Kết hợp Đông y với Tây y theo tư tưởng Hồ Chí Minh

GS. Đỗ Nguyên Phương, PTS. Nguyễn Khánh Bật, BS. Nguyễn Cao Thâm

I. Quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về sự kết hợp đông y với tây y 

1. Truyền thống y học cổ truyền Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với quá trình dựng nước và giữ nước. Từ những kinh nghiệm giản đơn như ǎn trầu, nhuộm rǎng để bảo vệ rǎng miệng, ǎn gừng để chống rét, chống ho, ǎn riềng, tía tô để chống rối loạn tiêu hoá, ngủ nhà sàn để tránh sơn lam chướng khí, đào giếng, khơi mương, hun khói trong nhà để diệt muỗi... Những kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh đó được giao lưu kết hợp với y - dược các nước khác trong khu vực, trước hết là với y học Trung Hoa. Sự kết hợp Nam y với Trung y đã hình thành một loại thuốc mà nhân dân ta thường gọi là thuốc Bắc. 

Dưới các vương triều Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn... y dược học cổ truyền được coi là nền y học chính thống của Nhà nước phong kiến. Các Ty Thái y - Viện Thái y, Sở Lương y, Tế sinh đường được thành lập để chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho vua quan, binh lính và nhân dân. Các quy chế hành nghề y, quy chế pháp y được ban hành, nhà vua phong chức Quốc sư, Thái y, Ngự y cho những thầy thuốc giỏi có nhiều cống hiến trong chǎm sóc bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước phong kiến cho mở các lớp giảng dạy y học, thi tuyển lương y, biên soạn sách y học. Sự phát triển của y học cổ truyền được thể hiện rõ nét khi xây dựng Y miếu Thǎng Long. 

Nhiều danh y của các vương triều xưa đã để lại nhiều trước tác y, dược học cổ truyền nổi tiếng bao gồm nhiều chuyên khoa như: nội khoa, nhi khoa, ngoại thương khoa, phụ khoa, ngũ quan khoa, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm nắn, dưỡng sinh, vệ sinh phòng dịch, dinh dưỡng, dược liệu và bào chế thuốc... 

Từ khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, y học cổ truyền đã bị loại ra khỏi vị trí Nhà nước. Đây là một trong những biểu hiện kẻ xâm lược âm mưu xoá bỏ nền vǎn hoá Việt Nam, trong đó có y học cổ truyền mà trải qua nhiều thế hệ cha ông ta mới xây dựng được. Tuy nhiên, bất chấp ý đồ của các thế lực xâm lược, y học dân tộc vẫn được người Việt Nam giữ gìn và phát triển, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 

Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta bắt tay xây dựng một nước Việt Nam mới. Trên cương vị lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến vĩ đại trên tất cả các lĩnh vực hoạt động: giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... phát triển vượt bậc. Trên lĩnh vực y học, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, quan điểm sâu sắc, phong phú, có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam, trong đó điểm nổi bật là kết hợp Đông y với Tây y. 

Đối với Hồ Chí Minh, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền dân tộc đồng thời kết hợp với y học hiện đại để xây dựng "một nền y học của ta" mang tính nhất quán và dựa trên những cơ sở vững chắc. 

Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-1955, Hồ Chí Minh viết: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc "Ta", thuốc "Bắc". Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây". 

