Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện đại

Thượng tá Nguyễn Thế Vỵ

 

Ngành công nghiệp Quốc phòng nước ta là ngành có vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh và dìu dắt trên con đường xây dựng và phát triển. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà tuyên bố độc lập được 13 ngày, ngày 15 tháng 9 nǎm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng - cơ quan điều hành cao nhất của ngành quân giới Việt Nam lúc bấy giờ - với hai nhiệm vụ:

- Thu thập, mua sắm vũ khí.

- Tổ chức sản xuất vũ khí.

Người còn trực tiếp tuyển chọn cán bộ, giao nhiệm vụ đặt nền móng vững chắc cho ngành Quân giới, cho nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Phòng Quân giới được thành lập, Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ phụ trách chung cho đồng chí Vũ Anh và Chánh vǎn phòng Quân giới cho đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân 1. Ngày 25 tháng 3 nǎm 1946, sau 20 ngày ký Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh tổ chức lại cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó có Chế tạo Quân giới cục (tức nâng Phòng Quân giới lên thành Cục Quân giới). Đồng chí Vũ Anh kiêm nhiệm Cục trưởng, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân làm Phó cục trưởng. Tháng 9 nǎm 1946,khi sang Pháp đàm phán, Hồ Chí Minh đã trực tiếp chọn đồng chí Phạm Quang Lễ, một người có đức, có tài, có nhiệt tình cách mạng và kiến thức khoa học về sản xuất vũ khí, đưa về phụ trách ngành quân giới Việt Nam. Người dặn: "Chú về phải lo ngay việc chế độ vũ khí cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta. Sớm muộn thế nào ta cũng đánh nhau với Pháp" 2. Ngày 20-10-1946, khi từ Pháp về nước, đến cảng Hải Phòng, nhìn thấy đồng chí Đặng Vǎn Cáp, một bộ Quân giới kỳ cựu, Hồ Chí Minh cho gọi vào phòng riêng và hỏi về sự phát triển của các Xưởng (Công binh Xưởng) của ta. Sau khi nghe đồng chí Cáp báo cáo, Người dặn: "Bác sẽ gửi cho anh, chị em một số vải, chǎn, quần áo... mang về trao tận tay cho anh, chị em mừng và cần phải đào tạo thêm nhiều công nhân hơn nữa thì mới sản xuất được nhiều vũ khí cung cấp cho kháng chiến"3. Tháng 10 nǎm 1946, Hồ Chí Minh và Trung ương còn giao cho đồng chí Nguyễn Duy Thái làm Tổng giám đốc các Công binh Xưởng và giao cho đồng chí Phạm Quang Lễ (vừa từ Pháp về được một tuần) lên Thái Nguyên cùng cán bộ, công nhân Xưởng Giang Tiên tiếp tục nghiên cứu chế tạo Bazôka, một loại súng đạn hiện đại lúc bấy giờ...

Qua những tư liệu nêu trên và cǎn cứ vào các tư liệu khác chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng nhiệm vụ xây dựng và phát triển cho ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam theo những nội dung sau:

I- Phát triển công nghệ trong khai thác, sửa chữa và sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật

