Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ khi có chiến tranh xảy ra mà phải trở thành ý thức thường trực trong thời bình, được chuẩn bị nghiêm túc sẵn sàng giành thế chủ động. Ông cha ta thường nhắc nhở: ''Giữ nước từ khi chưa nguy, trị nước từ khi chưa loạn''. Hồ Chí Minh khẳng định: ''Giữ nước được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ''. Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, là yêu cầu tất yếu. Lênin nhấn mạnh rằng: ''Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ''.
Sinh thời, khi về thăm Đền Hùng, nói chuyện với Sư đoàn Quân Tiên phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ''Các Vua Hùng đã có công đựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước''. Lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, biểu hiện tập trung nhất Tư tưởng của Người về quốc phòng. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 2-9-1945, trong bản Tuyên ngôn độc lập, người đã khẳng định: ''Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy, Khi kẻ thù trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Người kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Người chỉ rõ: ''Chế độ này là của ta, ta phải bảo vệ chế độ của ta; Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nước của ta, ta phải bảo vệ Nhà nước của ta. Ai xâm phạm đến nhà nước ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ bằng bất cứ lời nói hay việc làm. Hồ Chí Minh khẳng định: Ngày nào còn bọn đế quốc thì nguy cơ chiến tranh vẫn còn.
Với quan điểm: Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, có dân là có tất cả, lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó; không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Nền quốc phòng Việt Nam phải là nền quốc phòng toàn dân, do toàn dân xây dựng và dựa vào sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải gắn vởi một nền quốc phòng toàn diện, cả về chính trị-tinh thần kinh tế, khoa học - công nghệ và quân sự. Bởi vì, muốn thực hiện toàn dân kháng chiến, ngoài việc động viên quân sự, chính trị, ngoại giao còn phải động viên tinh thần lẫn kinh tế. Vì thế, Người yêu cầu: Toàn thể nhân dân ta phải củng cố về mọi mặt: chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa.
Nền quốc phòng toàn dân toàn diện mà chúng ta xây dựng phải gắn theo phương hướng hiện đại thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hiểu rõ đặc điểm của nước ta sản xuất nhỏ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, công nghệ lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm để: phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng yới an ninh. Người giải thích: Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là Công an để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Hai lực lượng này tuy có chức năng khác nhau, nhưng đều có chung một đối tượng là kẻ thù dân tộc và giai cấp, cho nên phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng và an ninh.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn có đội quân vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị này càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện cầm súng thì mới thắng lợi và các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. Trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (ngày 22- 12 - 1944), Người chỉ rõ: Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, phải vận động toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì, lực lượng vũ trang trong các địa phương. Đây chính là Tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân.
Bộ đội chủ lực, theo Hồ Chí Minh là lực lượng quan trọng nhất của quân đội nhân dân, là lực lượng cơ động chiến lược trên địa bàn cả nước hoặc tửng chiến trường, là lực lượng chủ yếu để tiến hành tác chiến tập trung, làm chuyển Quân đội nhân dân hoạt động tác chiến tại địa phương; là lực lượng vũ trang cơ động của địa phương cùng với quân dân tự vệ bảo vệ địa phương và phối hợp với bộ đội chủ lực khi cần thiết.
Dân quân du kích là lực lượng tự vệ của các địa phương. Hồ Chí Minh coi đó là ''Lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc''.
Bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang ta theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: ''Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng''. Người cho rằng: Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị'', ''quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng mà lại có hại''. Mặt khác, cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng con người với trang bị vũ chí theo quan điểm: ''Người trước súng sau'', ''vũ khí là cần, nhưng quan trọng là người cầm súng''. Người luôn quan tâm xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa có tâm vừa giỏi về nghệ thuật quân sự. Cán bộ là ''gốc'' của mọi công việc, là khâu trọng yếu của một dây chuyền. Trong quân sự càng cần tới vai trò người chỉ huy. Bởi vì: Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi... thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn''. Người đưa ra 6 yêu cầu đối với người làm tướng: ''Trí - Dũng- Nhân-Tín-Liêm-Trung''. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với người chỉ huy quân sự là những chuẩn mực để cán bộ chỉ huy quyết tâm phấn đấu. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chứa đựng những nhân tố bền vững đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.
Tư tưởng ấy có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay và trong tương lai. Tích cục nghiên cứu, học tập, nắm vững Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân sẽ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Theo Báo Lâm Đồng