Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ sức khoẻ

PTS. Phan Thanh Khôi

"Sức khoẻ", trong quan niện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là bao gồm sự lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi khuyên mọi người tập thể dục, Người có một định nghĩa về "sức khoẻ": "Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ". 

Bác Hồ vốn thấm nhuần triết lý "sống phương Đông là vốn trọng cái tình, lòng nhân ái... Cho nên, Người rất chú ý đến giáo dục đạo đức. Nhưng đạo đức mà Người nói là đạo đức cách mạng. Trong bài báo "Đạo đức cách mạng" Hồ Chủ tịch xác định những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng của người cán bộ là: hết lòng vì nhân dân, sống giản dị, lành mạnh, kính trọng của công, chịu đựng gian khổ... Nhưng đồng thời, cũng trong bài báo đó Ngươi viết: "Không phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng". Cũng vì vậy mà có thể nói, quan niệm trên của Hồ Chủ tịch về sức khoẻ là đã tiếp cận đến tinh thần mác xít về con người. Con người trong bản chất của mình đã vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. 

Khi sức khoẻ bao gồm cả về thân thể lẫn tinh thần, thì sự chǎm lo đến con người nói chung và vì sức khoẻ nói riêng phải bằng cả những biện pháp vật chất cũng như tinh thần. Do đó, Bác Hồ cǎn dặn: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu". 

Và sau nữa, với nội hàm ấy của khái niệm sức khoẻ thì việc nhận định "con người là nguồn lực phát triển" có thể thay thế bằng "sức khoẻ là nguồn lực phát triển", hơn nữa, con người - sức khoẻ lại là nguồn lực phát triển quan trọng nhất (trong sự so sánh với các nguồn lực khác về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tiềm lực khoa học - kỹ thuật, vốn...) 

Quan niệm về sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính hiện đại. Tổ chức y tế thế giới cũng cho rằng sức khoẻ phải là "một trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội. 

Hồ Chủ tịch cho rằng bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm công dân và là một nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới: 

Khi sức khoẻ là nguồn lực phát triển xã hội thì người công dân của xã hội mới phải có ý thức đối với nguồn lực ấy. "Vậy nên luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của một người dân yêu nước. 

Mỗi hoạt động lớn hay nhỏ, ở từng con người, từng tập thể hay đơn vị, địa phương nếu có lợi cho sức khoẻ, Bác Hồ đều cho đó là thể hiện của tinh thần yêu nước . Phong trào diệt ruồi muỗi của nhân dân Người gọi là "vệ sinh yêu nước" và lưu ý: không nên chủ quan, cho việc diệt ruồi muỗi là một việc nhỏ, dễ làm chỉ quan hệ đến vệ sinh mà thôi. Nó có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và vǎn hoá. 

Hồ Chủ tịch đề cao công tác phòng bệnh và việc tuyên truyền các kiến thức vệ sinh. Thật cảm động, ngày nay đọc lại Bác Hồ, thấy người tận tình chỉ bảo và nêu lên rất cụ thể những việc làm để vệ sinh phòng bệnh như: đánh chuột, quét dọn nhà cửa, đường xã, lấp các hố nước bẩn, ở ngǎn nắp, làm hố xí, đào giếng khơi... và đến cả "ǎn ở sạch sẽ, không gặp đâu nằm đó, không gặp gì ǎn nấy, không ỉa bậy, đái bậy". Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, phong trào "Thi đua ái quốc" được phát động rộng khắp, trong đó có hoạt động bình dân học vụ. Bác Hồ yêu cầu hoạt động này phải kết hợp dạy chữ với tuyên truyền nam nội dung lớn, mà nội dung thứ nhất là: thường thức vệ sinh, để dân bớt đau ốm. Người coi thể dục là biện pháp tốt để rèn luyện sức khoẻ: Thể dục để làm cho thân thể khoẻ mạnh, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung". Từ đó, nội dung giáo dục trong các trường phổ thông, Hồ Chủ tịch nêu lên bốn lĩnh vực, mà cũng trước hết là: thể dục, sau đến trí dục, mỹ dục, đức dục. 

Mọi người từ già trẻ, gái trai, đã là người dân yêu nước đều phải quan tâm đến giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Lớp lớp thiếu niên nhi đồng không quên "5 điều Bác Hồ dạy": yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt và lao động tốt; đoàn kết tốt và kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà và dũng cảm. Còn các cụ già, cho đến nay, trong tâm tưởng vẫn nhớ đến việc Hồ Chủ tịch thường tặng lụa may quần áo cho những bậc cao niên - như là một biểu tượng của kính lão và mong cho con người Việt Nam trường thọ. 

Bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm công dân, cho nên khi khuyên đồng bào tập thể dục thì chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một tấm gương: "Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập". 

Qua đó, nhận thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh bảo vệ sức khoẻ thực sự là một nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Điều này được nhất quán trong mọi giai đoạn lịch sử cách mạng nước ta. 

