ luật liên đoàn phải nghiêm..." và "mong tất cả công nhân và cán bộ cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác". 

Thấm nhuần lời dạy của Người, hơn 30 nǎm qua, đội ngũ công nhân, cán bộ ngành than với truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và ý thức tổ chức, kỷ luật đã được tôi luyện trong nhiều thử thách, khó khǎn, từ mọi góc độ khác nhau đã vươn lên thích ứng với mọi tình hình, tiếp cận nhanh cái mới, phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đã đề ra mà trọng tâm là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành sản xuất than, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong hoàn cảnh mới ở mức độ cao hơn nữa, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước. 

Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển, Tổng công ty hết sức quan tâm đến phát huy nội lực. Nội lực của ngành than chính là truyền thống, là tài nguyên, cơ sở vật chất, là trí tuệ và bản lĩnh của thợ mỏ. 

Cùng với các giải pháp thức hiện những mục tiêu chiến lược đã xác lập, Tổng công ty đồng thời xúc tiến chương trình hợp tác kinh doanh, liên doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài nhằm thực thi một số dự án đầu tư trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi; hợp tác với các ngành và địa phương triển khai xây dựng các nhà máy điện chạy than ở Na Dương (Lạng Sơn), Cao Ngạn (Thái Nguyên), xúc tiến nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, nhiệt điện Hòn Gai (Quảng Ninh), nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam)... Thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án: Quy hoạch, khai thác sử dụng than bùn phục vụ nông nghiệp và nông thôn; Công ty liên doanh may Bái Tử Long, Công ty liên doanh giày Vân Long; đầu tư phát triển sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và các dịch vụ khoan nổ mìn, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v... để từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo thêm việc làm, san sẻ rủi ro, tǎng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra Tổng công ty còn tập trung nghiên cứu vấn đề kinh doanh cảng biển để chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI. Với thế mạnh của cảng Cửa Ông và sự hình thành con đường cao tốc Nội Bài - Mông Dương, ngành than sẽ có thêm điều kiện để phát triển. Nếu cảng Cửa Ông có thế mạnh, thế chiến lược của một cảng biển chuyên dùng có quy mô kinh doanh xuất nhập đa nǎng, thì cảng Hòn gai bây giờ sẽ là một cảng du lịch và thương mại sầm uất, không có than, hoà hợp với cảnh quan thiên nhiên, giàu tiềm nǎng và cũng đầy triển vọng. Tổng công ty phấn đấu cùng với địa phương tạo ra môi trường kinh doanh mới có hiệu quả trong tương lai. 

Ngành than đang tiếp tục đi lên bằng chính sức mình để bước vào kỷ nguyên mới với những mục tiêu chiến lược, những con số dự báo cho sự phương pháp vượt bậc vào những nǎm 2002-2003 và các nǎm sau. 

Dù rằng trước mắt còn nhiều khó khǎn và thách thức khắc nghiệt của cơ chế thị trường, nhưng bằng việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá vào hoàn cảnh cụ thể của ngành than và bằng truyền thống đoàn kết nhất trí cao, bằng niềm tin mãnh liệt trong mỗi con người trước vận hội mới của sự phát triển nhất định, ngành than sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, vững bước đi lên trên con đường đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.12, tr.411. 
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, ...

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website