Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo

Võ Thị Bích Thuỷ
Trường Chính trị Lâm Đồng

 

Những nǎm gần đây tín ngưỡng tôn giáo đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, châu lục, trong đó có Việt Nam. Rõ ràng tôn giáo không mất đi như nhiều người dự đoán, mà ngược lại có chiều hướng phát triển. Tình hình diễn biến theo nhiều khuynh hướng, góc độ khác nhau, đang đặt ra những vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học. Vì vậy, việc làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình hiện nay là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, thái độ cách nhìn nhận cho quần chúng và tìm cách giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn. Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đang tồn tại. Lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội cũng như tác động chính trị của các tôn giáo ở nước ta cũng khác nhau. Có tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc. Nhưng cũng có tôn giáo quá trình du nhập, hình thành và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Chính vì vậy, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở đó Người đã đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.

  1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo. Người đã viết:

"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân .

Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy ".

Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.

Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giá trị nhân vǎn của tôn giáo, khác với đức tin của các tín đồ của các tôn giáo ấy, nó xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô thần đầy tư tưởng bao dung, không giáo điều, cục bộ, hẹp hòi; Người đã khéo léo vận dụng chủ nghĩa duy vật của Mác để "gạn đục khơi trong", kế thừa những giá trị vǎn hoá mang tính nhân vǎn cao đẹp của các tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại một số vǎn hoá, đạo đức tôn giáo có thể hoà nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vǎn minh; xây dựng một nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấy chính là sự vận dụng những quan điểm mác-xít hết sức xuất sắc và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tế nước ta.

Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong sự dung hoà đó các giá trị nhân bản của tôn giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng cao trên cơ sở bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại.

Bản chất của tôn giáo là khẳng định, nhấn mạnh vai trò của siêu nhiên như một giá trị xã hội cao nhất và đề ra một hệ thống chuẩn mực bình đẳng cho sự củng cố, giữ vững niềm tin ở sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Dù tôn giáo có lý tưởng cứu khổ, giải phóng con người nhưng tôn giáo đã phủ định sức mạnh ở chính con người. Với tôn giáo, con người chỉ là "con cừu bé nhỏ", là "chúng sinh đau khổ", cần được "chǎn dắt", "cứu vớt", "giải thoát". Với Hồ Chí Minh, xuất phát từ sự tôn trọng, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của bản thân con người, Người cho rằng sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc phải dựa vào chính tiềm nǎng, sức mạnh to lớn của con người, của dân tộc.

2. Tự do tín ngưỡng và đại đoàn kết toàn dân là những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Điều này được thể hiện rất rõ:

a) Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo: trong các vǎn bản quan trọng cũng như sắc lệnh mà Người trực tiếp tuyên bố và soạn thảo, Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng nhất quán, lâu dài trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những quan điểm của mình mà còn giáo dục cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào lương giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đó. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên vǎn bản, lời nói mà cả trên hành động thực tiễn của Người. Ngay từ khi mới giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ Người đã khẳng định: "Thực dân phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ra tuyên bố "tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết". Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (nǎm 1957), Người khẳng định lại: "Chúng tôi xin nói thêm hai điều, nói rõ để tránh sự hiểu lầm: Một là vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người…". Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, Người luôn phê phán nghiêm khắc những thái độ, hành vi xâm phạm, hoặc làm phương hại đến quyền tự do chính đáng đó.

Sự tôn trọng đức tin của đồng bào có đạo và lòng thương yêu bà con có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ở Hồ Chí Minh làm cho những người không cùng quan điểm với Người cũng phải kín phục. Chính ông J. Sainteny đã viết trong cuốn sách "Đối diện với Hồ Chí Minh": "Về phần tôi phải nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào dù rất nhỏ của sự công kích, đa nghi hoặc chế diễu đối với bất kỳ một tôn giáo nào".

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc tôn giáo đối với cách mạng, thông qua họ để động viên tín đồ gắn bó với dân tộc, tham gia bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngay cả với những người có tư tưởng bán nước (như giám mục Lê Hữu Từ), khi còn tranh thủ được, Người vẫn tranh thủ đến cùng trên tình huynh đệ con người, nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu và tổn thất do họ gây ra. Ngày 23/1/1947, trong thư gửi giám mục Lê Hữu Từ, Người đã viết: "Tôi tin rằng Đức cha đã lấy tư cách công dân, cố vấn tối cao của chính phủ và là bạn thân của tôi mà giải thích cho nhân dân hiểu rõ chính sách của chúng ta là khuyên giải bà con can đảm tham gia cuộc toàn quốc kháng chiến".

Có thể nói, cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôn giáo thể hiện trong đó tính khoa học và nghệ thuật, nhưng đồng thời còn chứa đựng tính nhân bản, nhân vǎn đối với con người, đối với quần chúng có đạo. Có lẽ vì thế mà Người đã được đông đảo quần chúng tín đồ coi như mộ tấm gương mẫu mực phấn đấu cho đạo và cho đời của dân tộc Việt Nam.

Đối với bọn lợi dụng, mượn danh tôn giáo để chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để đồng bào ta, nhất là đồng bào có đạo nhận rõ bộ mặt của chúng. Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955 do Người ký đã chỉ rõ: "Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngǎn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc những việc làm trái pháp luật " (Điều 7 - Chương 1).

b) Tư tưởng đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc: vấn đề xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh; đồng thời tư tưởng đoàn kết lương giáo là một bộ phận có vị trí quan trọng trong tư tưởng của Người về chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Có thể nói quan điểm đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao trùm trong tư tưởng của Người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Người nói riêng đã được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa phát huy những giá trị vǎn hoá truyền thống của dân tộc qua hàng ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như tiếp thu những tinh hoa vǎn hoá của nhân loại (trước hết là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin), đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nước ta. Vì vậy, tư tưởng đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc của Hồ Chí Minh đã đạt đến đỉnh cao truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.

Nội dung đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc của Hồ Chí Minh đã được chứng minh qua thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã viết: "Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của Pháp mạnh hơn ta, thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân và sự hǎng hái tham gia kháng chiến của mọi người giáo cũng như lương".

Trong thời kỳ miền Bắc đã được giải phóng và đi lên CNXH, Hồ Chí Minh lại viết: "Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng tổ quốc, chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo".

Thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể, Hồ Chí Minh đã tìm ra những động lực chủ yếu, trực tiếp cho chiến lược đoàn kết lương giáo; Người đã làm thất bại âm mưu và hành động nhằm chia rẽ khối đoàn kết lương giáo; xoá bỏ những thành kiến, mặc cảm giữa dân tộc và đồng bào theo đạo.

Trên cơ sở lập trường duy vật triệt để, Hồ Chí Minh đã có một tầm nhìn khá bao quát và rộng rãi. Điều đó đã đưa Người vượt qua thành kiến hẹp hòi đối với tôn giáo, thực hiện thắng lợi chiến lược đoàn kết toàn dân, góp phần đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo mặc dù ra đời đã lâu, trong một hoàn cảnh khá đặc biệt của đất nước, nhưng mãi cho đến nay tư tưởng của Người vẫn còn giá trị, là di sản tư tưởng vô cùng quý giá giúp Đản và Nhà nước ta có cơ sở lý luận hoạch định chính sách tôn giáo trong bối cảnh tín ngưỡng tôn giáo đang diễn biến không ít phức tạp như hiện nay. Do đó, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền giáo dục cho mọi người cùng hiểu, đặc biệt là quần chúng có đạo là việc làm cần thiết nhằm đoàn kết tốt các tôn giáo, vận động toàn dân thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về tôn giáo, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.

 

Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website