Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh

PTS. Hoàng Trang

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, nó là tiền đề cho sự phát triển của một cá nhân, gia đình và của toàn xã hội. Con người khoẻ mạnh mới có điều kiện học tập và làm việc tốt. Mọi người đều khoẻ mạnh thì cả dân tộc mới có điều kiện để giữ gìn độc lập và phát triển. 

ở Hồ Chí Minh vấn đề sức khoẻ của nhân dân và phát triển trí tuệ của mọi người luôn luôn là mối quan hệ chặt chẽ. Sức khoẻ của nhân dân chỉ có thể tốt hơn khi mọi người có hiểu biết và sống theo khoa học, và trên bình diện toàn xã hội phải có một nền y học phát triển bảo đảm chǎm sóc tốt cho sức khoẻ toàn dân. Nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ ra muốn giải quyết tốt những mối quan hệ đó, trước tiên dân phải có ǎn. Do vậy ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân lập hũ gạo cứu đói và phát động một phong trào tǎng gia sản xuất, "tấc đất tấc vàng". Một phong trào xây dựng nếp sống mới, "sạch làng tốt ruộng" xây dựng một nếp sống vệ sinh, khoa học được toàn dân hưởng ứng. Cùng với các phong trào đó là phong trào "diệt dốt", bình dân học vụ phát triển rộng khắp và mạnh mẽ trong toàn dân. Chỉ trong vài tháng hàng triệu người mù chữ đã biết đọc, biết viết, các tệ nạn xã hội nghiện hút thuốc phiện, cờ bạc, mê tín bị đẩy lùi, nếp sống rèn luyện thân thể, "phòng bệnh hơn chữa bệnh" phát triển mạnh mẽ, cả dân tộc hừng hực bước vào đời sống mới. 

Hồ Chí Minh không chỉ vạch cho nhân dân ta phương hướng vươn tới cuộc sống ấm no, khoẻ mạnh, vui tươi và hạnh phúc mà chính Người dù bận trǎm công ngàn việc vẫn đi đầu, gương mẫu trong các phong trào và thường xuyên luyện tập thể dục. 

Qua lời chỉ huấn và thực tiễn lãnh đạo nước nhà của Hồ Chí Minh cho thấy rất rõ vai trò to lớn của tổ chức nhà nước đối với việc chǎm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ nhân dân. Để có một dân tộc khoẻ mạnh phải là kết quả hoạt động toàn diện của Chính phủ và toàn dân trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, vǎn hoá, khoa học... Sức khoẻ của nhân dân là khâu then chốt, là yếu tố cơ bản của dân tộc trong việc giữ gìn độc lập và phát triển đất nước. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong việc xây dựng một tổ chức Chính phủ. Ngay từ tổ chức Chính phủ đầu tiên ra đời ngày 25-8-1945, Chính phủ lâm thời được cải tổ từ Uỷ ban dân tộc giải phóng đã có một cơ cấu tổ chức các bộ nhằm phát triển tốt sức khoẻ toàn dân mà cơ quan nòng cốt phụ trách công tác này là Bộ Y tế. Từ Chính phủ đầu tiên cho tới ngày nay, Bộ Y tế luôn luôn được hình thành và giữ trọng trách được Chính phủ "uỷ nhiệm" cho việc trực tiếp chǎm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân. 

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh về sức khoẻ nhân dân, về chǎm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ toàn dân, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn luôn đề cao và tổ chức tốt công tác chǎm sóc sức khoẻ toàn dân qua các thời kỳ cách mạng. Bộ y tế trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đã hoàn thành xuất sắc trọng trách là người trực tiếp chǎm lo sức khoẻ cho toàn dân. Quá trình đó cũng là quá trình phát triển và trưởng thành vượt bậc của ngành y tế nước nhà. Ngay từ ngày mới thành lập, trải qua suốt ba thập niên đầu ngành y tế đã chǎm lo sức khoẻ cho toàn dân, phát triển nhanh về mọi mặt đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến giữ nước 30 nǎm. Trong thời gian đó, có thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà, ngành y tế cùng với ngành giáo dục đã trở thành hai bông hoa rực rỡ của nước nhà. Người dân từ khi sinh ra, lớn lên và lúc trở về già được chǎm lo tốt về sức khoẻ. Cán bộ y tế đã xuất hiện những anh hùng, chiến sĩ thi đua, xã hội thừa nhận "thầy thuốc như mẹ hiền". Một thời kỳ các thành viên của dân tộc rất yên tâm về sức khoẻ và tự hào về những người thầy thuốc của mình. 

Đất nước đổi mới là một tất yếu - với kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường. Những nǎm đầu của thời kỳ đổi mới là những nǎm khó khǎn chao đảo của ngành chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân. Cơ chế thị trường làm cho không ít tầng lớp nhân dân lo lắng cho sức khoẻ của mình khi ốm đau, sinh nở hoặc rủi ro. 

Chính phủ với tư cách là người chịu trách nhiệm nếu dân đói, dân dốt, dân ốm cần có nhiều chính sách và giải pháp đúng đắn thích hợp làm cho dân không đói, không dốt và ngày càng khoẻ mạnh. Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các nội hàm đó. Giải quyết tốt, phù hợp với thực tiễn những yếu tố trên sẽ đưa đến một hệ quả tốt đẹp là dân trí được nâng cao, thế lực của dân được phát triển - và đó là tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo của dân tộc. 

Do vậy dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, để Chính phủ có thể hoàn thành trọng trách là người chǎm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân thì phải lấy mục đích bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, xã hội; phải có biện pháp đồng bộ và kiên quyết từng bước hạn chế đi đến thủ tiêu các tệ nạn xã hội giáo dục về y học và sức khoẻ phải được phổ cập ở tất cả các cấp học với nội dung thích hợp; giáo dục, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân truyền thống của dân tộc, tôn trọng và biết ơn những người chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân; củng cố ngành y tế - cơ quan thay mặt Chính phủ trực tiếp chǎm lo sức khoẻ cho toàn dân. 

Có kế hoạch phát triển ngành trong một kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; hình thành và hoàn thiện hệ thống luật về ngành y; giáo dục và biến những quy định về y đức trở thành hiện thực; có chính sách thoả đáng bảo đảm đời sống tinh thần và vật chất cho những cán bộ và công nhân viên của ngành y.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website