Trong Chỉ thị thành lập Phòng Quân giới, Hồ Chí Minh nêu rõ hai nhiệm vụ của ngành Quân giới là thu nhập mua sắm vũ khí và tổ chức sản xuất vũ khí. Đây là hướng đi đúng, thích hợp của ngành Quân giới nước ta trong kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ và của ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, do bị đè nén áp bức hơn 80 nǎm dưới ách đế quốc thực dân, dân tộc Việt Nam phải đánh địch với vũ khí, trang bị kỹ thuật lạc hậu hơn kẻ thù 300 nǎm. Trong lịch sử chống chiến tranh xâm lược bảo vệ non sông, đất nước trong kỷ nguyên Đại Việt, kẻ thù bao giờ cũng mạnh hơn chúng ta về so sách lực lượng nhưng bao giờ tổ tiên ta cũng đánh địch với vũ khí, trang bị kỹ thuật hơn hẳn. Đấy là cuộc chiến tranh giữ nước của quân và dân Âu Lạc dưới sự lãnh đạo của An dương Vương Thục Phán (vào nửa sau thế kỷ thứ III trước Công nguyên). Người Âu Lạc đánh giặc bằng cung nỏ cải tiến, đặc biệt là mũi tên đồng ba cạnh sắc sảo và thành Cổ Loa kiên cố khiến quân xâm lược nhiều phen đại bại. Sau cùng, Triệu Đà phải dùng kế gián điệp ǎn cắp công nghệ chế tạo vũ khí của quân và dân Âu Lạc, chúng mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược. Đời Hồ (1400-1407), "Hồ Quý Ly thường ước ao làm sao xây dựng một đội quân 100 vạn người. Tất cả con trai từ 2 tuổi trở lên đều phải đǎng ký vào sổ hộ để đến tuổi thì tuyển lính. Tổ chức quân đội đội được chấn chỉnh lại, phiên chế thành các quân hiệu gồm có các vệ đội. Nhiều xưởng đóng chiến thuyền, đúc vũ khí và kho quân nhu được thiết lập - Kỹ thuật quân sự được cải tiến. Chiến thuyền đời Hồ là loại chiến thuyền lớn đóng bằng đinh sắt, phía trên có sàn đi lại để chiến đấu, phía dưới có hai người một mái chèo. Hồ Nguyên Trừng chế ra loại súng nổi tiếng là thần cơ. Đó là loại súng có nhiều cỡ lớn, nhỏ khác nhau, có sức sát thương và công phá hơn hẳn các loại súng đương thời, kể cả hoả pháo của quân Minh" 4.

Đánh quân xâm lược Thanh (1789), quân đội Tây Sơn có một thứ vũ khí vô cùng lợi hại là Hoả hổ. Hoả hổ có tác dụng thiêu đốt cả sinh lực, cả vũ khí và doanh trại đối phương. Quân Thanh vô cùng khiếp sợ trước loại vũ khí này...

Là một nhà cách mạng Mácxít rất an hiểu lịch sử dân tộc, khi nổ ra toàn quốc kháng chiến, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp", thế nhưng trước đó, với tầm nhìn xa trông rộng Người đã lo đến việc thu thập mua sắm, sửa chữa và sản xuất vũ khí để chống giặc ngoại xâm. Người thấy rõ, nước ta mới giành được độc lập, nền kinh tế chậm phát triển, công nghiệp và vật liệu chế tạo chưa có gì, khả nǎng chế tạo được một khẩu súng trường mà các nước tiên tiến đã sản xuất hàng loại trước đó hàng trǎm nǎm là một thử thách và khó khǎn rất lớn với nền công nghệ lạc hậu của ta. Dó đó, tư tưởng của Người là phải phát triển công nghệ trong khai thác, sửa chữa và sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật mà Chỉ thị thành lập Phòng Quân giới đã nêu rõ.

