Tư tưởng Bác Hồ về chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nguyễn Bá Ngọc

Quan tâm đến sức khoẻ là quan tâm đến con người, một di sản lớn, quan trọng trong toàn bộ di sản Bác Hồ để lại được giới thiệu sinh động ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. 

... Công tác y tế là một sự nghiệp trong sự nghiệp cách mạng chung, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác y tế, không những ở tư tưởng chỉ đạo chung mà còn ở những hoạt động thực tiễn, không những khuyến khích động viên mọi người giữ gìn sức khoẻ mà ngay bản thân Bác là một tấm gương mẫu mực về rèn luyện sức khoẻ. Bằng những hình ảnh sinh động, những hiện vật, tư liệu quý giá đi dọc đai trưng bày bảo tàng ta như được sống lại với bao kỷ niệm đẹp đẽ mà Bác Hồ đã dành cho sự nghiệp y tế. Hòn cuội Bác dùng để luyện gân tay gợi lại những ngày gian khổ sống trong hang Pắc bó Bác đã dùng nó để luyện đôi tay, đến những ngày cuối cuộc đời Bác vẫn dùng luyện tay cho đỡ run để làm việc được nhiều thêm cho dân cho nước. "Con đường mòn Hồ Chí Minh" trong Phủ Chủ tịch vẫn in dấu chân Bác tập đi bộ để có sức khoẻ vào thǎm đồng bào đồng chí miền Nam, nhớ lại hình ảnh Bác tập leo núi khi vừa rời khỏi ngục tù giặc Tưởng, những nǎm tháng vai ba lô chống gậy vượt núi bǎng rừng đi kháng chiến. Vượt qua gian khổ cháo bẹ rau mǎng, sốt rét, ẩm thấp của núi rừng nhiệt đời phải có sự rèn luyện kiên trì, có đủ sức khoẻ dẻo dai đi suốt 3000 ngày kháng chiến. Tổ chức tốt công tác y tế thời kỳ kháng chiến theo tư tưởng Bác Hồ là một vấn đề lớn, một đề tài phong phú cần được dày công nghiên cứu. Thiếu thốn về ǎn, mặc, mọi thứ trang thiết bị... vẫn đủ sức khoẻ cho cả một đại quân càng đánh càng mạnh. Đến thǎm trưng bày hình ảnh giai đoạn này, ngoài những chiến dịch, những trận đánh chúng ta gặp những buổi lao động, tǎng gia sản xuất, những môn thể thao, đấu bóng chuyền, buổi tập võ thuật, những đường quyền uyển chuyển của Bác Hồ, hay những lần Bác đi họp Hội đồng Chính phủ gặp mưa lớn, Bác phải đu mình tay bám chặt dây rừng vượt thác lũ nguy hiểm. .. tất cả là một cuộc rèn luyện sức khoẻ gian khổ. Có đủ sức khoẻ, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn thư thái tĩnh tại là nhờ Bác có một chế độ tự rèn luyện toàn diện, kiên trì, khoa học, phù hợp với điều kiện, sức lực, tuổi tác... Chế độ tự rèn luyện sức khoẻ của Bác là một di sản quý, một kinh nghiệm phong phú, một thực tiễn sinh động cho sự nghiệp giáo dục sức khoẻ cộng đồng... 

Đi đến đâu, dẫu công việc quan trọng thế nào chǎng nữa, điều quan tâm đầu tiên của Bác là đến nơi ǎn, chốn ở, khu vực vệ sinh hỏi thǎm công việc bảo vệ sức khoẻ cho mọi người ra sao, sau đó Bác mới vào hội trường gặp gỡ nói chuyện với cơ sở, hoặc rồi mới đi đến những nơi cần làm việc. 

