Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố đoàn kết trong quân đội hiện nay

Trong quá trình lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong quân đội. 

Nhờ quán triệt và thực hiện đúng đắn tư tưởng của Người mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã xây đắp nên truyền thống đoàn kết, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, vượt qua mọi gian khổ, chiến đấu hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong quân đội là một bộ phận trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của giai cấp, dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người khẳng định, đoàn kết là một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội: "… bây giờ còn một điều rất quan trọng cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đoàn kết. Đoàn kết trên dưới, cán bộ và chiến sĩ…". Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đề ra những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp để xây dựng, củng cố, giữ gìn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân mà chính Người đã cảm hoá, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng tấm lòng "Trung với nước, hiếu với dân"; bằng phẩm chất "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư". Người là hiện thân của khối đoàn kết thống nhất toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Sự thống nhất hài hoà giữa tư tưởng và hành động, đạo đức, nhân cách, sự mẫu mực trong lời nói và việc làm vì lợi ích dân tộc, giai cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự trở thành động lực, sức mạnh to lớn cảm hoá giáo dục, rèn luyện xây dựng tình đoàn kết giữa cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quân đội. 

Đoàn kết thương yêu gắn bó với nhau như ruột thịt giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới trong quân đội được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, rèn luyện bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hun đúc con người Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn, sống thủy chung, nhân ái và sự cố kết cộng đồng sâu sắc thể hiện ở triết lý: "Thương người như thể thương thân"; "Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, toàn dân góp sức"; "Tướng sĩ một lòng phụ tử" để dựng nước và giữ nước. Truyền thống văn hoá ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo giáo dục cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội, dựa trên giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ân cần nhắc nhở quân đội ta, đặc biệt là cán bộ phải xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ, phải thương yêu, đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ nhau như ruột thịt. Theo Người, xây dựng ý thức và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong quân đội phải trên cơ sở giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lê-nin, bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích theo phương châm "Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết". Từ buổi đầu tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc đó là tất cả những gì Người muốn, khi trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng đó của Người đã trở thành nền tảng tư tưởng của mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt trong quân đội ta. Muốn xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong quân đội, Đảng, Nhà nước, đội ngũ cán bộ phải tổ chức, giáo dục, tuyên truyền, vận động để mọi quân nhân tự nhận thức được sự cần thiết phải đoàn kết lại từ đó tự giác tham gia xây dựng, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong quân đội; phải có chủ trương, chính sách, chế độ chăm lo lợi ích chính đáng của mọi quân nhân, đội ngũ cán bộ quân đội phải là tấm gương đoàn kết, mẫu mực từ lời nói đến việc làm vì lợi ích của dân, của nước, thực sự làm hạt nhân đoàn kết trong đơn vị. 

Hiện nay, trong di?u ki?n m?i, hàng loạt vấn đề đoàn kết trong quân đội trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với những quan hệ lợi ích phức tạp; trong một thời đại mà các quan hệ quốc tế đan xen đa chiều, đa cực; khi mà các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm "phi chính trị hoá quân đội" v.v.. đang đòi hỏi chúng ta phải giải đáp. Hơn lúc nào hết, việc quán triệt, học tập, nghiên cứu để vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng sự đoàn kết trong quân đội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Từ thực tiễn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong quân đội hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nắm vững và thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây: 

1. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng tình thân ái, "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" cho cán bộ, chiến sĩ trên cơ sở giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng. 

Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn toàn Đảng, cán bộ, đảng viên "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, những đức tính tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" thể hiện ở thái độ chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau; tính khiêm tốn, tính tập thể, tinh thần dân chủ, sự hợp tác tương trợ theo nguyên tắc "mình vì mọi người, mọi người vì mình"; tình đồng đội kề vai sát cánh trong chiến đấu, trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống và công tác chỉ được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và truyền thống đoàn kết của dân tộc. Đó là cơ sở để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cá nhân và tập thể, bộ phận và toàn thể, giai cấp và dân tộc, tình đồng đội, đồng chí v.v.. Sự trung thành vô hạn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và quyết tâm biến mục tiêu đó thành hiện thực là cơ sở tư tưởng của mối quan hệ đoàn kết máu thịt trong quân đội ta. Trong điều kiện của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt hiện nay, cần đặc biệt coi trọng giáo dục lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nhân dân; tinh thần kiên quyết dũng cảm chiến đấu xả thân hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, cần phải quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng tình hữu ái giai cấp, phát triển truyền thống nghĩa đồng bào, tinh thần tập thể và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không để những lợi ích cá nhân làm phai nhạt tình đồng chí, đồng đội, mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa cán bộ, chiến sĩ. 

2. Tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa các quân nhân phải dựa trên cơ sở nguyên tắc tổ chức và hoạt động, các chế độ, quy định và điều lệnh của quân đội. 

Để mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt trong nội bộ quân đội phát huy sức mạnh, không chỉ dừng lại trong nhận thức, tình cảm mà cần phải có cơ chế tổ chức hợp lý, quy chế làm việc rõ ràng, phong cách dân chủ, kiên quyết chống bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng trong quân đội trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt để xây dựng, củng cố, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết máu thịt trong quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là người tổ chức, hướng dẫn, lãnh đạo khối đại đoàn kết, do vậy Đảng Cộng sản Việt Nam, phải là một Đảng trí tuệ, cách mạng, thống nhất, phải luôn giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Hiện nay việc hoàn thiện quy chế dân chủ, hệ thống điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định để củng cố, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong quân đội trở nên cấp bách. Những vấn đề đó được đổi mới và ngày càng hoàn thiện sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để bồi dưỡng, rèn luyện ý thức xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cho mỗi quân nhân. Bệnh quan liêu, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ nghĩa là nguyên nhân của tình trạng mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong quân đội hiện nay. 

3. Xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch, vững mạnh, chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất năng lực, thực sự là trung tâm, tiêu biểu cho tình đoàn kết gắn bó máu thịt trong quân đội. 

Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ quân đội từ Quân ủy Trung ương tới các tổ chức cơ sở đảng. Lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta dã khẳng định tác dụng và hiệu lực quyết định của việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ quân đội đối với việc giáo dục củng cố đoàn kết trong nội bộ quân đội. Xây dựng sự đoàn kết trong Đảng, chăm lo giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của từng đảng viên, hướng vào lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đoàn kết nội bộ tốt, kỷ luật nghiêm sẽ loại trừ những sơ hở kẻ địch có thể lợi dụng nhằm phá hoại mối quan hệ đoàn kết cán binh. Sự đoàn kết chặt chẽ và vững chắc của Đảng bộ quân đội là điều kiện chủ yếu để bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ quân đội. 

Đối với đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phải đề cao tinh thần trách nhiệm, có tình thương yêu, thái độ đồng cam cộng khổ với binh sĩ; phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên; phải coi binh sĩ như anh em ruột thịt của mình. Người chỉ rõ: "Từ tiểu đội, trung đội trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng". Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay cần phải đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để họ thực sự "làm tấm gương", "làm người kiểu mẫu trong mọi việc" cho bộ đội noi theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. 

Đoàn kết chặt chẽ, thương yêu nhau như ruột thịt là truyền thống quý báu, bản chất cách mạng của "Bộ đội Cụ Hồ" do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công giáo dục và rèn luyện. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, hơn lúc nào hết, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội tiếp tục quán triệt, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố sự đoàn kết trong quân đội càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Đây là trách nhiệm của toàn quân mà trước hết là của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội. 

Theo TS Trần Ngọc Tuệ, tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, tháng 12/2004

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website