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, vào đầu nǎm 1947. Chủ tịch Hồ Chí Minh bước đầu vạch ra hướng biến đổi mới trong xã hội mà Người gọi là "đời sống mới". Theo đây, đời sống mới bao gồm nhiều nội dung, trong đó: "Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm. Sức khoẻ thì làm được việc, làm được việc thì có ǎn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm đời sống mới". Và với quan niệm sức khoẻ là cả về thể chất và tinh thần thì làm thế nào cho đới sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới. Những hình mẫu cụ thể được Hồ Chủ tịch nêu lên đều có tiêu chuẩn vệ sinh phòng bệnh: đời sống mới trong một nhà: "Trong nhà ngoài vườn, luôn luôn sạch sẽ gọn gàng"; đời sống mới trong một làng: "Về vệ sinh, đương sa phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và sǎn sóc cẩn thận. Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi", đời sống mới trong bộ đội: "Bộ đội đông người ǎn chung, ở chung, nếu có bệnh càng dễ lây cho nhau. Cho nên càng phải rất chú ý việc vệ sinh"... 

2. Với Hồ Chí Minh, công tác y tế - chǎm sóc sức khoẻ phải hướng tới mọi người dân, đồng thời phải chú trọng đến các đối tượng ưu đãi và chính sách xã hội: 

Để có thể xã hội hoá công tác bảo vệ sức khoẻ và hình thành ý thức công dân về nghĩa vụ này thì hoạt động y tế phải vì toàn dân . Điều này thể hiện bản chất của nền y tế mới trong cái chung định hướng xã hội chủ nghĩa của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chủ tịch nêu ra là: "Cải thiện dần dần đời sống của nhân dân thuộc mọi tầng lớp, làm cho nhân dân ta ǎn no, mặc ấm, mạnh khoẻ và biết chữ. Cũng như vậy, khi nói về mục đích của điều tra dân số, Hồ Chủ tịch nói: "Vì Chính phủ phải biết rõ miền Bắc có bao nhiêu người, mỗi tỉnh có bao nhiêu đàn ông, đàn bà, cụ già, trẻ em, thì mới rõ cần bao nhiêu lương thực, vải vóc thuốc men, giấy bút, v.v.. để cung cấp cho nhân dân; cần xây dựng bao nhiêu nhà thương, trường học v.v... để phục vụ nhân dân. 

Hồ Chủ tịch đã nhiều lần nhắc rằng sự bình đẳng, công bằng trong chủ nghĩa xã hội khác xa với chủ nghĩa bình quân. Vì thế, khi nói về lĩnh vực sử dụng lao động, Người lưu ý: Sức người có nhiều loại: có thanh niên, có phụ nữ, có người trẻ, có người già. Phải phân công cho hợp lý, người khoẻ thì làm việc nặng, người yếu thì làm việc nhẹ. Đó thực chất là tinh thần của chính sách xã hội trong bảo vệ sức khoẻ. Và tinh thần đó càng rõ ràng hơn khi Người viết. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ǎn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân. Đặc biệt chú trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia đình các liệt sĩ thương binh, bội đội, thanh niên xung phong... 

3. Vai trò to lớn của cán bộ y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân và "lương y phải như từ mẫu": 

Bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm công dân, là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, nhưng nòng cốt thực hiện lại thuộc ngành y tế , nhất là những cán bộ thầy thuốc trực tiếp làm nhiệm vụ này. Bác Hồ gọi ngành y tế là một "mặt trận" và cần thiết phải thực hiện thắng lợi như mọi mặt trận khác, còn cán bộ y tế là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Qua đó cho thấy Người đánh giá cao vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế. 

ở một góc độ khác của phân công lao động xã hội, Hồ Chủ tịch cho biết cán bộ y tế thuộc lao động trí óc . Người nói rằng: phát triển giao thông vận tải cần những ký sư thông thạo nghiệp vụ, đào tạo cán bộ cần các thầy giáo, còn cần giữ gìn sức khoẻ khoẻ của dân, cho nên cần có thầy thuốc... Hồ Chủ tịch nói cụ thể hơn về vai trò người thầy thuốc: Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô chú. Chính phủ phó thác các cô chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nghĩa vụ rất vẻ. Các cán bộ y tế ở những cương vị to nhỏ khác nhau, công việc khác nhau, bên y bên dược... nhưng sức mạnh và vị trí xã hội đáng kính của họ từ sự thống nhất mục đích vì sức khoẻ của nhân dân. Cho nên phải đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. 

