Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học phải đi đôi với hành”

Trong lịch sử nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân đân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... 

Sự đóng góp của Người về nhiều mặt là sự kết tinh truyền thống hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Di sản tư tưởng của Người để lại thật vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn, đã và đang soi đường cho tiến trình phát triển của cách mạng nước ta trở thành những giá trị bền vững của Đảng ta, dân tộc ta. 

Tư tưởng của Người về giáo dục là một trong những tài sản giá trị, là viên ngọc quý cho nền giáo dục của nước nhà. Một trong những cống hiến của Hồ Chí Minh cho nền giáo dục, khoa học giáo dục Việt Nam trong tiến trình phát triển là những ý tưởng về sự phát triển nhà trường Việt Nam. Hồ Chí Minh đã gắn việc xây dựng nhà trường Việt Nam mới với công cuộc xây dựng đời sống mới của đất nước. Đó là: ''Học phải đi đôi với hành'' và ''cần cù đi đôi với tiết kiệm''. 

Là một nhà mác xít chân chính, Hồ Chí Minh thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc học trong quá trình làm cách mạng và lãnh đạo cách mạng. Làm cách mạng là phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới mà muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải có ''tri thức'' mà muốn có tri thức thì phải ''học''. Ngay từ đầu, V.l Lênin đã chỉ ra 3 kẻ thù nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản, đó là: bệnh kiêu ngạo cộng sản; nạn hối lộ; và tệ quan liêu (đặc biệt là quan liêu trong thể chế Nhà nước). 

Trong đó, bệnh kiêu ngạo cộng sản, được thể hiện như: lười biếng, không chịu học, không chịu tiếp thu văn hoá...Vì vậy, người làm cách mạng phải đặt việc học lên hàng đầu: ''Học, học nữa, học mãi” tiếp thu những tư tưởng đó của Lênin. Hồ Chí Minh đã coi việc học là quyển sách không có trang cuối cùng. Người cũng nhấn mạnh, học ở đây là phải gắn với thực tế; lý luận phải gắn với thực tiễn, đem việc học những gì học được trong sách vở để hành trong xã hội. 

Hồ Chí Minh đã có những lời bàn sâư sắc về cái học đích thực, cái học hữu dụng và khái niệm về tri thức hoàn toàn. Người đề cao và coi trọng yếu tố “tri” và “hành”. Người viết:.''Một người học xong đại học có thể gọi là tri thức. Song, y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế y không biết làm gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách chưa phải là tri thức hoàn toàn. Y muốn thành người tri thức hoàn toàn thì phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế". 

Còn đối với học sinh ''học đi đôi với hành" nghĩa là: khi ở nhà phải thương yêu cha mẹ giúp đỡ cha mẹ về công việc, giúp đỡ về tinh thần (học được điều gì tình hình trong nước và thế giới thì nói lại cho cha mẹ nghe). Ở trường thì phải đoàn kết giúp đỡ anh chị em thi đua học tập. Phải đoàn kết giữa thầy và trò làm cho trường mình luôn luôn tiến bộ xã hội: các cháu có thể giúp được gì nhiều việc có ích. Thí dụ tuyên truyền vệ sinh, giúp đỡ các em nhi đồng, xung phong dạy bình dân học vụ". Hồ Chí Minh khuyên thế hệ trẻ phải biết kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay, Người dạy: Lao động chân tay cũng phải có văn hóa, mà người lao động trí óc cũng phải làm được lao động chân tay và lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại. 

Với Hồ Chí Minh, học và hoạt động cách mạng phải thực hiện suốt đời. Người luôn luôn căn dặn: ''Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng''. Đó là tính nhất quán của việc thực hiện triệt để nguyên tắc kết hợp lý luận với thực tiễn của Hồ Chí Minh. 

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành cơ sở tư tưởng và lý luận cho đường lối, chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta, nền khoa học giáo dục Việt Nam, việc xây dựng và phát triển nhà trường Việt Nam mới và chiến lược xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Theo báo Thừa Thiên - Huế

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website