Hồ Chí Minh với vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

PTS. Bạch Đình Ninh

Trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân được Người hết sức quan tâm. Người cho rằng: dân cường thì nước thịnh. Một chân lý có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính chiến lược có sức trường tồn. ở đây, giữa dân và nước, có mối quan hệ biên chứng với nhau hết sức gắn bó. Một dân tộc, một quốc gia cường một cách toàn diện ắt sẽ bảo vệ một cách vững chắc và xây dựng nhanh chóng thành một đất nước thịnh vượng, sánh vai với nǎm châu bốn biển". Ngược lại, một đất nước thịnh vượng sẽ tạo điều kiện cho mỗi một người cường tráng toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ. 

Chân lý "dân cường thì nước thịnh" được Hồ Chí Minh nêu lên chỉ sau mấy tháng khi đất nước Việt Nam được khai sinh. Trong bài "Sức khoẻ và thể dục". Người chỉ ra rằng giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏ tức là cả nước mạnh khoẻ. 

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều nǎm qua, cho dù trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ ác liệt cũng như trong điều kiện hoà bình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Luật bảo việc sức khoẻ nhân dân khẳng định: "Sức khoẻ là vốn quy nhất của mỗi con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế vǎn hoá xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6-1996) đã giành sự quan tâm thích đáng đến vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nâng cao thể chất, tinh thần của nhân dân. Trong Vǎn kiện đại hội đã chỉ ra mục tiêu cơ bản của những nǎm trước mắt là phải: "Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của người dân, nhất là sức khoẻ của bà mẹ, trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ tử vong". Nhà nước ta đặt mục tiêu phấn đấu đến nǎm 2000 tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 68 tuổi, đến nǎm 2020 là 75 tuổi v.v.. 

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân, trước hết Người nêu cao công tác vệ sinh, phòng bệnh. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong ất cả bài viết, bài nói của Người đối với nhân dân, bộ đội, với các bệnh viện, các trạm quân y, các bác sĩ, y tá cũng như với các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành. Theo Hồ Chí Minh, phòng bệnh là phự pháp gữi gìn bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất, chủ động nhất đối với mọi người từ già đến trẻ, kể cả thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Người nhắc nhở: "Khi chưa ốm, ta phải uống thuốc phòng bệnh thì hơn là đợi ốm rồi mới uống thuốc" .. Người còn chỉ ra rằng phòng bệnh cần thiết như trị bênh. Những câu nói của Người hết sức mộc mạc, giản đơn nhưng thực hiện được thật không đơn giản đối với mọi người chúng ta. Chính tháy trước được điều đó, Người khuyên rằng, công tác vệ sinh, phòng bệnh phải trở thành một phong trào rộng khắp và bền bỉ. Người luôn luôn nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành là phải tìm cách "làm cho đòng bào hiểu rằng muốn lao động, sản xuất tốt thì phải gữi gìn sức khoẻ. Muốn giữ gìn sức khoẻ thì phải ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch. Cần phải tìm cách bảo vệ phụ nữ thai nghén". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu ra chủ trương vệ sinh phòng bệnh nhưng đồng thời luôn luôn theo dõi việc thực hiện chủ trương đó, uốn nắn và kịp thời động viện những địa phương làm tốt, khuyến khích các địa phương khác noi theo. Trong bài nói chuyên với nhân dân và cán bộ tỉnh Nam Định (ngày 25 tháng 5 nǎm 1963), Người nói: "Công tác vệ sinh, phòng bệnh có nơi đã làm tốt như xã Nghĩa Phú (Nghĩa Hưng). Các xã trong tỉnh cần làm như vậy". Thật cảm phục đối với một vị Chủ tịch nước đã quan tâm sâu sát đến nơi ǎn chốn ở của mỗi người dân như Hồ Chí Minh! 

Tư tưởng của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chúng ta phải hết sức chú ý đến tư tưởng của Người về đạo dức của Người làm công tác y tế. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-2-1995, một trong hai vấn đề lớn mà Người đặt ra cho cán bộ y tế cần tập trung thảo luận là phải thương yêu người bệnh Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ càn phải thương yêu sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đơn cũng như mình đau đớn. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở người làm công tác y tế phải nêu cao "lòng nhân loại", "lòng bác ái". Người hết sức thấu hiểu và cảm thông với nỗi dằn vặt, đa đớn của người bệnh khi đau ốm. Người bệnh có thể có những sai sót trong cư sử với thầy thuốc, nhưng Hồ Chí Minh khuyên những người làm cồng tác chắc bệnh từ hộ lý đến bác ỹ cần phải bình tĩnh và nêu cao tinh thần phục vụ, lấy lòng nhân loại, lòng bác ái để cứu chữa người bệnh qua cơn hiểm nghèo. Trong thư gửi Hội nghị quân y tháng 3-1948, Người cǎn dặn: Vì những lý do nào đó mà "một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những ca như vậy chúng ta nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hoá họ". 

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người thầy thuốc còn có một vai trò rất lớn, có sức thuyết phục rất cao, gây được niềm tin mạnh mẽ, là chỗ dựa tinh thần đối với người bệnh. Người chỉ ra bằng người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. Người thầy thuốc chữa bệnh không chỉ bằng thuốc men mà còn phải chữa bệnh bằng phương pháp tâm lý kết hợp một cách nhuẫn nhuyễn các phương pháp đó sẽ làm cho người bệnh có thêm nghị lực, tǎng thếm sức mạnh chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo để trở về với cuộc sống chiến đấu, lao động, học tập và sáng tạo. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thừ dùng câu "Lương y phải như từ mẫu", nghĩa là thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền để chỉ mối quan hệ giữa nhiệm vụ công tác với tình cảm của người thầy thuốc với bệnh nhân. Câu nói trên đã trở thành mục tiêu phấn đấu hàng đầu, mục tiêu trước mắt và lâu dài của toàn ngành y tế từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị cho dến vùng xa xôi hẻo lánh. 

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức trong công tác y tế được Đảng, Chính phủ và Bộ y tế nước ta khái quát lại thành khái nhiệm Y đức, được chính thức ghi thành Điều 25 trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân: "Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh..." Ngành y tế đã có 12 điều quy định về y đức (tiêu chuẩn đạo đức của người là công tác y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2078 BYT, ngày 6-11-1996 của Bộ trưởng bộ Y tế. 

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân thật rất rộng lớn. Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng của Người vào hoạt động thực tiễn góp phần quan trọng trong việc phát triển con người cường tráng toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần trí tuệ nhằm thúc đẩy sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. 

Trong những nǎm gần đây, do ảnh hưởng của những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, một số nơi quan hệ đồng tiền đã xen vào giữa mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân làm xói mòn y đức. Ngành y tế đứng trước thử thách là đồng thời giải quyết hai vấn đề là công bằng và hiệu quả trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website