Có vô số chuyên ngành khoa học, nhưng y học thuộc một trong những lĩnh vực tinh tế và phức tạp nhất. Cũng do tầm quan trọng đặc biệt của nó gắn với tính mạng và sức khoẻ con người mà một nền y học tiến bộ phải tồn tại trên cái nền của lòng nhân ái . Nhân ái phải được thấm nhuần trong mọi hoạt động y tế: Thầy thuốc phải như mẹ hiền. Theo cách gọi của nghiên cứu hiện đại thì đó là thang giá trị cao nhất của cán bộ ý tế. Tất nhiên để đạt được giá trị lớn này, ngành y tế và cán bộ y tế phải có được một hệ giá trị , hay những tiêu chuẩn cụ thể khác, mà vấn đề này cũng đã được Hồ Chủ tịch nêu lên một cách cơ bản trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953. Tinh thần là: Về chuyên môn : phải luôn học hỏi để vươn lên và cần chú trọng vào những vấn đề thiết thực; về chính trị: có lập trường vững vàng và đạo đức mới; về tổ chức: hợp lý "ít tốn người, tốn của mà làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân"; về cán bộ: cần thường xuyên lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ kế tục có tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... 

Tuy vậy, các lực lượng cán bộ khác nhau trong ngành y tế lại cần có những giá trị tiêu chuẩn phù hợp để có thể vươn tới cái cao cả của "thầy thuốc phải như mẹ hiền" trong công tác chuyên môn của mình. Sinh viên - những bác sĩ tương lai, Bác Hồ khuyên: Phải chǎm lo học hành, phải cố gằng thực hiện 5 điều: HǍNG HáI, HY SINH, BáC áI, ĐOàN KếT, Kỷ LUậT". Đối với người thầy thuốc trong quân đội , Hồ Chủ tịch nhắc nhủ phải: Đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng, về chuyên môn kỹ thuật; luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giói đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khoẻ của bộ đội... Đối với các y tá, Người dặn dò chân thành rằng: Y tá chẳng những là một nghề nghiệp mà lại là một nghĩa vụ. Người y tá chắng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự tráng kiện của giống nòi. Những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó, phải giàu lòng bác ái, hy sinh. 

Một trong những đặc điểm của ngành y tế là có một lực lượng lao động nữ đông đảo. Trong Đại hội liên hoan những phụ nữ xuất sắc toàn ngành y tế miền Bắc nǎm 1965 Bác Hồ gửi thư chúc các đại biểu sức khoẻ tốt, thi đua tốt, tiến bộ nhiều, phục vụ tốt quân và dân vì sự thống nhất nước nhà. ở thư gửi Bệnh viện Nghệ An, nǎm 1967, Người nhắc lại đặc điểm trên và khen ngợi nữ thầy thuốc đã vượt mọi khó khǎn gian khổ để xây dựng bệnh viện tốt, tuy bận nhiều việc vẫn học tập đều đặn để nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị. 

Như vậy, khi xác định tầm quan trọng của công tác bảo vệ sức khoẻ, Hồ Chủ tịch đặt niềm tin vào người cán bộ ngành y, đồng thời cũng hướng cho các thầy thuốc (bác sĩ, dược sĩ, y tá...) vào những chuẩn mực của con người lao động mới trong nền y tế mới Việt Nam, nhân ái hay bác ái là nét nổi bật trong nhân cách người cán bộ y tế, thế nên: "lương y phải như từ mẫu". 

4. Những nguyên tắc chủ yếu của phong trào bảo vệ sức khoẻ và hoạt động y tế. 

Từ những quan điểm lớn trên và từ nhiều bài nói và viết khác của Hồ Chủ tịch có thể rút ra những nguyên tắc chủ yếu của phong trào bảo vệ sức khoẻ và công tác ngành y tế như sau: 

a) Xã hội hoá công tác bảo vệ sức khoẻ nhưng cần có sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ của Đảng và Nhà nước và v ai trò tích cực của ngành y tế. 

b) Để có một phong trào bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh sâu rộng và đạt kết quả cần phải có những phương pháp tiến hành phù hợp. 

c) Bảo vệ sức khoẻ là cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển công tác y tế là một sự nghiệp lâu dài, k hông tách rời sự phát triển mọi mặt khác của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế, 

d) Xây dựng "nền y học của ta". Đó là lời Hồ Chủ tịch. Nền y học của ta tức là nền y học nhân vǎn vì sức khoẻ của nhân dân, vận động theo nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng; kết hợp "Đông - Tây y, kết hợp phòng dịch với chữa bệnh; kết hợp quân y và dân y. 

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 42 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế (1955-1997) và 1997) nhớ Người, ta không quên chuyện anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, mùa đông, ở một ngõ nhỏ Pari nước Pháp phải nung nóng hòn gạch, gói trong báo để lấy hơi nóng qua đêm trường lạnh buốt nơi xa xứ đi tìm chân lý. Ta nhớ hình ảnh ông Ké già nơi rừng thẳm Việt Bắc run cầm cập bò từ góc nhà sàn này sang góc nhà sàn kia đấu tranh chống cơn bệnh sốt rét giữa những ngày lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ta không quên vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam - người mà thế giới (UNESCO) tôn vinh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà vǎn hoá lớn", còn nhân dân ta thân mật gọi bằng "Bác", đã suốt đời chǎm lo đến sức khoẻ cho nhân dân, đã hát lên thành thơ, như là nguyện ước và làm hết thảy cho mọi người để "Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên". 

Vì vậy, người chính là ông tiên mãi trong tâm thức của chúng ta!. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website