Quán triệt tư tưởng của Người, ngành Quân giới đã, một mặt tuyên truyền vận động nhân dân cả nước hǎng hái tham gia "tuần lễ vàng" để mua sắm vũ khí. Thời gian này quân Nhật chờ giải giáp về nước và quân Tàu Tưởng ô hợp tham nũng bán cả vũ khí để tiêu xài... Đông là một hướng quan trọng để Quân giới mua sắm vũ khí. Trong các chuyến mua vũ khí, đáng kể nhất là chuyến mua được hàng ngàn súng trường, súng máy của một tên chỉ huy quân Tầu Tưởng ở Hoà Bình đưa về Hà Nội. Hoặc như chuyến ở kho Đình ấm (Vĩnh Yên) cũng của quân Tầu Tưởng, cả súng đạn, bom, vật liệu chở đầy hai toa xe lửa đưa về ga Phúc Yên rồi chuyển về kho Quân giới. Mặt khác, tập trung sản xuất các loại vũ khí "cǎn bản", chủ yếu là lựu đạn, mìn, loại vũ khí thông dụng nhất để tiến hành đánh du kích. Đồng thời, gần như cùng lúc, theo Chỉ thị của Đảng, của Hồ Chủ tịch, ngành Quân giới đã cố gắng nghiên cứu thử nghiệm - chế tạo thành công súng dạn Bazôka, một loại vũ khí chống tǎng hiện đại lúc bấy giờ. Sau đó, nhờ có thêm kinh nghiệm và điều kiện, trong khi vẫn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất "vũ khí cǎn bản", Quân giới ta đã tiến lên nghiên cứu - chế tạo thành công nhiều loại vũ khí khác hiện đại hơn như súng cối, vũ khí công đồn...

Chính nhờ quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và biết dựa vào dân, Ngành Quân giới đã đứng vững và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí ngày càng cao trong kháng chiến chống Pháp. Cán bộ, công nhân Quân giới đã luôn luôn sáng tạo cả trong kỹ thuật và tổ chức, quản lý sản xuất. Từ học tập, tìm hiểu vũ khí đến nghiên cứu thiết kế vũ khí theo mẫu đã có, rồi thiết kế vũ khí mới theo nguyên lý hiện đại là cả một quá trình đầy khó khǎn, nguy hiểm. Để ổn định được mẫu một loại vũ khí, bao đồng chí đã hy sinh trong nghiên cứu - thí nghiệm - chế tạo. Khi người này ngã lại có người khác thay thế ngay để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện. Khi thiết kế, Quân giới ta không chỉ cǎn cứ vào mẫu có sẵn, mà còn phải cǎn cứ vào khả nǎng vật liệu hiện có, trình độ, thiết bị và công nghệ có hạn, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ... để cải tiến sao cho phù hợp. Trong công nghệ chế tạo, Quân giới Việt Nam đã có nhiều sáng tạo cả về chế tạo vũ khí và chế tạo nguyên vật liệu để làm ra vũ khí. Một sáng kiến nổi bật là đã chế tạo thành công nòng súng cối các cỡ bằng các đầu đạn đại bác ghép nối lại. Công nghệ dập sâu cũng có những thành công trong chế tạo, đạn AT, đạn Bazôka. Một sáng tạo lớn là đạn súng trường đã được dập từ đồng thau tự luyện lấy. Một việc tưởng như không thể làm được trong hoàn cảnh khó khǎn của cuộc chiến tranh chống Pháp.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dân tộc ta đánh địch với vũ khí, công nghệ lạc hậu hơn chúng vài chục nǎm. Tư tưởng của Hồ Chí Minh: phát triển công nghệ trong khai thác, sửa chữa và sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật một lần nữa phát huy hiệu quả trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mặc dù gặp muôn vàn khó khǎn gian khổ do phải làm việc dưới bom đạn địch, các nhà máy, xưởng quân giới của ta một mặt đẩy mạnh sản xuất "vũ khí cǎn bản" (súng và dạn cho bộ binh, mìn, lựu), mặt khác bám sát thực tiễn các chiến trường tích cực nghiên cứu cải biên, cải tiến và chế tạo được nhiều vũ khí có hiệu lực, nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại vũ khí hiện đại do các nước bạn sản xuất. Có trường hợp lực lượng kỹ thuật Quân giới nghiên cứu phát triển thêm những tính nǎng và hiệu lực mới của vũ khí không có trong thiết kế của bạn. Có trường hợp tách ra một bộ phận để sử dụng như một vũ khí mới (A 12). Lại có trường hợp sử dụng phối hợp nhiều loại khí tài phát huy tính nǎng của từng loại để đạt tới một kết quả chung là làm giảm thủ đoạn gây nhiễu của địch, phát hiện kịp thời chính xác mục tiêu cho bộ đội tên lửa, pháo cao xạ chiến đấu. Đồng thời tích cực nghiên cứu biện pháp chống phá, làm giảm hiệu lực một số loại vũ khí hiện đại của địch, đặc biệt là trong lĩnh vực chiến tranh điện tử... Điển hình là việc chế tạo ra phương tiện phóng từ kích nổ để phá bom từ trường hàng loạt.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quán triệt tư tưởngphát công nghệ trong khai thác, sửa chữa và sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật của Hồ Chủ tịch là vấn đề thời sự. Ngành Công nghiệp Quốc phòng lấy đó làm kim chỉ nam cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành mình.