Lời dạy trên đây là một đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với kiến thức uyên bác của Hồ Chí Minh trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trên những nẻo đường tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã trải qua muôn vàn khó khǎn, gian khổ, bệnh tật. Trong quá trình đó, Người đã sử dụng nhiều loại thuốc "Tây", thuốc "Đông". Hơn nữa, Hồ Chí Minh lại là người sinh ra trong một gia đình làm nghề thuốc cổ truyền. Chính tại gia đình, Người đã tiếp thu được những kiến thức đầu tiên của y học Đông phương. Đặc biệt, vốn tri thức y học cổ truyền của Hồ Chí Minh phong phú, sâu sắc đến mức Người có thể hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng thuốc Nam, thuốc Bắc. Người đã từng chữa bệnh cho chiến sĩ, đồng bào bằng các cây, lá rừng lúc lâm bệnh khi hoạt động bí mật ở trong nước và ngoài nước. Thật cảm động và sâu sắc khi chúng ta biết ngày 30-7-1966, Hồ Chí Minh gửi tặng ba củ sâm cho đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Uỷ viên Thường vụ Liên khu uỷ Liên khu 5, trước khi đồng chí về miền Nam công tác. Hồ Chí Minh tự đánh máy lời hướng dẫn cách dùng: "Phải xắt lát rồi sao khử thổ, hơi vàng, mỗi củ chia làm ba gói; mỗi lần uống một gói; trước khi uống phải cho vào cốc sành, đổ vào độ một phần tư nước, đậy kín, chưng cách thuỷ độ chừng hai đến ba tiếng đồng hồ, đun lửa vừa cho được nước, mỗi ngày uống ba lần trước khi ǎn độ một giờ". Qua đây ta thấy Hồ Chí Minh là người am hiểu việc dùng thuốc ta, thuốc Bắc và phối hợp với thuốc Đông, thuốc Tây. 

Tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về kết hợp Đông y với Tây y thể hiện rõ nét nhất trong bài phát biểu ngày 16-1-1961, nhân dịp Người đến thǎm Bệnh viện Đông y, nay là Viện Y học cổ truyền. Tại đây, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Thuốc Tây cũng chữa được nhiều bệnh nhưng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được. Thuốc ta cũng chữa được nhiều bệnh nhưng có bệnh cũng chữa không được mà thuốc Tây chữa được. 

Thuốc ta có sa nhân, phụ tử chữa được nhiều bệnh; thuốc Tây có Atpirin, Penicillin cũng chữa được nhiều bệnh. Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thầy thuốc Tây phải học Đông y, thầy thuốc ta cũng phải học thuốc Tây... Thầy thuốc ta và thầy thuốc Tây đều phục vụ nhân dân như người có hai cái tay, hai cái tay cùng làm việc thì làm việc được tốt. Cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đoàn kết thuốc ta và thuốc Tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào. 

Với cách nhìn nhận của Hồ Chí Minh thì Đông y và Tây y không phải là hai mặt mâu thuẫn đối lập với nhau mà có thể kết hợp, hỗ trợ cho nhau. Có thể nói rằng không có một thứ y học nào hoàn hảo chữa được tất thảy mọi bệnh tật mà con người mắc phải. Nhưng nếu chúng ta biết nghiên cứu loại bỏ cái dở, phối hợp cái hay của y học cổ truyền dân tộc với học hiện đại thì sẽ tǎng cường được khả nǎng, hiệu quả chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Thực tế, y học nước nhà và nhiều nước đã chứng tỏ điều đó. 

2. Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, các vǎn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều khẳng định sự cần thiết phải kết hợp Đông y với Tây y, y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại. 

Vǎn kiện Đại hội Đảng lần thứ III, nǎm 1960 viết: "Kết hợp Tây y và Đông y trên mọi mặt: phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc men, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học". Đại hội Đảng lần thứ IV nǎm 1976 không chỉ đặt vấn đề kết hợp mà còn nhấn mạnh: "Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, coi trọng việc phát triển y học dân tộc, tích cực thừa kế, áp dụng và nâng cao những thành tựu và kinh nghiệm của y học dân tộc, từng bước xây dựng nền y học Việt Nam...". 

Đại hội Đảng lần thứ V, nǎm 1982 chú trọng hơn tới tính hiệu quả của sự kết hợp đó. Vǎn kiện Đại hội V viết: "Tiếp tục phát huy và phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp có hiệu quả hơn nữa y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại". 

Đại hội lần thứ VI, nǎm 1986 của Đảng - Đại hội đổi mới. Sự đổi mới đó cũng được thể hiện rõ nét trong chủ trương kết hợp Đông y với Tây y. Vǎn kiện Đại hội VI chỉ rõ:" Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền và phương châm Nhà nước và dân dân cùng làm, trước mắt cần tập trung sức nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong chǎm sóc sức khoẻ nhân dân". 

