Môi trường và sức khoẻ - nhìn từ góc độ công nghiệp hoá

PGS, PTS. Hoàng Nam

Bác Hồ rất quan tâm đến sức khoẻ của dân 

... Môi trường và sức khoẻ. 
Theo truyền thống, chúng ta quen hiểu, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ là yếu tố vật chất (ǎn, ở, mặc...) và yếu tố tinh thần (quan hệ gia đình, vợ chồng, con cái; quan hệ họ hàng, bạn bè, xóm giềng...). Nhưng ở thời đại công nghiệp hiện nay, thì vấn đề môi trường cần được tính đến như một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và đến sự phát triển của nguồn thuốc. Từ cái nhìn này, chúng ta thấy việc xử lý môi trường, tạo môi trường tốt như trồng nhiều cây xanh ở làng quê, xử lý chất thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường... là những việc làm có ý nghĩa phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ con người. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc là việc làm quan trọng, tạo môi trường cho nguồn thuốc phát triển. Mặt khác, do công nghiệp phát triển, nhiều đồ ǎn, thức uống và những hàng tiêu dùng hằng ngày được chế ra bằng phương pháp tổng hợp, do đó chứa nhiều chất vô cơ, dễ gây bệnh, hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển bình thường của cơ thể con người, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 

Sở hữu trí tuệ hay bản quyền tác giả bài thuốc. 

ở thời đại công nghiệp, bản quyền tác giả được hiểu một cách rộng rãi và được đánh giá cao. Những phát minh trong khoa học, những sáng kiến mới trong hoạt động thực tiễn, những tác phẩm vǎn học - nghệ thuật, khoa học đều có chủ và những người chủ đó được hưởng bản quyền tác giả không chỉ về tinh thần mà còn cả quyền lợi kinh tế. ở một số nước như Mỹ, Pháp, Hà Lan... quyền lợi vật chất của bản quyền tác giả là rất cao. ở Mỹ, bản quyền tác giả chiếm 6,3% nền kinh tế quốc dân. 

Tôi nghĩ rằng, với cái nhìn công nghiệp, các bài thuốc gia truyền hay tộc truyền cũng nên được coi như là một phát minh và chủ nó được hưởng quyền tác giả. Nghĩa là Nhà nước cần có sự đánh giá và mua bản quyền các bài thuốc đó. 

Bảo vệ nguồn thuốc và vấn đề sở hữu đa dạng sinh học. 

Sinh học: động vật và thực vật, ở nước ta rất đa dạng, phong phú, và đó là nguồn thuốc mà đồng bào các dân tộc khai thác từ bao đời nay. Sự đa dạng sinh học gắn liền với cuộc sống đồng bào. Đồng bào biết khai thác nó, đồng thời biết bảo vệ nó, nuôi dưỡng nó phát triển. Khai thác một cây thuốc, dù lấy lá hay lấy rễ, đồng bào có ý thức giữ để cây thuốc sống và tiếp tục phát triển. Nhiều bài thuốc có nguồn gốc động vật cũng được khai thác tương tự như vậy. Đồng bào không tổ chức sǎn bắn vào mùa con vật sinh sản. Gặp những con vật quý còn non, đồng bào thả nó sống tự do trong thiên nhiên. Nhờ cách khai thác gắn liền với bảo vệ như vậy nên bảo tồn được sự đa dạng sinh học trong thiên nhiên. 

Ngày nay, với sự phát triển ồ ạt của khoa học - kỹ thuật, công nghiệp khai thác đã len lỏi lên tận vùng hoang sơ, vào tận chốn rừng sâu để tìm kiếm nguồn lợi về kinh tế. Người ta khai thác bừa bãi, triệt để và không thương tiếc nguồn sinh học mà đồng bào các dân tộc đã nâng niu từ ngàn xưa. Chắc chắn không phải tất cả những nguồn sinh học bị công nghiệp khai thác đều là cây thuốc, nhưng sự phá hoại môi trường tự nhiên, đã làm tổn hại đến số lượng và chất lượng nguồn thuốc, do môi trường tự nhiên thay đổi đột ngột. 

Mặt khác, ở thời đại công nghiệp, kinh tế hàng hoá phát triển, những con vật quý, những cây thuốc quý, thật sự có giá trị trên thị trường trong nước và ngoài nước, có thể bị người nước ngoài mua, mang về nước họ nuôi, trồng, làm ta mất quyền sở hữu. Thái độ công nghiệp của chúng ta ở đây là phải nhận biết giá trị của sự đa dạng sinh học, trả giá cho chủ nhân sở hữu đa dạng sinh học tại chỗ. Bằng cách như vậy, hy vọng rằng, chúng ta sẽ khôi phục lại được nguồn thuốc dân tộc ổn định. Nguồn thuốc hữu cơ này, chắc chắn phát huy được tính ưu việt của mình trong phòng bệnh và chữa bệnh trên con đường chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. 

Lời Bác Hồ dạy: "xây dựng một nền y học nước nhà" trên cơ sở chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây" cách đây 42 nǎm nay không chỉ là phương châm phòng bệnh và chữa bệnh mà đang trở thành giải pháp cụ thể để chữa bệnh cho dân. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phương châm trên càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website