GS. Phạm Kim
Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Hồ Chủ tịch sinh thời đã không ngừng chǎm lo rèn luyện cho đội ngũ cán bộ mọi ngành, mọi cấp. Ngày nay, nhiều ngành đã lấy ngày nhận được thư của Người dạy bảo, huấn thị làm ngày truyền thống. Thư của Người thường ngắn gọn súc tích, lời vǎn dễ hiểu, mộc mạc, chân tình, không xa cách mà ấm áp thân thương gần gũi. Tuy nhiên nghiền ngẫm từng chữ từng lời, mới thấy bao hàm những ý lớn luôn là kim chỉ nam cho ngành phát triển, cho người cán bộ trong ngành suốt đời phấn đấu học tập, đặc biệt về mặt đạo đức.
Đối với ngành y tế chúng ta, Bác Hồ đã có ba bức thư: Thư gửi nam nữ học viên Trường y tá Liên khu I (nǎm 1949); thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953; thư gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu nǎm 1955, đặc biệt trong bức thư Người viết cho Hội nghị cán bộ y tế nǎm 1955, tuy đã 42 nǎm trôi qua, ba điều Người dạy cho những người cán bộ y tế chúng ta, cho đến hôm nay vẫn giữ nguyên tính thời sự nóng bỏng. Đó là:
- Cán bộ y tế, không kể công việc và địa vị khác nhau, phải thật thà đoàn kết.
- Cán bộ y tế cần phải thương yêu sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
- Cán bộ y tế phải phấn đấu xây dựng một nền y học của ta, dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng, nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây".
Ba điều dạy tưởng chừng mộc mạc và giản dị đó suy ngẫm ra vẫn còn phải nằm trong chiến lược phát triển ngành lâu dài và còn là tấm gương mãi mãi cho mọi người cán bộ y tế soi vào để rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Ba điều dạy đó đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đậm đà tính dân tộc và giàu tính nhân vǎn.
Không thể hiểu sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu như không hiểu thấu một phần về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Y đức vốn là đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ y tế; tuy nhiên cũng như xây dựng một nền y học của một quốc gia, ngoài tiếp thu truyền thống của nhân loại, còn phải tiếp thu truyền thống của dân tộc (tức nền y học cổ truyền dân tộc). Xây dựng một nền y đức cũng vậy, không thể ra ngoài quy luật đó.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, điều đầu tiên Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào sức mạnh đại đoàn kết. Vì thế mà lời dạy đầu tiên cho cán bộ ngành y tế là phải đoàn kết, thật thà đoàn kết. Qua trải nghiệm hơn bốn chục nǎm, chúng ta càng thấm thía tinh thần đoàn kết trong ngành y quả là một vấn đề lớn, có tầm quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của ngành. Do tính chất lâu đời của ngành và ý thức tôn ti trật tự thâm nhiễm sâu nặng mà đoàn kết giữa y và dược, giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, giữa cán bộ già và trẻ, v.v. đều đã không ít phức tạp. Ngày nay, khi đồng tiền nằm xen vào mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân; đồng thời với việc người bệnh có thể tiếp cận nhiều thầy thuốc, nhiều bệnh viện, công cũng như tư thì việc giữ gìn sự đoàn kết trong y giới lại càng cần thiết và tế nhị hơn bao giờ hết.
Điều cǎn dặn thứ hai của Bác Hồ: "Cán bộ cần phải yêu thương sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". Lời dạy này của Bác mang tính nhân vǎn sâu sắc.
ở điều dạy này, đứng trên quan điểm tâm lý lâm sàng, ta có thể hiểu "cái đau đớn" mà Bác Hồ cǎn dặn người cán bộ y tế chúng ta cần phải thương yêu và sǎn sóc cho người bệnh, phải là cả cái "đau" về thể chất lẫn cái "khổ" về tâm lý mà mọi người bệnh đều phải chịu đựng. Sự tế nhị khi chẩn đoán một bệnh hiểm nghèo với người bệnh hoặc gia đình bệnh nhân, khi đứng trước người bệnh hấp hối, v.v. mỗi lời động viên, an ủi của cán bộ y tế có thể làm dịu bớt nỗi khổ đi rất nhiều, ngược lại mọi ứng xử vô tình, thô lỗ hoặc xúc phạm sẽ làm tǎng nỗi khổ, thậm chí gây ra bất bình, phản ứng quyết liệt.
Đã từ lâu, tình cảm thân thương như anh em trong gia đình: tình đồng chí trong các bệnh viện quân y cũng như dân y trong thời chiến tranh đã mất dần, nhường bước cho một mối quan hệ gần như "tiền trao, cháo múc". Đó là những khiếm khuyết khiến cho dư luận không đồng tình, khiến cho đạo đức y tế bị xói mòn. Dù rằng nhiều cán bộ nhân viên của ngành còn gặp nhiều khó khǎn mà thù lao còn chưa xứng đáng với chất xám và công sức của họ, nhưng chúng ta không thể chấp nhận người thầy thuốc có những hành vi trái với đạo đức, lương tâm nghề nghiệp... Ngày nay hơn lúc nào hết, vấn đề y đức, phải được đề cao để hạn chế và loại trừ những tiêu cực khi đồng tiền nằm xen vào mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân...
Bộ y tế đã ban hành quy chế về y đức, gồm 12 điều, áp dụng cho cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhằm chấn chỉnh được về chất lượng chuyên môn và cả thái độ phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, cần đưa y đức sớm vào chương trình đào tạo cán bộ y tế cùng với một số nội dung về tâm lý lâm sàng về kiến thức, về tâm lý không thể thiếu được ở người thầy thuốc khi đối tượng phục vụ là con người.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997