Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chủ tịch về xây dựng nền y học Việt Nam

GS. Nguyễn Dương Quang

I- Khoa học, dân tộc, đại chúng 

Phương châm của ngành y tế nhân dân thật dễ hiểu nếu tra cứu từng chữ trong tự điển, nhưng đi vào áp dụng thực tế gặp nhiều khó khǎn, nhiều buổi tranh luận sôi nổi đã diễn ra vào cuối những nǎm 50: y học và y tế bên nào cần chú ý hơn trong khi ngân sách thật eo hẹp. 

Khoa học là đo lường, là chính xác, là khách quan ai cũng có thể thấy, có thể kiểm tra và đòi hỏi máy móc, vật tư kỹ thuật. Muốn hoà nhập trên mọi mặt với thế giới cần có những phương tiện làm việc thích hợp. 

Nền y tế nhân dân phải chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân, phù hợp với thể chất của con người Việt Nam, thích hợp với môi trường, khí hâu, địa giới Việt Nam. Bệnh lý của mỗi cǎn bệnh ở Việt Nam khác với bệnh lý của các nước châu Âu, do đó chẩn đoán, điều trị cũng khác nhau. 

Nhưng sǎn sóc sức khoẻ toàn dân, công bằng trong chữa bệnh lại đòi hỏi phải phát hiện bệnh và điều trị sớm ngay từ cơ sở. Mặc dầu nhiều cố gắng trong nhiều nǎm của ngành y tế, trong Hội thảo ngày 26-27-12-1996, Bộ y tế cho biết 72% người nghèo phải tự chữa bênh, đặc biệt mạng lưới y tế cơ sở, nơi phục vụ nhiều nhất cho người nghèo đang trong tình trạng bỏ trống. 

II- Dự phòng là chính, kết hợp phòng bệnh chữa bệnh 

Kế hoạch tiêm chủng đã cho những kết quả tốt đẹp và cho thấy vai trò của phòng bệnh trong việc dập tắt các dịch bệnh. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, phong trào vệ sinh đã được phát triển trong quân đội; trong nhân dân xóm giềng vấn đề phân, nước, rác cũng được tuyên truyền đẩy mạnh trong khi chiến tranh phá hoại, miền Bắc như phong trào làm hố xí hai ngǎn, giếng nước sạch. 

Việc chữa bệnh đạt kết quả, chữa được một trường hợp rốt rét ác tính, mổ xẻ cứu được một người mang bệnh hiểm nghèo cũng giúp cho việc tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh ở địa phương được thực hiện tốt. 

III- Kết hợp đông y với tây y 

Nền y học hiện đại đã đập tắt được nhiều bệnh dịch, nâng cao được sức khoẻ, kéo dài được tuổi thọ. Nhưng từ ngàn nǎm con người Việt Nam với những cây thuốc, với y học cổ truyền vẫn chống đỡ được với bệnh tật, duy trì được nòi giống. Tuệ Tĩnh thế kỷ thứ XIV đã nói: "Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt". Ngày nay các nước Âu Mỹ cũng quan tâm chú ý đến các phương pháp chứa bệnh cổ truyền, những dược liệu phong phú trong cây cỏ. 

Trước đây ở thôn quê, trong mảnh vườn của các gia đình đều có vài luống cây thuốc. Ngày nay, theo Vụ y học cổ truyển Bộ Y tế chỉ còn từ 8 đến 10% số trạm y tế xã phường còn duy trì y học cổ truyền song cũng rất khó khǎn. Sự đổ vỡ hàng loạt các cơ sở thuốc nam, châm cứu đã ảnh hưởng rất lớn tới việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ của những người nghèo, vùng nghèo. 

IV- Kết hợp dân y với quân y 

Vừa mới giành được chính quyền, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà dã phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Ngày 24 tháng 11 nǎm 1945, chính phủ đã ký sắc lệnh trưng dụng các bác sĩ, dược sĩ vào làm việc trong các cơ quan y tế và quốc phòng. Tháng 12 nǎm 1945 Bộ y tế thành lập Ban y tế vệ quốc đoàn và tháng 3-1946 Cục quân y được thành lập, trực thuộc Bộ quốc phòng. Hội nghị liên tịch ngày 21-1-1947 giữa hai Bộ quốc phòng và y tế ở Việt Bắc đã đề ra một chương trình hợp tác giữa quân y và dân y và đặt ra một uỷ ban liên Bộ quốc phòng - y tế ở miền Bắc, miền Trung.ở Nam bộ ngay từ những ngày đầu kháng chiến đã tổ chức Sở quân y hoạt động suốt từ 1947 đến 1554. Sự phối hợp quân y dân y đã giúp ngành y tế nhân đân thực hiện tốt hai nhiệm vụ do Chính phủ đề ra: bồi dưỡng sức dân và đẩy mạnh kháng chiến, các cơ sở y tế dân y đều tiếp nhận thương bệnh binh, các cơ sở y tế quân y đóng ở địa phương nào cũng khám bệnh và cấp cứu cho dân. 

V- sức khoẻ bao gồm tinh thần và thể chất 

Quan điểm về sức khoẻ của Hồ Chủ tịch nêu ra bao gồm cả tinh thần và thể chất đã được tổ chức sức khoẻ thế giới nghiên cứu những nǎm gần đây, coi sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về tinh thần, thể chất và xã hội. Một người mạnh khoẻ không chỉ có thân thể cường tráng, mà tinh thần phải thoải mái, cuộc sống hài hoà mới có hạnh phúc. 

Tháng 2-1995 trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế Bác Hồ cǎn dặn: "Trong những nǎm nước ta bị nộ lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta". 

Những quan điểm của Hồ Chủ tịch về xây dựng nền y học Việt Nam là ngọn đèn pha soi đường để cán bộ y tế khỏi đị chệnh hướng. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website