Đại hội Đảng lần thứ VII nǎm 1991, tiếp tục khẳng định: "Phát triển khoa học y - dược, xây dựng các mũi nhọn y dược y tế Việt Nam, chú trọng đào tạo cán bộ, tiếp nhận tiến bộ khoa học thế giới ứng dụng thích hợp vào nước ta trên cơ sở Đông - Tây y kết hợp...". 

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VII) ra Nghị quyết "Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân", trong đó vấn đề kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại được đề cập một cách khá toàn diện từ nghiên cứu ứng dụng, nuôi trồng cây, con thuốc đến trang thiết bị, đào tạo cán bộ. Nghị quyết chỉ rõ: "Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền dân tộc, kết hợp với y học hiện đại. Phát triển nuôi trồng cây, con làm thuốc, trang bị thêm phương tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền. Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ đầu đàn y học dân tộc. Tǎng thêm đầu tư và nâng cấp các cơ sở y học dân tộc". 

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nǎm 1996, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nǎm 2000 đều nhấn mạnh: "Phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại". 

Các vǎn bản pháp quy của Nhà nước như Hiến pháp nǎm 1980, 1992, Pháp lệnh hành nghề y - dược tư nhân nǎm 1993, đều có những điều quy định về phát triển và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Đáng chú ý là Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân nǎm 1989 đã dành cả chương V với các điều 34, 35, 36, 37 để quy định về việc kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền và ứng dụng y học cổ truyền phục vụ sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 

Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, cǎn cứ vào các vǎn kiện, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp lệnh của Nhà nước, Chính phủ có nhiều chỉ thị, nghị định, nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cơ sở nhằm thực hiện tốt việc kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

Chỉ tính trong vòng 20 nǎm trở lại đây, Chính phủ đã có những Nghị quyết vừa cơ bản, vừa toàn diện về vấn đề này. Nghị quyết 266/CP ngày 19-10-1978 của Chính phủ chỉ rõ: "Tích cực kế thừa phát huy, phát triển y học cổ truyền dân tộc kết hợp chặt chẽ với y học hiện đại nhằm xây dựng nền y học độc đáo Việt Nam... Tǎng cường công tác kết hợp y học cổ truyền dân tộc và y học hiện đại, chấn chỉnh và xây dựng hệ thống trường lớp chuyên đào tạo cán bộ y dược học dân tộc... Người thầy thuốc Việt Nam phải giỏi cả về y học hiện đại và y học dân tộc cổ truyền... Nghiên cứu thành lập Cục quản lý y học dân tộc cổ truyền... Giải quyết tốt các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích mạnh mẽ việc kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền".

Ngày 20-6-1996 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 37/CP. Phần kế thừa, phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, Nghị quyết 37/CP đã xác định những định hướng mang tính chiến lược cho những nǎm 1996-2000 và 2020 như sau: 

"- Triển khai toàn diện chương trình mục tiêu của ngành y tế về y học cổ truyền. 

- Tǎng cường đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền trên các mặt: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán điều trị, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc. 

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ thực hành y học cổ truyền, thành lập các khoa y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội và Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. 

- Ngành y tế phối hợp với Hội y học cổ truyền Việt Nam và các hội quần chúng khác vận động nhân dân phát triển các loại cây, con làm thuốc". 

Những dẫn chứng trên đây cho thấy hơn 50 nǎm qua, dù có những cách gọi khác nhau, nhưng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền, kết hợp Đông y với Tây y, y học cổ truyền với y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng. Hơn 50 nǎm qua làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng trên lĩnh vực kế thừa, phát triển y học dân tộc, kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại, chúng ta đã thu được một số thành tựu: 