Với phương châm chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, những định hướng chính của công tác kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành công nghiệp Quốc phòng là khai thác, tận dụng, đồng bộ hoá các phương tiện cũ, hiện có trong trang bị theo hướng thông tin hoá, điện tử hoá. Dùng vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ thường làm nền tảng để phát huy thế mạnh của vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao. Trên cơ sở phát huy lợi thế của người đi sau, tránh những thất bại của người đi trước, tận dụng mọi thời cơ đi thẳng vào công nghệ thích hợp, khai thác tốt nhất thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thực hiện bước phát triển nhảy vọt, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hiện đại hoá trang bị đã có. Xu hướng này đảm bảo tính khả thi với chi phí hợp lý trong điều kiện tiềm lực kinh tế đất nước và ngân sách quốc phòng còn hạn hẹp. Trong khi đó, lại có thể tạo ra cơ sở công nghệ quân sự riêng, giữ gìn cải tiến được vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, vươn đến chế tạo, sản xuất được những vũ khí mang bản sắc Việt Nam, vừa phù hợp với cách đánh của ta, vừa bảo đảm tính hiện đại, tiên tiến, tiếp cận được trình độ khoa học cao của thế giới. Biến vũ khí thông thường thành các loại vũ khí "thông minh", những vũ khí trang bị kỹ thuật tự chế tạo hoặc mua sắm thành phương tiện chiến đấu và công tác riêng của lực lượng vũ trang nhân dân ta.

Do công nghệ quốc phòng của ta hiện nay quá thấp so với công nghệ quốc phòng của các nước tiên tiến trên thế giới, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển công nghệ trong khai thác, sửa chữa và sản xuất, chúng ta đã đầu tư chiều sâu cho các xí nghiệp sửa chữa để đưa công nghệ - phương tiện, phương pháp lao động tiên tiến, hiện đại vào dần thay thế "lao động vo", biến lao động từ không có quy trình công nghệ sang lao động bằng quy trình công nghệ, biến công nghệ trên phương tiện và thiết bị tiên tiến, chuyển đổi cǎn bản, toàn diện từ lao động thủ công sang lao động bằng công nghệ - phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại như đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta đã xác định.

Bên cạnh việc từng bước xây dựng và phát triển nǎng lực công nghệ quốc phòng nội sinh, trong điều kiện đẩy mạnh giao lưu hợp tác khu vực quốc tế, Công nghiệp Quốc phòng chú ý khai thác những thời cơ để có thể từng bước nhập, mua những thiết bị hiện đại, tiên tiến cần thiết, phấn đấu để bất kỳ phương tiện chiến đấu được nhập từ bên ngoài sau giai đoạn khai thác ở trong nước nhất thiết phải trở thành phương tiện riêng của quân đội ta, phù hợp với bộ đội ta, với môi trường chiến đấu và nghệ thuật chiến tranh nhân dân ở Việt Nam... Từ đó hình thành một bên công nghệ khai thác (quốc phòng) hiện đại.

Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật giàu nhiệt huyết cách mạng, có khả nǎng nắm bắt và thích ứng kịp thời với những phát triển mới trong khoa học công nghệ hiện đại.

