Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ

Tố Hữu

Tôi nghĩ rằng: bảo vệ sức khoẻ là bảo vệ cuộc sống toàn diện, cả vật chất và tinh thần, không phải chỉ là những công việc phòng bệnh và chữa bệnh như ta thường làm xưa nay. Cuộc sống vật chất có biết bao vấn đề: ǎn, mặc, ở, đi lại, môi trường, rèn luyện thân thể... Cuộc sống tinh thần có nhiều điều hay, niềm vui, song cũng có bao nhiêu "bệnh hoạn", "cǎng thẳng" đang là mối lo của hàng triệu con người. Những vấn đề nói trên đều là nội dung của việc "bảo vệ sức khoẻ", cần nghiên cứu để có giải pháp thiết thực, có cơ sở khoa học và phù hợp với hoàn cảnh của nhân dân ta, đất nước ta. Tôi cũng hiểu là chẳng việc gì đơn giản, dễ hiểu, dễ làm. Chỉ một vấn đề ǎn uống đã rất phức tạp. Không chỉ ở nước ta, mà cả trên thế giới ngày càng vǎn minh, nhiều người ǎn rất không khoa học, ǎn một cách mê muội đến nỗi phì nộn; tệ nạn uống rượu, hút thuốc lá lại thêm ma tuý đang tàn phá sức khoẻ nhiều người, cả trẻ em! thật là đại hoạ. Vậy thì riêng vấn đề ǎn, uống, chúng ta cần hướng dẫn thế nào? và cả việc thực hiện thế nào cho tốt? 

Được ở gần Bác Hồ, tôi thấy cuộc sống của bác hằng ngày, về nhiều mặt, thật là hay. Bác thường ǎn cá kho, rau luộc,, quả chín, sữa tươi, rất ít thịt, không bao giờ để thừa thức ǎn. 

Bác thường uống nước chè, có khách mới uống tí rượu nhẹ. Trước kia bác có hút thuốc lá, ngày mấy điếu, nhưng khi bác sĩ khuyên thì bác bỏ luôn. Đi đâu xa, Bác đều bảo mang theo thức ǎn riêng, đơn sơ, không làm phiền địa phương, gây thêm tốn kém. Bác thường nói: thức ǎn là sản phẩm của người lao động, cực nhọc lắm mới làm ra, cho nên ǎn phí phạm là không nên. Nếu ta làm một cuộc thanh tra các khách sạn, cửa hàng ǎn hay các bữa tiệc chiêu đãi, thì sẽ thấy lãng phí ghê gớm. Mà người ǎn là ai? Đâu phải là người lao động? Và tiền của ở đâu vậy? Đều là của Nhà nước, của nhân dân đó thôi! 

Về mặc , Bác thường dùng áo mỏng mùa hè, áo len mùa đông loại rẻ tiền. Tiếp khách thì đã có bộ Ka Ki bình thường. Bác đi dép quanh nǎm, không thích đi giày da, chỉ đi giày vải mùa lạnh. Có lần anh em phục vụ định cất đôi dép đã mòn, nhưng Bác không chịu, đành "trả lại" Bác. 

Nhà ở của Bác là cái nhà sàn gỗ "lộng gió", có vườn cây, ao cá. Một thú vui của Bác là chǎm sóc cây và cho cá ǎn, mỗi chiều. 

Cuộc sống hàng ngày của Bác về vật chất là thế. 

Bác làm việc rất có giờ giấc, không tuỳ tiện. Sáng nào Bác cũng tập thể dục, đi bộ thong thả, hít thở không khí trong lành... 

Tôi vừa nói vấn đề sức khoẻ, theo tôi hiểu là khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Như phương ngôn đã nói: "Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh". Ngược lại tinh thần có lành mạnh thì cơ thể mới lành mạnh. Đúng vậy không nên tách sức khoẻ vật chất và sức khoẻ tinh thần. Về "Sức khoẻ tinh thần", có thể nói Bác thật là một gương mẫu tuyệt vời - bác là hiện thân của tinh thần lạc quan, yêu nước, của niềm tin sắt đá ở lý tưởng cách mạng, của nghị lực vô biên trước mọi khó khǎn thử thách - "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", phương châm ấy là của một tinh thần thép. Chính tinh thần ấy làm cho bác vượt qua những bệnh hiểm nghèo, giữ vững được sức khoẻ tốt cho đến cuối đời. 

Tôi xin nói thêm: bác rất ít dùng thuốc bệnh, bác biết nhiều loại thuốc nam. Đi đường mỏi chân, Bác dùng nước tiểu của mình xoa bóp rồi rửa sạch khi qua suối. Bác không dùng bàn chải đánh rǎng, mà dùng ngón tay miết vào lợi và súc miệng bằng nước muối... Như thế đấy, đời sống của bác rất đáng cho ta suy nghĩ. 

Dân tộc ta có truyền thống lớn về y học, Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh là hai vị thánh y, đã để lại cho ta ngày nay di sản cực kỳ quý báu về y đức và y thuật. Tôi không rõ ngành y ta đã dành công sức nghiên cứu và phát triển những bài học của các bậc danh y của đất nước thế nào? 

Công việc đào tạo cán bộ y được đã thật tốt chưa? Tôi nghĩ rằng, Đảng và Nhà nước ta cần đặc biệt quan tâm đến thầy thuốc cũng như thầy giáo, đó là hai người thầy trực tiếp chǎm lo cho con người khoẻ mạnh cả về chất và tinh thần. 

Cùng với vấn đề thầy thuốc là vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của các bệnh viện và vấn đề công nghiệp dược phẩm, đều rất quan trọng, phải do Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong khách chiến đã có hai điển hình là bệnh viện Vân đình và Trạm y tế xã Quỳnh giang (huyện Quỳnh Lưu) tuy cơ sở đều nghèo, nhưng cán bộ quản lý và chuyên môn có tinh thần trách nhiệm cao và biết làm việc, rất yêu thương dân. 

Bây giờ kinh tế nước ta khá hơn trước nhiều. Nếu chống được tham nhũng và bệnh xa hoa lãng phí, thì nhất định Nhà nước ta có thể có thêm tiền của để phát triển y tế, giáo dục, nâng cao hơn đời sống nhân dân ta. 

Về phần mình, ngành y tế cần chú ý nhiều hơn đến thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên, trách phiền hà cho dân. 

Tôi cũng đề nghị nên sắp xếp lại hệ thống bệnh viện, nhất là ở Trung ương, thế nào cho hợp lý hơn. 

Vấn đề phòng bệnh, ngay trong khách chiến, ta đã có phong trào "ba sạch", nhân dân ta đã làm khá tốt, nên chǎng phát động lại phong trào này thật sâu rộng với sự hỗ trợ của Nhà nước tốt hơn? 

Hôm nay chúng ta đã cùng nhau ôn lại, nhắc lại lời dạy của Bác hồ. Chắc chắn cùng với sự phát triển kinh tế, công tác "bảo vệ sức khoẻ" của nước ta sẽ phát triển mạnh, góp sức làm cho dân tộc ngày càng cường tráng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website