Thứ nhất, đã đưa y học cổ truyền dân tộc trở lại vị trí y tế nhà nước, sau gần 100 nǎm bị thực dân xâm lược loại khỏi hệ thống đó và ngày càng khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hệ thống tổ chức y học cổ truyền bao gồm: vụ, viện, bệnh viện, khoa (trong bệnh viện y học hiện đại), trường, bộ môn (trong các trường y dược y học hiện đại) đã được xây dựng. Hệ thống tổ chức y học cổ truyền dân tộc nằm trong mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở, đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống y tế nước ta hiện nay. Các viện và bệnh viện y học cổ truyền đã được từng bước nâng cấp, trang bị một số phương tiện của y học hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng, chẩn đoán điều trị, bào chế thuốc. Các viện, bệnh viện y học cổ truyền đã trở thành những địa chỉ tin cậy của người bệnh và ngày càng thu hút đông đảo người bệnh tới khám, điều trị. 

Thứ hai, giữ gìn, thừa kế được nền y học cổ truyền, một di sản vǎn hoá độc đáo của dân tộc, không để mai một đi, trong khi nền y học thế giới phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bước đầu đã sưu tầm, tập hợp được gần 40.000 phương thuốc kinh nghiệm, thuốc dân gian gia truyền của 12.513 lương y và nhân dân trong cả nước; 497 tác phẩm y học cổ truyền bằng chữ Hán - Nôm; 202 tác phẩm y học cổ truyền bằng chữ Quốc ngữ; thống kê được 156 danh y thuộc các triều đại, vương triều trước đây, trong đó nhiều danh y có trước tác để lại. 

Bên cạnh mạng lưới y học cổ truyền của Nhà nước còn có các cơ sở y dược cổ truyền tư nhân. Hiện nay trong cả nước có gần 10.000 cơ sở tư nhân và tập thể hành nghề khám, chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền. 

Đáng chú ý là Đảng và Nhà nước ta đã cho phép thành lập Hội y học cổ truyền Việt Nam và Hội Châm cứu Việt Nam. Mỗi hội có hàng vạn hội viên. Các hội viên đều là cán bộ y tế hoạt động trong hệ thống y tế nhà nước hoặc hành nghề y dược tư nhân. Họ là những người có nhiều tâm huyết với y dược cổ truyền dân tộc, góp phần duy trì và phát triển nền y dược học cổ truyền. 

Chính trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành y tế đã đào tạo được một đội ngũ thầy thuốc có thể nói mang nét riêng Việt Nam. Đó là những người biết cả y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại (thầy thuốc kết hợp). Số này bao gồm giáo sư, phó giáo sư: 22; phó tiến sĩ: 20; thạc sĩ: 25; chuyên khoa 2: 48; chuyên khoa 1: 350. Ngoài ra còn phải nói tới trên 5.000 bác sĩ và 250 dược sĩ đại học của y dược học hiện đại được bồi dưỡng y dược học cổ truyền dân tộc. 

Đội ngũ thầy thuốc này đã và đang là những người nòng cốt trong việc nghiên cứu kế thừa, ứng dụng và nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại ở trung ương và địa phương. 

Từ đầu thập kỷ 90, chúng ta đã bàn bạc, từng bước đi tới thống nhất chương trình đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền trong cả nước và hiện đang chuẩn bị thành lập trường Đại học Y học cổ truyền ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của các trường đại học này sẽ tạo cơ sở cho y học cổ truyền phát triển và kết hợp chặt chẽ Đông y với Tây y. 

Về tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, đến nay đã dịch, biên soạn, xuất bản nhiều sách, báo và tài liệu về y học cổ truyền. Riêng Nhà xuất bản Y học đã xuất bản gần 500 đầu sách y học cổ truyền, trong đó đã xuất bản toàn bộ tài liệu dịch các tác phẩm của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Mấy nǎm gần đây, chúng ta đã biên soạn và xuất bản các cuốn Dược điểm Đông dược, Từ điển danh từ Đông y, đang tổ chức xuất bản các tài liệu kinh điển của y dược học cổ truyền Đông phương như: Y dịch, Nội kinh, Nạn kinh, Kim quỹ, thương hàn, mạch học, Dược học cổ truyền... 

Hội y học cổ truyền, Hội Châm cứu cũng đã mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho hàng nghìn lương y, y bác sĩ là hội viên. 

