PTS. Nguyễn Hữu Cát, Đặng Vǎn Tiềm
Ngày 20-4-1963, Bác Hồ về thǎm Bệnh xá Vân Đình (sau là Nhà thương Vân Đình). Từ trên ô tô bước xuống, Bác thǎm các phòng khám bệnh, phòng điều trị bệnh nhân, phòng sản, vườn trồng cây thuốc, khu nhà bếp, các công trình vệ sinh và ân cần thǎm hỏi những người đến khám chữa bệnh. Bác khen cán bộ, nhân viên đã giữ gìn bệnh xá được sạch sẽ. Bác đã đến thǎm khu nhà ở của cán bộ, nhân viên nhà trẻ. Trong buổi nói chuyện với các thầy thuốc và nhân viên trạm xá, Người cǎn dặn: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thầy thuốc hay, thức ǎn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt". Kết thúc buổi nói chuyện, Người dặn dò: "Cán bộ, nhân viên bệnh xá phải đoàn kết với đồng bào chung quanh, đoàn kết anh chị em trong cơ quan, tránh tự kiêu, tự phụ, luôn luôn cố gắng làm tốt công việc hơn nữa. Tỉnh uỷ và nhất là Huyện uỷ ứng Hoà phải chú ý giúp đỡ Bệnh xá Vân Đình giữ vững lá cờ đầu của ngành y tế, phát huy được nhiều tác dụng hơn nữa".
Ghi sâu những lời dạy ân cần, quý báu của Bác, Nhà thương Vân Đình coi đây là phương châm hành động, là mục tiêu để phấn đấu vươn lên. Ba mươi tư nǎm qua, trải qua nhiều thời kỳ với những khó khǎn, phức tạp nhưng cán bộ nhân viên, thầy thuốc Nhà thương Vân Đình đã không ngừng phấn đấu xây dựng nhà thương ngày một vững mạnh hơn trên các mặt cơ bản.
Thứ nhất, Nhà thương Vân Đình kiên trì phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ "lương y phải như từ mẫu", khắc phục mọi khó khǎn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Xác định nhiệm vụ chính trị của mình là khám, chữa bệnh, chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân một cách tốt nhất, với tinh thần của người thầy thuốc như mẹ hiền nên trong mọi hoàn cảnh Nhà thương Vân Đình luôn đảm bảo việc khám, chữa bệnh, cấp cứu người bệnh kịp thời, tận tình chu đáo. Nhà thương đã làm tốt việc tổ chức quản lý, khắc phục khó khǎn để phục vụ người bệnh, đảm bảo việc khám chữa bệnh bình thường cho nhân dân trong huyện và đồng bào các nơi khác sơ tán về.
Sau nǎm 1975, cùng với sự chuyển mình của đất nước Nhà thương Vân Đình đã bước vào thời kỳ mới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tǎng về khám chữa bệnh cho nhân dân, nhà thương đã tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên hiện đang làm việc và tiếp nhận thêm nhiều bác sĩ mới ra trường hoặc ở nơi khác chuyển về.
Nhà thương Vân Đình đã sớm thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sự đóng góp của nhân dân và kinh phí của Nhà nước đã thay đổi bộ mặt của nhà thương. Hệ thống nhà điều trị cho bệnh nhân, nội nhi, ngoại sản và các chuyên khoa được xây dựng mới kiên cố và từng bước hiện đại.
Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, xây dựng cơ sở vật chất, nhà thương quan tâm tới việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở, triển khai phương thức quản lý sức khoẻ tại nhà, thực hiện chǎm sóc sức khoẻ ban đầu cho toàn bộ các xã trong huyện.
Bước sang thời kỳ đổi mới, để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhà thương đã sớm có chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ, của tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác trong ngành và các tổ chức quốc tế để củng cố cơ sở vật chất, bổ sung dụng cụ, trang thiết bị nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức phục vụ của thầy thuốc đối với bệnh nhân được tốt hơn.
Thứ hai, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc, chǎm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Từ nhận thức muốn làm tốt công tác chǎm sóc, cứu chữa người bệnh cần phải có đội ngũ thầy thuốc có kiến thức chuyên môn giỏi, nên ngay từ ngày đầu và qua các thời kỳ phát triển, ban lãnh đạo nhà thương đã thường xuyên chǎm lo đến việc bồi dưỡng kiến thức vǎn hoá và nghiệp vụ cho anh chị em cán bộ.
Song song với việc bồi dưỡng, đào tạo về vǎn hoá, chuyên môn, nhà thương còn chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức của người thầy thuốc cho cán bộ, công nhân viên.