Muốn thực hiện được quan điểm tư tưởng "lấy dân làm gốc" trong công tác chǎm lo sức khoẻ cộng đồng, một mặt phải phát động quần chúng thực hiện rộng rãi nhưng để có tổ chức chặt chẽ, phối hợp kết hợp nhịp nhàng và làm đúng tinh thần chuyên môn, cần có đội ngũ những người làm công tác y tế. Bác Hồ quan tâm đến sức khoẻ nhân dân, quan tâm đến ngành y, đặc biệt Người quan tâm sâu sát, chǎm lo bồi dưỡng phát triển đội ngũ những người làm công tác y tế cả chiều rộng và chiều sâu, cả về tư tưởng tinh thần đến chuyên môn, kỹ thuật. Hình ảnh, hiện vật, tư liệu phản ánh tư tưởng, tình cảm của Bác với ngành y được trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi vị trí trang trọng, nội dung phong phú, cảm động và sâu sắc. Xiết bao nỗi xúc động đứng trước lá thư bút tích của Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng tháng 1 nǎm 1947 chia buồn về đau thương, mất mát... "tôi không có gia đình. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột", hay lá thư của Bác ngày 8-1-1947 thay mặt anh chị em thương bệnh binh cảm ơn sự sǎn sóc cứu chữa của "thầy thuốc và chị em khán hộ, cứu thương". Trong thư gửi Hội nghị quân y tháng 3 nǎm 1948, Bác khen ngợi sự cố gắng của ngành y và nêu rõ tầm quan trọng của y tế trong kháng chiến, Người mong rằng..."người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng thì sẽ được trọng thưởng". Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác trên toàn bộ các mặt trận dấy lên phong trào thi đua lập công trong ngành y tế. Chỉ 5 tháng sau đồng chí Tôn Thất Tùng đã chế ra được thuốc sốt rét. Bác Hồ vui mừng gửi thư khen và trọng thưởng "vì đã lập được công trong thi đua ái quốc". Người nêu gương cán bộ y tế ở mọi nơi mọi chỗ đều xứng danh là một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vì sự sống, vì sức khoẻ con người. Trong thư gửi ngành y tế hoặc những lần đến thǎm và nói chuyện với ngành Người luôn luôn khuyến khích sự tiến bộ. Động viên mọi người phấn đấu không những giỏi về chuyên môn mà còn mạnh về chính trị tư tưởng, yêu nghề, yêu đồng chí, yêu dân, nội bộ đoàn kết thống nhất. Đức y càng chuyên, đức cách mạng càng thắm, phẩm chất, nhân cách của cán bộ y tế ngày một nâng cao, ngày càng hoàn thiện. Bác Hồ là người đánh giá công đức của những người làm công tác y tế một cách đầy đủ, quý trọng nâng tầm giá trị lên một trong những nghề được kính trọng nhất: "Lương y như từ mẫu" vận dụng quan điểm y học phương Đông về đức y Bác nói dễ hiểu gần với người Việt Nam hơn" Thầy thuốc như mẹ hiền". Bác không gọ là bệnh viện mà gọi là nhà thương... lời Bác chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc, là ý nguyện của toàn dân với những ngườu làm công tác y học. Ngành y tế tự hào có truyền thống lịch sử anh hùng, có đội ngũ y tế vừa hồng vừa chuyên, luôn có mặt mọi nơi, mọi lúc khi Tổ quốc, nhân dân cần đến càng tự hào có những cánh chim đầu đàn, các bác sĩ Vũ Đình Tụng, Phạm Ngọc Thạch, Trần Duy Hưng... Được Bác Hồ tin yêu, quý trọng, làm việc bên Bác trở thành những cộng sự tin cẩn của Chủ tịch nước,. những hình ảnh đó làm đẹp thêm, phong phú thêm cho trưng bày bảo tàng Hồ Chí Minh. 

Di sản Bác đẻ lại với ngành y lớn lao trên nhiều lĩnh vực Người đánh giá coa những gì đã đạt được, nhưng cũng yêu cầu đòi hỏi ngành y tế phải phấn đấu hơn nữa, nâng cao đức y, vững vàng y thuật tiên tiến. Đặc biệt di sản tư tưởng của Bác về một nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng, luôn là ánh sáng, nền tảng tư tưởng phát triển của ngành. Trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh cố gắng giới thiệu làm sáng tỏ những tư tưởng vĩ đại đó của Bác Hồ. 