Bộ Y tế cũng đã tổ chức tuyển chọn được gần 300 lương y giỏi ở các tỉnh, thành phố bồi dưỡng nâng cao trình độ để cùng với các bác sĩ chuyên sâu về y học cổ truyền dân tộc làm nòng cốt trong nghiên cứu kế thừa, phát triển lý luận y dược học cổ truyền. 

Trong nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đã phát triển, nâng cao trên cơ sở khoa học hiện đại một số phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền như: phương pháp dưỡng sinh, phương pháp nắn bó gãy xương, phương pháp bào chế, chế biến thuốc cổ truyền... Những nǎm gần đây, châm cứu Việt Nam có thể nói đã đạt tới đỉnh cao được thế giới ghi nhận, ca ngợi. Châm cứu đã đi vào rất nhiều lĩnh vực. Hiện nay, châm tê để mổ đã được thực hiện trên 60 loại phẫu thuật (từ tiểu đến đại phẫu thuật) khác nhau có hiệu quả, ở nhiều cơ sở ngoại khoa trong nước và ngoài nước. Một số phác đồ châm tê mổ bướu cổ, mổ tuyến ức đã được phổ biến đến một số cơ sở ngoại khoa. Chúng ta đã xác định được 35 loại bệnh chữa có kết quả tốt bằng thuốc y học cổ truyền và châm cứu. 

Trong điều trị đã sử dụng kinh nghiệm và vận dụng phương pháp biện chứng luận trị của y học cổ truyền dân tộc để chữa trị có kết quả nhiều chứng, bệnh về nội, nhi, phụ, ngoại, nhãn, tai mũi họng và ngoài da... Nhiều trường hợp bệnh khó chữa, mãn tính đã giải quyết tốt bằng y học cổ truyền hoặc bằng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

Hiện nay, việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền không chỉ thực hiện ở các viện, bệnh viện y học cổ truyền, ở các phòng chẩn trị, tổ chẩn trị y học cổ truyền mà đã trở thành việc làm bình thường ở nhiều khoa y học cổ truyền trong nhiều viện, bệnh viện y học hiện đại. 

Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đã bắt đầu chú trọng việc hướng dẫn sử dụng cây thuốc gia đình: cây rau ǎn, cây cảnh, cây ǎn quả (bình thường khi không có bệnh, những cây này là nguồn thu nhập kinh tế của gia đình; khi có bệnh, những cây này là những vị thuốc chữa bệnh). Đây chính là "tủ thuốc xanh" của gia đình. Việc kết hợp với xoa bóp, day ấn để tự chữa một số bệnh thông thường tại gia đình và cộng đồng đang được mở rộng gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. 

Số liệu thống kê cho thấy hằng nǎm y học cổ truyền đã điều trị cho 30% số người bệnh trong cả nước. 

Việc điều tra, sưu tầm các cây, con dùng làm thuốc chữa bệnh được đẩy mạnh và đạt kết quả rõ rệt. Đến nay ngành đã điều tra thống kê, sưu tầm, phát hiện được gần 2.000 cây, con làm thuốc thuộc 238 họ khác nhau ở Việt Nam. Di thực thành công hơn 60 loại cây thuốc Bắc như: bạch truật, địa hoàng, đương quy, xuyên khung, trạch tả, đỗ trọng, cát cánh, huyền sâm, ngưu tất, bạch chỉ, mộc hương, đại hoàng, phòng đảng sâm... Ngành đã xây dựng và nghiệm thu được 20 quy trình kỹ thuật trồng trọt những cây thuốc di thực có nhu cầu chữa bệnh lớn và giá trị kinh tế cao. Nhiều cây thuốc và bài thuốc y học cổ truyền dân tộc được nghiên cứu nâng cao theo hướng hiện đại hoá và sản xuất công nghiệp để phục vụ rộng rãi người bệnh. Bộ Y tế đã cấp số đǎng ký cho trên 1.000 chế phẩm thuốc y học cổ truyền dân tộc được sản xuất lưu hành trên thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, một số chế phẩm đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu và khu vực. Bên cạnh việc sản xuất thuốc, nhiều cơ sở đã quan tâm tới nghiên cứu sản xuất kim châm cứu, máy điện châm, máy châm laser, tượng mô hình châm cứu, máy bào chế sản xuất thuốc đông dược, máy sắc thuốc... 

