Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh với quá trình hiện đại hoá đất nước

TS. Đinh Ngọc Thạch
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân vǎn

 

1. Vào nǎm 1990, nhân dịp 100 nǎm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO quyết định tổ chức kỷ niệm Người với tư cách một anh hùng dân tộc và danh nhân vǎn hoá thế giới. Trong bối cảnh phức tạp của đời sống chính trị toàn cầu lúc ấy - sự khủng hoảng của CNXH hiện thực tại Liên Xô, các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo, "diễn biến hoà bình" và chiến tranh lạnh - việc Lãnh tụ Cộng sản của đất nước nhiều bạn nhưng không ít kẻ thù được tôn vinh một cách trọng thể đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của một tầm vóc lớn đối với thế kỷ XX. Nó vượt qua những thiên kiến chính trị, tư tưởng, những khác biệt ý thức hệ để trở thành điểm gặp gỡ mang tính vǎn hoá nhân loại chung, mà 5 nǎm sau (nǎm 1995) được Liên Hợp Quốc gọi là Nǎm quốc tế về sự khoan dung. Toàn bộ sự nghiệp hoạt động của Hồ Chí Minh không chỉ là cuộc hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc đúng đắn và xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn-to đẹp hơn", mà còn là mong muốn thể hiện đạo lý Việt Nam, vǎn hoá khoan dung Việt Nam với toàn nhân loại tiến bộ.

2. Khoan dung: Chắc hẳn không phải là nét riêng của dân tộc này hay dân tộc khác, nhưng không phải lúc nào nó cũng có thể đóng vai trò là chất xúc tác của tinh thần đối ngoại và giao lưu vǎn hóa. Trong nhiều trường hợp, nhằm duy trì vị thế độc tôn của một hệ tư tưởng hay tôn giáo, giai cấp thống trị sẵn sàng thực hiện chính sách thù địch với những "tà thuyết" và "tà giáo" tự cho mình cái quyền làm cột mốc dẫn đường cho lịch sử. Do đó, cuộc đấu tranh vì sự khoan dung tự nó đã mang ý nghĩa của cuộc đấu tranh nhằm mở rộng không gian vǎn hoá của loài người. Có thể thấy điều này trong lịch sử Trung đại Tây Âu, khi mà các nhà vǎn hoá, các nhà tư tưởng, thậm chí cả các nhà hoạt động tôn giáo tích cực, bất chấp sự cản trở, truy bức và đàn áp của nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã, đã bền bỉ tuyên truyền cho lòng khoan dung, trước hết là khoan dung tôn giáo, sau đó khai mở dần cho những hạt giống tự do, dân chủ nảy mầm, phát triển. Giá phải trả cho những nỗ lực ấy không nhỏ. Khảo sát điều này để đối chiếu với vǎn hoá khoan dung Việt Nam, vốn hình thành từ lâu đời, gắn với tích cách người Việt, ít bị "đứt đoạn" thể hiện trong sinh hoạt đạo đức cộng đồng, trong hệ thống ứng xử, trong quan hệ đối ngoại, trong việc tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác "luôn luôn mở rộng trái tim và khối óc để đón nhận những cái hay và cái mới từ bốn phương biến thành những giá trị của chính mình". ở phương diện đạo đức hay sinh hoạt tôn giáo, quần chúng nhân dân đôi khi chủ động đón nhận cái mới (chứ không chỉ biết chờ đợi thụ động nhận tín hiệu từ nhà cầm quyền), sàng lọc và cải biến cho phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của mình; đồng thời sẵn sàng, bằng nhiều cách khác nhau, phản ứng lại các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chí chính trị có tính áp đặt, cứng nhắc. Độ khúc xạ của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo khi phổ biến vào nước ta đã chứng minh điều đó. Hội nhập có chọn lọc các giá trị từ bên ngoài vào đời sống của người Việt Nam là đức tính cố hữu của người Việt Nam, trải qua thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước. Rất hiếm thấy biểu hiện cực đoan, chối bỏ theo kiểu vơ đũa cả nắm, hay xuất phát từ mặc cảm của dân nhược tiểu, phải cúi mình trước các đại cường quốc để được yên thânTrong nguyên tắc khoan dung của người Việt Nam, xét từ thái độ đánh giá và tiếp thu các giá trị vǎn hoá của nhân loại, tính sàng lọc, tính quân bình và tính cụ thể - hiệu quả giữ vị trí nổi bật.

Là con người của dân tộc Việt Nam, được tổ quốc Việt Nam sinh ra và nuôi dưỡng, Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh đã tuân thủ rất chặt chẽ nguyên tắc ấy, hơn nữa Người đã nâng lên thành mẫu mực của sự khoan dung trong thời đại mới. Các lực lượng tiến bộ trên thế giới dành những tình cảm trân trọng cho Nhà vǎn hoá lớn Hồ Chí Minh - nhà vǎn hoá của tinh thần khoan dung, đôi khi còn gọi Người là Gandhi mác-xít, bậc thiên sứ của vǎn hoá khoan dung, hay một tên tuổi nào đó hiện thân cho tính cách nhân bản sáng ngời này.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đặt trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, khát khao lý tưởng độc lập, tự do và phát triển của dân tộc. Người phân biệt rõ giá trị cần được tiếp thu, hoặc cần được đối xử một cách cởi mở, với những thế lực xuyên tạc các giá trị ấy. Người cũng chỉ rõ rằng những giá trị sâu lắng, lâu bền, phổ biến, mang tầm nhân loại cần phải được hiện thực hoá bằng những tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chẳng hạn, trong thái độ đối với Công giáo, Người phân biệt những kẻ nhân danh Chúa để phục vụ cho công cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân với đồng bào đã phát huy tư tưởng nhân vǎn của Chúa Jesus trong cuộc đấu tranh vì nghĩa lớn, thể hiện phương trâm sống tốt đạo, đẹp đời. Trong một bức thư gửi đồng bào Công giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Gần 2000 nǎm về trước Đức Chúa đã cho loài người quyền tự do và dạy loài người lòng bác ái", đồng thời mong Đức Chúa "phù hộ cho chúng ta" trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do tín ngưỡng. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (nǎm 1954), hầu như nǎm nào Hồ Chủ tịch cũng gửi thư cho đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noel với nội dung tương tự. Đối với Phật giáo cũng vậy. Trong thư gửi Hội Phật giáo Việt Nam ngày 30/8 (tức rằm tháng 7 âm lịch) nǎm 1947, sau khi ca ngợi Đức Phật, Hồ Chủ tịch cho rằng sự nghiệp đại đoàn kết vì mục tiêu chung của dân tộc là "làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức Phật Thích ca".Người đúc kết các giá trị trong tư tưởng đạo đức của những tên tuổi lớn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam như sau:

