GS. Phạm Song
... Khi nói đến Bác Hồ với công tác bảo vệ sức khoẻ thì cần nhấn mạnh đến một đặc tính của Bác là kiệm lời nhưng tư duy cực kỳ sâu dắc và chính xác để trở thành chân lý cho muôn đời, cho nhân loại và hành động cụ thể thì lại đậm nét hơn lời nói và trước tác.
Nơi Bác đến thǎm thường bắt đầu từ nhà bếp, cầu tiêu, giếng nước, chỗ ǎn ngủ... của bệnh nhân, của cơ quan. Bác thường nhắc nhở cán bộ chǎm sóc cho dân, hướng dẫn cho dân nếp ǎn ở hợp vệ sinh. Như vậy Bác đã thể hiện bằng hành động dự phòng là chính và cho bản thân mình thì khi hô hào nhân dân: Vậy luyện tập thể dục và bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Tự tôi ngày nào cũng tập. Chúng ta bồi hồi xúc động khi thấy Bác chơi bóng chuyền, hướng dẫn cho cán bộ xung quanh tập thái cực quyền...
Một đặc điểm nữa chi phối trí tuệ, suy nghĩ và hành động của Người để trở nên bậc chí nhân chí thành là do tâm hồn yêu mến đất nước, yêu mến nhân dân Việt Nam và nhân loại lầm than của Người rất mãnh liệt. Muốn thực hiện phương châm dự phòng là chính, kết hợp phòng và chữa bệnh trong cơ chế kinh tế thị trường mặc dù có quản lý và kiểm soát theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chúng ta ngoài kiến thức, kỹ nǎng và tổ chức còn đỏi hỏi phải "là chút hương hoa của Người" thì mới có thể làm được.
Quan điểm của Bác về Đông Tây y kết hợp. Thực tiễn cũng đã chỉ ra rất rõ là ngành y tế chúng ta tuy có độ dày lịch sử rất khá nhưng xét về kỹ thuật y tế Tây phương thì chậm hơn 1/2 thế kỷ mà muốn có một vị trí trên y học thế giới thì Đông y là một thế mạnh về truyền thống và dược liệu. Xét cho cùng thì nước ta rất nghèo, ngay bây giờ cũng đang rất nghèo thì Đông y và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Đông y phải được tận dụng tối đa.
Về thực trạng chúng ta đã phát triển khá nhanh Đông y trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, kế thừa, khai thác dược liệu truyền thống nhưng phối hợp Đông Tây y phối hợp sử dụng thuốc Đông và Tây cũng như định hướng phối hợp như thế nào nhất là về lý luận còn đang rất lúng túng.
Cùng là một mục tiêu chữa bệnh cho con người nhưng có hai cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau.
Đông y đi từ logic khái quát Âm dương, Ngũ hành, Bát quái để tiếp cận diện một cách rất khái quát các cơ quan nội tạng và sản phẩm tổng hợp của các cơ quan nội tạng là tinh, khí, thần. Chữa bệnh thì chữa diện là chính, bình ổn sự mất quân bình là chính, khai thông ứ trệ là chính; còn Tây y thì đi từ điểm và lượng hoá mọi vấn đề thành các chuẩn mực từ đó tổng hợp thành sinh lý học và sinh lý bệnh và trên cơ sở đó để chữa cơ quan bị tổn thương và chữa mối liên quan cụ thể giữa cơ quan này với cơ quan khác.
Đã có một thời chúng ta muốn dùng kỹ thuật công cụ chuẩn mực của Tây y để giải thích, để lượng hoá Đông y như mạch phù trầm, hàn nhiệt... Thời đó rất khó khǎn về kinh tế và trang bị nhưng lãnh đạo ngành cũng không khuyến khích hay ngǎn cản, chỉ khuyến khích thực sự những vấn đề kết hợp cụ thể Đông Tây y như chữa trị ở viện Đông y châm tế để phẫu thuật, bào chế thuốc từ dược liệu cây cỏ trong nước.
Các tiếp cận của Đông Tây y cơ bản là khác nhau như vậy, nhưng trên thực tế thì như Bác nói: "Thuốc tây cũng chữa được nhiều bệnh nhưng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được".
"Thuốc ta cũng chữa được nhiều bệnh nhưng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được".
Bên nào cũng có ưu điểm. Hai ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bao cho nhân dân phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc đầu tiên cần thực hiện cho được sự kết hợp giữa thuốc tây và thuốc ta trên một người cán bộ y tế là tốt nhất...
Khẩu hiệu: "Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" sẽ là lời hiệu triệu soi sáng hiện tại và cho muôn đời sau. Ngành Y tế chúng ta nếu quyết tâm thực hiện các quan điểm của Người về bảo vệ sức khoẻ trong hiện tại và tương lai thì ngành sẽ phát triển tốt đẹp có vị trí xứng đáng trong nền y tế thế giới, góp phần xứng đáng vào mục tiêu dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng và vǎn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó cũng là cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến Người.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997