Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam

TS. Lê Vǎn Tích
Phó Viện trưởng Viện HCM

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam là một phần quan trọng trong Di sản tư tưởng mà Người để lại cho Đảng và nhân dân ta. Những tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối, chủ trương; đề ra chính sách kinh tế cụ thể trong từng thời kỳ cách mạng. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành từ rất sớm. Đầu những nǎm 20, Nguyễn ái Quốc đã viết "Bản án chế độ thực dân Pháp", trong đó Ngưới chỉ rõ: "Với sự giúp đỡ hào hiệp của đế quốc Pháp, ở Đông Dương thật ra đã là phục hồi chế đô nô lệ" 1. Đến sau Các mạng, tư tưởng xây dựng và phát triển kinh tế của nước Việt Nam độc lập hình thành ngày một rõ. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng của Người về kinh tế là luôn đặt nhưng vấn đề kinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề chính trị - xã hội. Ngay từ tháng 1 nǎm 1946, tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh đã phân tích thấu đáo mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc. Thực chất đó là mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, giữa độc lập dân tộc và CNXH. Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà cứ chết đói chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ǎn no, mặc đủ" 2. Từ đó Người chỉ thị: Chúng ta phải thực hiện ngay: 

Làm cho dân có ǎn; 
Làm cho dân có mặc; 
Làm cho dân có chỗ ở; 
4) Làm cho dân được học hành"3. 

Người chỉ rõ mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam là để "làm cho dân giàu nước mạnh". Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, Hồ Chí Minh xác định rõ vai trò quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đối với công cuộc giải phóng. miền Nam, thống nhất đất nước. ở đây, chỉ việc riêng xác định được 2 nhiệm vụ chiến lược và mối quan hệ qua lại giữa 2 nhiệm vụ ấy đã là một sáng tạo cách mạng của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh sớm coi trọng vấn đề quản lý, hạch toán kinh tế, coi đó là cái chìa khóa phát triển nển kinh tế quốc dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp: Phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm, việc gì chờ hủy bỏ; món nào đáng tiêu, người nào đáng dùng: Tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận"4. "ở xí nghiệp phải biết quản lý: Có quản lý mới biết thu vào tiêu ra mới biết có lỗ lãi, mới biết ai làm tốt, ai làm vượt mức, ai không làm vượt mức"5. Những quan điểm tư tưởng trên đây rất gần với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày nay. Song đối với "thời đại kế hoạch hóa" của những nǎm 60 thì đây quả là tư tưởng tiên tiến góp phần tích cực xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân. 

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Xây dựng "kế hoạch phải thiết thực", phải tính toán đề đề ra và có thể làm được", "Chỉ tiêu kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, cố gắng phải ba phần"6; "một kế hoạch tốt phải là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên"7. Người còn những ý kiến sâu sắc về việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế như thuế khoán, giá, lương, tiền.., Tron thư gửi đồng chí Nguyễn Đǎng Ninh (1952) đề cập đến việc mua lợn con gửi cho dân nuôi, khi lớn thì chia đôi hoặc theo giá chợ để trả cho dân một nửa tiền, đã phản ánh quan đểm hạch toán - thị trường của Hồ Chí Minh về kinh tế. Quan điểm: Phát triển kinh tế, có lợi cho người sản xuất. Vấn đề lương tiền. Người sớm chỉ rõ: "Nếu lương tǎng gấp đôi mà hàng đắt, vẫn không ǎn thua gì"." Tiền và hàng hoá phải đi đôi với nhau" 8. Từ cách tiếp cận cụ thể, khách quan trên đây mà Hồ Chí Minh hiểu rõ: "Tiến lên CNXH không thể một sớm một chiều"9. Về kinh nghiệm của các nước bạn, Người nói: "Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán, có lịch sử, địa lý khác... ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH. Ta có thể làm như Trung Quốc..."10. 

Hồ Chí Minh sớm hình thành những quan điểm kinh tế mở cửa để thu hút ngoại lực, phát huy nội lực Sau Cách mạng tháng Tám nǎm 1945, chỉ 2 tháng sau ngày độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị "được cử phái đoàn khoảng 50 thanh niên sang Mỹ... xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp và các lĩnh vực chuyên môn khác"11. Đặc biệt, trong Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc (12/1946), Hồ Chí Minh đã công khai chính sách mở cửa hợp tác của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong nhiều lĩnh vực mà trước hết là mở cửa về kinh tế: 

" Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực hiện chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: 

a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. 

b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. 

c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc. 

d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài cǎn cứ hải quân và không quân" 12 

Đối với nước Pháp, Hồ Chí Minh chủ trương "trước hết là tin cậy lẫn nhau và hợp tác thẳng thắn, chúng tôi có thể thiết lập những quan hệ đặc biệt về kinh tế và vǎn hoá..." 13 

Song song với quá trình mở cửa về kinh tế, Hồ Chí Minh cũng sớm chủ trưung một đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, trong đó chú trọng quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước trong phe dân chủ. Có thể tìm thấy tư tưởng này trong nhiều bài trả lời, tuyên bố của Hồ Chí Minh ngay trong những nǎm 40. Có thể kể ra đây trả lời của Hồ Chí Minh với nhà báo Mỹ S. Êli Mâysi khi nhà báo hỏi về: Đại cương đối ngoại của nhà nước Vệt Nam, Người nói: "Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai" 14 

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là tư duy kinh tế đơn thuần, mà nó kết hợp chặt chẽ với những vấn đề chính trị - xã hội, với độc lập dân tộc, thống nhất và phồn vinh của dân tộc. Vì vậy, trước việc mở rộng chiến tranh của Mỹ ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp khác có thể bị tàn phá..." - tức chấp nhận sự mất mát về kinh tế, để khẳng định quyền độc lập dân tộc sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng và to đẹp hơn. Tư tưởng ấy đã trở thành tư tưởng của Đảng ta trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về kinh tế mở, về chính sách đối ngoại đa phương... là điểm tựa quan trọng để Đảng ta hoạch định đường lối kinh tế, ngoại giao trong thời kỳ đổi mới ngày nay. Lịch sử còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi. Nó là chìa khóa vàng để dân tộc ta mở cửa đi tiếp trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 

Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5/2000

1. HCM toàn tập, NXBCTQG, H, 1995,tập 1 tr.29 
2. HCM, Sđd, tr.152; 
4. Biên bản họp HĐCP ngày 1/1/1953; 
5. Báo Nhân dân ngày 18/9/1958; 
6. HCM, Sđd, tr 261; 
7. HCM, Sđd, tr,434; 
8. HCM, Sđd, tập 8, tr297; 
9. Sđd, tập 8, tr.297; 
10. HCM, Sđd, tập 8, tr,297; 
11. HCM, Biên niên tiểu sử, NXBCTQG. H. 1993, tập 3,tr57; 
12. HCM, Sđd, tập 4 tr.470; 
13. Sđd, tập 4, tr.59; 
14. Sđd, tập 5, tr.220;

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website