Những ngày đầu dựng nước, khó khǎn thiếu thốn trǎm bề, Bác đặt vấn đề "dân cường thì nước thịnh", tập thể dục, lo sức khoẻ cũng là yêu nước. Người nói giản dị, dễ hiểu: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ". Điều mong muốn của Bác là ai ai cũng tập thể dục, trở thành thói quen, nếp sống, truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc. Có người cho rằng, ngày nào cũng tập đúng giờ thì rất khó, Bác bảo, khó là vì chưa thành thói quen. Quan điểm tư tưởng của Bác, bao giờ dân tộc và y học cũng luôn gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, Người nói dễ hiểu: "Người Nam ta phù hợp với thuốc nam hơn", tự Bác cũng có những bài thuốc nam đặc biệt cho mình, Bác kể lại, hồi nhỏ Bác đi bộ cùng với mẹ từ quê vào Huế, chân bị sưng mẹ lấy nước tiểu của Bác xoa bóp vào chỗ sưng, chân đỡ đau và đi tiếp. Lúc tuổi già, Bác bị đau ở cổ vai, các bác sĩ chạy điện cho đỡ đau nhưng không khỏi, Bác lấy nước tiểu với lá ngải cứu xoá bóp vào chỗ đau nhiều lần thì khỏi hẳn. Theo Bác phải lấy dân tộc làm đối tượng để y học phục vụ, lấy dân tộc làm gốc: "Trong những nǎm nước nhà bị nô lệ, thì y học nước ta cũng bi nô lệ. Y học cũng như các ngành khác đã bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập. Cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta". Tư tưởng chỉ đạo của Bác để ngành y tế "thích hợp với nhu cầu nhân dân" đó là "Đông Tây y kết hợp". Bác khuyên "ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý hoa về cách chứa bệnh về thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú nên chú ý nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây". Đi thǎm đâu, khi nói về công tác y tế, Bác luôn nhắc nhủ phải giữ vệ sinh "phòng bệnh hơn chữa bệnh" đó là tư tưởng "y học dự phòng". Lời khuyên đầy đủ nhất, khái quát, toàn diện trên những vấn đề cốt lõi nhất của y học là lời trong thư gửi Hội nghị Y tế toàn quốc lần thứ nhất ngày 27-2-1955, Bác viết "Xây dựng một nền y học của ta theo nguyên tắc KHOA HọC, DÂN TộC Và ĐạI CHúNG". 

Nói về y tế là nói về con người, những di sản của Bác về y tế, với y tế là xuất phát từ tâm can của một con người" suốt đời vì dân vì nước, nảy sinh từ tư tưởng của một thiên tài dân tộc thời đại. Sâu sắc về nhiều mặt, đa dạng phong phú trên mọi lĩnh vực nhưng gần gũi với cơm ǎn nước uống hàng ngày của con người. Di sản đó là vô giá, nhưng hiểu nó vận dụng vào công tác thực tiễn còn là một quá trình, cần có sự phối kết hợp nhiều ngành nghiên cứu, nhiều cơ quan và mọi người. Trưng bày bảo tàng về lĩnh vực này là một sự cố gắng nỗ lực của cán bộ khoa học bảo tàng, nhưng xét về yêu cầu và những gì Bác Hồ để lại cho ngành y học thì còn quá khiêm nhường, ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc tư tưởng của Bác. Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình và còn cố gắng nhiều, và cải tiến phương pháp trưng bày đang tích cực vận dụng khoa học vi tính trong công tác bảo tàng học, trong việc khai thác tư liệu Bác với y học. Mong rằng trong tương lai rất gần tất cả những gì Bác để lại được đưa vào bộ vi xử lý. Chỉ cần một yêu cầu nhỏ về một câu nói, một sự kiện một chi tiết nào đó Bác Hồ với y học trong thoán giây sẽ phục vụ ngay cho bạn. Được như thế ngành y sẽ an tâm hơn khi tiếp xúc với di sản Bác Hồ, chúng ta sẽ gần với Bác hơn trong tư tưởng trong hành động hàng ngày. Mãi mãi những hiện vật, hình ảnh Bác được trưng bày ở Bảo tàng luôn là trực quan sinh động gợi đến tâm linh hình ảnh Bác đẹp sáng trong ta. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website