"Chúa Jesus dạy: đạo đức là bác ái

Phật Thích ca dạy: đạo đức là từ bi

Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa…".

Không ai có thể hoài nghi về chất á đông trong phong cách sống và suy nghĩ của Hồ Chí Minh; điều này đã được chứng minh ở vǎn hoá ứng xử, giao tiếp, ở phương pháp truyền bá tư tưởng theo tinh thần đem hiểu biết đến với đại chúng, chứ không buộc đại chúng phải cố đạt tới sự hiểu biết cao siêu như mình bất chấp mọi điều kiện. Cũng như không ai có thể hoài nghi về hình ảnh Nhà Cộng sản mẫu mực Hồ Chí Minh; định hướng chính trị của Người thể hiện qua cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập dân tộc và CNXH. Những tố chất ấy càng làm cho Nhà vǎn hoá lớn Hồ Chí Minh được nhắc đến, đề cao nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang mong muốn làm bạn với tất cả, tǎng cường giao lưu, hợp tác các nước, tiếp thu những thành tựu khoa học và vǎn hoá của nhân loại, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhạy bén, uyển chuyển và linh hoạt trong việc tiếp thu các giá trị nhân loại chung, xuất phát trước hết từ lợi ích thiết thân, cụ thể của dân tộc, gắn liền với CNXH. Tính cụ thể, thiết thân xa lạ hoàn toàn với bệnh hình thức chủ nghĩa sinh chữ, sách vở, thuần tuý giáo huấn, chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa bản vị. Đó là bài học quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá đất nước hôm nay. Tâm trạng e ngại, tự nhuyễn hoặc, quay lưng lại với những gì có nguồn gốc "ngoại nhập", sự chủ quan thiên kiến sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn với thế giới. Tâm trạng đó, cùng với xu hướng phục cổ một cách máy móc, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra và phê phán ngay từ nǎm 1957, đến nay vẫn còn nống hổi tính thời sự. Một bài học đó theo chúng tôi là thái độ ứng xử có vǎn hoá đối với tư tưởng và nhà tư tưởng. Đó cũng là đạo lý làm người mà Hồ Chủ tịch tuân thủ suốt đời mình, với chủ trương thêm bạn bớt thù, nâng cao uy tín của dân tộc trên trường quốc tế. Đơn cử một ví dụ nhỏ. Ai cũng biết B.Russell và J.P.Sartre là hai nhân vật lớn của triết học phương Tây hiện đại, một đứng đầu khuynh hướng "khoa học" duy lý, một đi tiên phong trong chủ nghĩa nhân bản-hiện sinh, cũng là trào lưu nổi bật của khuynh hướng phi duy lý. Cuộc tranh luận về thế giới quan và nhân sinh quan giữa triết học duy vật biện chứng với hai khuynh hướng ấy diễn ra khá gay gắt,nặng nề. Thế nhưng Hồ Chí Minh xem xét B.Russell và J.P.Sartre từ góc độ khác - góc độ vǎn hoá. Đó là hia nhà vǎn hoá của thế kỷ XX, hai chiến sỹ đấu tranh cho hòa bình. Trong thư gửi B.Russell và J.P.Sartre, Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự cảm ơn của nhân dân Việt Nam đối với hai ông, những người sáng lập toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh Mỹ, hy vọng rằng "các dân tộc tất cả những người yêu chuộng hoà bình và công lý sẽ sát cánh với các vị, nhiệt tình ủng hộ các vị". Tinh thần đối thoại đó là biểu hiện của vǎn hoá khoan dung, mà không phải ai cũng hiểu và lĩnh hội được. Thái độ cởi mở, có vǎn hoá trong đối thoại, kể cả đối thoại tư tưởng, không phải là thứ thuốc bọc đường của thực dân, đế quốc, nếu biết đặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Lấy giá trị truyền thống để cảm hoá hiện tại cũng là điều cần trân trọng và học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không dưới một lần Hồ Chí Minh khẳng định cuộc đấu tranh của dân tộc ta là nhằm thực hiện lý tưởng tốt đẹp của nhân loại, vốn đã bị các thế lực xâm lược xuyên tạc, hoặc gợi lại truyền thống của nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ để buộc kẻ thù tôn trọng quyền hợp pháp chính đáng của dân tộc ta. Lôgic phân tích của Hồ Chí Minh là nếu nhân dân Pháp từng thiết tha với lý tưởng tự do - bình đẳng - bác ái, nhân dân Mỹ từng đoàn kết xung quanh Washington và Lincoln trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng cá nhân, thì họ cũng sẽ đứng về phía nhân dân Việt Nam chặn bàn tay tội ác của quân xâm lược, thực hiện nguyên tắc chung sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh thực sự là bài học lớn đối với nhân dân ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại.

 

Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website