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh để mở rộng phạm vi y học cổ truyền, cần coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Chúng ta đã nghiên cứu, ban hành quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền, chính sách quốc gia về thuốc. Tính đến cuối nǎm 1998, đã có gần 1.500 đề tài nghiên cứu khoa học (cấp Nhà nước, cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở) được triển khai nghiên cứu. Nhiều đề tài đã nghiệm thu và đạt kết quả thiết thực. Nhiều đề tài đã được các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, lương y trình bày báo cáo trong các Hội nghị khoa học ở trung ương và các tỉnh, thành phố. Một số đề tài nghiên cứu y dược cổ truyền của các viện, trường đại học, nhất là về châm cứu đã được báo cáo ở các hội nghị y học cổ truyền và hội nghị châm cứu quốc tế, được bạn bè hoan nghênh và đánh giá cao. Nhiều cán bộ y học cổ truyền đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, thạc sĩ. Tuy nhiên, phần lớn các dề tài nghiên cứu ở các tỉnh, thành phố mới dừng lại ở mức tổng kết điều trị. 

Thứ ba, một số thành tựu về hợp tác quốc tế. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự kết hợp Đông - Tây y là sản phẩm của hợp tác quốc tế. Khi giao lưu, hợp tác được mở rộng, tǎng cường, chúng ta càng nhận thức sâu sắc điều đó. Ngày nay, vị thế của y dược học cổ truyền Việt Nam nói chung và châm cứu Việt Nam nói riêng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác quốc tế của y học cổ truyền Việt Nam ngày càng được mở rộng, nhiều cán bộ y học cổ truyền Việt Nam được các nước mời đến khám chữa bệnh, giảng dạy, trao đổi chuyên môn học thuật, tham dự hội nghị quốc tế về y học cổ truyền. Nhiều đoàn cán bộ y tế y học của nhiều nước đã đến Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm về y học cổ truyền. Đáng chú ý là từ nǎm 1988, Viện y học cổ truyền Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là "Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức Y tế thế giới". 

Hiện nay, y học cổ truyền Việt Nam đã có quan hệ với hơn 30 nước trên thế giới và khu vực. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ hoạt động thực tiễn của mình, tại diễn đàn Hội nghị á - Âu lần thứ hai (ASEM II), Chính phủ Việt Nam đã nêu lên sáng kiến được các nước chấp nhận và đưa vào chương trình hành động của ASEM trong những nǎm tới. Đó là: "Hợp tác trong việc cải thiện chǎm sóc sức khoẻ nhân dân bằng kết hợp y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại". đầu nǎm 1999, tại Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Hội thảo gồm các chuyên viên kỹ thuật của các nước ASEAN; 15 nước EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để bàn triển khai chương trình này. 

Nhìn lại chặng đường hơn 50 nǎm qua làm theo lời Hồ Chí Minh cǎn dặn và đánh giá một cách khái quát thì những thành tựu trên đây của y dược học cổ truyền dân tộc đã góp phần đắc lực trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Y học dân tộc đã trở thành một bộ phận hợp thành không thể thiếu được của ngành y tế nước ta. Thực tế đã khẳng định đường lối kế thừa, phát huy, phát triển y dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại của Hồ Chí Minh, của Đảng, Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, của Đảng và chỉ có làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, ngành y tế nói chung, y học dân tộc nói riêng mới đạt được những thành tựu to lớn đó. 