Thứ ba, trên cơ sở làm tốt công tác khám, chữa bệnh trong nhà thương, đẩy mạnh công tác phòng bệnh, xây dựng củng cố mạng lưới y tế xã.
Quán triệt lời dạy của Bác Hồ khi về thǎm nhà thương Vân Đình: "Cần chú ý việc phòng bệnh, tuyên truyền giải thích cho đồng bào chung quanh nhà thương và trong huyện biết cách giữ gìn vệ sinh, làm cho mỗi người khi khỏi bệnh biết cách phòng bệnh cho họ và gia đình họ...". Nhà thương Vân Đình đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh phòng, chữa một số bệnh hay mắc cho các bà mẹ, cho gia đình bệnh nhân khi đưa con, cháu người nhà đến khám, chữa bệnh tại nhà thương và các trạm y tế xã.
Nhà thương cũng đã phối hợp với các phòng y tế để xây dựng, củng cố mạng lưới y tế xã, giúp đỡ các trạm y tế xã, về mọi mặt.
Thứ tư, từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho nhà thương nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Nhà thương Vân Đình từ một cơ sở thiếu thốn về mọi mặt khi mới thành lập, đến nay đã có 180 giường bệnh, các công trình phục vụ bệnh nhân như khoa dược, nhà mổ, nhà điều trị nội - nhi, ngoại-sản và một số chuyên khoa với tổng diện tích 3.500m2 là nhà mái bằng kiên cố. Các công trình còn lại đều là nhà cấp III, tường xây mái ngói, có hệ thống điện, nước hoàn chỉnh.
Sở dĩ nhà thương có được cơ sở vật chất hoàn chỉnh như trên, vì ngay từ buổi đầu xây dựng, nhà thương đã biết vận dụng mọi nguồn lực và có kế hoạch xây dựng một cách hợp lý.
Từ những thành tựu, ưu điểm của Nhà thương Vân Đình, trong 34 nǎm kiên trì phấn đấu thực hiện lời Bác Hồ dạy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng về y tế, quyết tâm, kiên trì phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ; phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng và hoạt động của các tổ chức quần chúng như công đoàn, thanh niên, không ngừng củng cố mối đoàn kết nhất trí từ các khoa, phòng đến toàn bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ trung tâm là khám, chữa bệnh, phục vụ người bệnh tốt nhất.
Hai là, không ngừng chǎm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc có chuyên môn giỏi, có thái độ, tác phong điềm đạm, nhiệt tình với người bệnh, có tấm lòng "từ mẫu", có ý thức phục vụ, chấp hành đúng chức trách, quy tắc chuyên môn.
Ba là, xây dựng nền nếp chuyên môn, quản lý và phục vụ trong bệnh viện.
Bốn là, biết dựa vào dân, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất của nhà thương, nhằm phục vụ người bệnh tốt nhất.
Để đáp ứng yêu cầu về chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân trong thời kỳ mới, Nhà thương Vân Đình và ngành y tế ứng Hoà đặt mục tiêu phấn đấu từ nay đến nǎm 2003 là:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc chǎm sóc sức khoẻ ban đầu, phấn đấu đến nǎm 2003 lập hồ sơ quản lý sức khoẻ của toàn dân trong huyện, trước mắt nǎm 1996 lập hồ sơ quản lý sức khoẻ đối với những người mắc bệnh xã hội, các bệnh dễ gây tai biến.
Nǎm 2000 huyện có trạm quản lý bệnh xã hội (thuộc trung tâm y tế) để phát hiện theo dõi các bệnh nhân mắc bệnh xã hội như nhiễm HIV, ma tuý, bướu cổ...
Thứ hai, các trạm y tế xã được chuyển thành cơ sở y tế do Nhà nước quản lý, có bác sĩ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã.
Thứ ba, làm tốt hơn nữa công tác tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế cộng đồng, giảm dần tiến tới tiêu diệt hoàn toàn các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt ở trẻ em vào nǎm 2000.
Thứ tư, xây dựng Nhà thương Vân Đình thành nhà thương khu vực của tỉnh - ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khám chữa bệnh tại nhà thương.
Thứ nǎm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế có chuyên môn giỏi, có tấm lòng mẹ hiền, hoạt động vì dân, thực sự quan tâm tới người nghèo khó.
Những mục tiêu trên được cụ thể hoá trong từng đơn vị trong ngành y tế ứng Hoà với những giải pháp cụ thể từ xây dựng cơ sở vật chất, tǎng cường quản lý đến củng cố cơ sở y tế trên địa bàn xã, v.v..
Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997