Thông qua những mẩu chuyện Hồ Chí Minh tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng Giáo sư Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ) và những đồng chí cán bộ, công nhân Quân giới trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta thấy Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc giới trí thức, tập hợp và thu phục được nhân tâm người trí thức, khí lệ họ đem tài nǎng phục vụ đất nước. Do đó mà ngành Quân giới Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp đã thu hút được đông đảo thanh niên và hầu hết công nhân cơ khí trong nước. Phần lớn công nhân kỹ thuật do Pháp đào tạo ở các trường kỹ nghệ; nhiều trí thức được đạo tạo trong nước và ngoài nước, làm việc ở nhiều ngành, nhiều tổ chức... trên cả nước đều tham gia ngành Quân giới. Chính lực lượng này, được Đảng, được Bác Hồ Chí Minh lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, thử thách trong thực tế chiến tranh, về sau đã trở thành những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chủ chốt của toàn ngành Quân giới, của cả nhiều ngành kỹ thuật khác trong Quân đội cũng như ở các ngành kinh tế quốc dân khác trên đất nước ta. Từ thực tiễn ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của ngành Công nghiệp Quốc phòng được vận dụng vào thực tiễn hiện nay là: tuyệt đối trung thành với Đảng, gắn bó với binh nghiệp cách mạng, có trình độ cơ bản vững chắc, nắm vững thế giới quan, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và biết vận dụng trong công tác và hoạt động thực tiễn, có bản lĩnh hành động tốt, có khả nǎng tự học theo nguyên tắc giáo dục liên tục và tự học suốt đời, nắm vững các công cụ mới và các phương tiện tiên tiến. Đội ngũ này phải đủ sức giải quyết các nhiệm vụ do thực tiễn công tác kỹ thuật và sản xuất quốc phòng đề ra, đồng thời có khả nǎng tiếp cận, thích ứng với công nghệ mới được chuyển giao và tiến tới sáng tạo những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng trong tương lai... Do đó, nhiệm vụ trước mắt hiện nay là phải biết giữ gìn, bồi dưỡng và khai thác tốt đội ngũ các bộ khoa học, công nhân kỹ thuật hiện có và khẩn trương đào tạo thế hệ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật mới được bổ sung.

Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật ngành Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là vốn quý của Quân đọi và Nhà nước. Tuyệt đại trong số này được đào tạo cơ bản, có quá trình lâu dài gắn bó với thực tiễn, có nǎng lực hành động tốt, trực tiếp kế thừa và học tập kinh nghiệm của các thế hệ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đàn anh (trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ), đã và đang có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của quân đội ta. Nhiều đồng chí tuổi đã cao, ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, điều kiện và khả nǎng cập nhật thông tin có hạn chế. Do đó, để tiếp tục sử dụng và phát huy tốt đội ngũ hiện có, cần có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm bổ sung cho họ những kiến thức và phương pháp hiện đại, giúp họ có điều kiện cập nhật thông tin và tiếp cận được với thông tin mới bằng các hình thức khác nhau, nâng cao tri thức và nghiệp vụ chỉ huy, quản lý. Các hình thức bồi dưỡng cần ngắn ngày, chủ yếu là tại chức.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương đào tạo một lớp cán bộ khoa học - công nghệ, công nhân kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng mới với yêu cầu dồi dào trí tuệ và nǎng động, có khả nǎng nắm bắt và thích ứng kịp thời với những phát triển mới trong khoa học - công nghệ hiện đại (kể cả nghiên cứu cơ bản, kỹ thuật và công nghệ). Đội ngũ này cần phải cân đối, đồng bộ về ngành nghề và trình độ, đủ về số lượng và có dự trữ nhất định cho sự phát triển...

Nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp Quốc phòng hiện đại là góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay

 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh - Biên niên giới những sự kiện và tư liệu quân sự. Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1991, tr.66. 
2. Sđd, tr.78. 
3. Theo Bác đi kháng chiến, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1970, tr.124. 
4. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr.23.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website