Song nhìn toàn cục thì kết quả còn hạn chế. Đường lối kế thừa phát huy phát triển y dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y dược cổ truyền dân tộc với y học hiện đại chưa được như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, nhất là trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Hiện nay, nhiều lúc, nhiều nơi, y học cổ truyền còn bị coi nhẹ, tổ chức quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện thiếu, yếu, không đồng bộ đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; chính sách sử dụng các thầy thuốc giỏi cũng như chính sách đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá y học cổ truyền chưa có hoặc có nhưng chưa đủ mạnh, tạo động lực cần thiết thúc đẩy sự phát triển y dược học cổ truyền dân tộc. Trong cơ chế thị trường, việc hành nghề y dược cổ truyền tư nhân phát triển mạnh mẽ, nhưng lại thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước. Sự phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các ban, ngành, tổ chức xã hội còn lỏng lẻo. Thực trạng này đã làm chậm sự phát triển của y dược cổ truyền dân tộc và sự kết hợp Đông y với Tây y. 

Sự chậm phát triển có nguyên nhân khách quan vì bản thân vấn đề Đông y và kết hợp Đông - Tây y là công việc rất khó. Y học cổ truyền có truyền thống lâu đời, song đối với cán bộ y học hiện đại, việc tiếp cận y học cổ truyền dân tộc, thừa kế ứng dụng, nghiên cứu kết hợp lại là vấn đề hoàn toàn mới - mới cả từ quan niệm đến phương pháp. 

Song chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Trước hết phải nói đến nhận thức tư tưởng và trách nhiệm của cán bộ y tế. Không ít cán bộ quản lý y tế chủ chốt, cán bộ chuyên khoa đầu ngành ở trung ương và tỉnh, thành, chưa tin, còn hoài nghi hiệu quả của y dược cổ truyền nên chưa có hành động cụ thể, thiết thực cho sự phát huy, phát triển y dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp Đông y với Tây y. 

Chúng ta còn thiếu chính sách cụ thể, thiếu sự phân công trách nhiệm và tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện, biểu dương khen thưởng, kiểm điểm phê bình giữa ngành y tế và các ngành, các tổ chức xã hội quần chúng có liên quan trong quá trình kết hợp Đông - Tây y. Đơn độc ngành y tế làm không tạo được sự đồng bộ và sức mạnh tổng hợp. Đây cũng là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của y dược học cổ truyền dân tộc và sự kết hợp Đông y với Tây y. 

Để khắc phụ thực trạng tồn tại cùng những nguyên nhân nêu trên và để hiện thực hoá được các chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng, Chính phủ về y học cổ truyền dân tộc trong thời kỳ đổi mới của đất nước, ngành y tế phải có những quyết sách, cơ chế chính sách, những giải pháp mới tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc duy trì và phát triển y dược cổ truyền, kết hợp Đông y với Tây y. Làm được như vậy, chẳng những y học cổ truyền ngày càng có vị trí xứng đáng trong xã hội, trở thành một lĩnh vực y học có bản sắc dân tộc độc đáo, mà còn tạo nên sự phát triển mới trong y học Việt Nam, trong kết hợp Đông - Tây y. 

Những nǎm cuối cùng của thế kỷ XX, là lúc thích hợp nhất để Đảng, Nhà nước, ngành y tế ban hành một "Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Những chính sách mới, cơ chế mới, giải pháp mới nêu trong chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền phải toàn diện, đồng bộ, cụ thể, không manh mún. Có thể coi đây như là gậy chỉ đường cho những người điều hành, những người thực hiện dựa vào đó để triển khai công việc thuận lợi và hiệu quả; đồng thời cũng đủ khuyến khích để những người hưởng chính sách, làm cho họ vui mừng, phấn khởi, nhiệt liệt hưởng ứng, đem hết tài nǎng trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp duy trì phát huy, phát triển y dược học cổ truyền, một di sản vǎn hoá của dân tộc trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Chính sách và giải pháp thực hiện liên quan mật thiết với nhau. Chính sách đúng, nhưng để đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực thì giải pháp phải thiết thực, phải cụ thể phù hợp với đòi hỏi của thực tế. 

Với quan điểm trên, mục tiêu, cơ chế chính sách và giải pháp kế thừa phát huy, phát triển y dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại là làm sao cho y dược cổ truyền dân tộc được nâng lên tầm cao mới của thời đại như một mục tiêu ưu tiên của chiến lược chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm phục vụ đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng, Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

II. Kết hợp đông y với tây y thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh 

1. Để góp phần tích cực vào việc đến nǎm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp, việc kết hợp Đông y với Tây y, y học dân tộc với y học hiện đại phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, những nǎm tới cần tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: 

- Phát huy tiềm nǎng to lớn của y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại, phục vụ sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo tinh thần Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, thứ nǎm, thứ sáu (khoá VIII) cần coi y học cổ truyền như là nguồn nội lực to lớn của dân tộc ta. 

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y học cổ truyền theo hướng hiện đại hoá bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị và bào chế, sản xuất, nuôi trồng cây, con thuốc cổ truyền. 

- Xã hội hoá, đa dạng hoá các hoạt động y dược cổ truyền của Nhà nước và tư nhân nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào việc phục hồi phát huy, phát triển nền y dược học độc đáo và đặc sắc của dân tộc. 

- Nâng cao và phát triển kỹ nǎng, kỹ thuật của y học cổ truyền trên cơ sở giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc của y học cổ truyền Việt Nam kết hợp với y học hiện đại, không để y học cổ truyền Việt Nam bị tụt hậu so với trình độ y dược cổ truyền của các nước, góp phần xây dựng nền y học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

2. Muốn đạt được các mục tiêu nêu trên cần có những chính sách và giải pháp cơ bản, đồng bộ. 

Khuyến khích và ưu đãi những người có cống hiến, kinh nghiệm trong khám, chữa bệnh, theo phương thức kết hợp Đông y và Tây y, những người có các phương thuốc, cây thuốc của y học cổ truyền ứng dụng vào phòng bệnh đạt hiệu quả cao hoặc cải thiện tốt tình trạng sức khoẻ của người bệnh. 

Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ. Sớm thành lập trường Đại học y học cổ truyền tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cần thành lập Ban chỉ đạo và biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy y học cổ truyền thống nhất trong cả nước. Đối với những thí sinh dự tuyển vào các trường trung học, đại học y học cổ truyền được hưởng thêm điểm khuyến khích trong khi xét tuyển. Học sinh, sinh viên y dược cổ truyền khi tốt nghiệp được ưu tiên bố trí công tác. Hằng nǎm Nhà nước tuyển chọn một số cán bộ y dược cổ truyền có trình độ và sinh viên y dược cổ truyền xuất sắc gửi đi học ở các nước có nền y dược cổ truyền phát triển, đào tạo thành những cán bộ đầu đàn của y học cổ truyền dân tộc. Để tạo nên sự bình đẳng trong hành nghề và nghiên cứu khoa học, cần tiến hành việc xét phong học hàm cho cán bộ y dược cổ truyền đang làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ sở y học cổ truyền. Các cán bộ y học cổ truyền cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ được hỗ trợ thêm kinh phí trong thời gian bồi dưỡng. 

Trong công tác nghiên cứu khoa học, Nhà nước cần khuyến khích và tập trung đầu tư ưu tiên cho nghiên cứu phát triển lý luận y dược cổ truyền, đồng thời với nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp chặt chẽ Đông y với Tây y. Coi trọng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu chuyển dạng thuốc, các thuốc chống ung thư, các thuốc nâng cao sức miễn dịch, các thuốc chữa một số bệnh khó, cải tiến dạng thuốc, phát triển công nghệ thuốc sinh học. 

Cần có chính sách phát triển dược liệu, dược phẩm cổ truyền. ở những vùng nuôi trồng dược liệu tập trung được trợ giá trong trường hợp thiên tai, dịch hoạ; được hướng dẫn và hỗ trợ về công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm. Đối với cây, con dược liệu mới được hỗ trợ tiền giống, thức ǎn, phân bón. Đối với cây, con có giá trị đặc biệt hoặc khó nuôi, trồng được miễn thuế nông nghiệp từ ba đến nǎm nǎm đầu. Đối với các chuyên gia nuôi trồng dược liệu (nhân dân hoặc cán bộ kỹ thuật) nếu họ sản xuất, nuôi trồng dược liệu thì được hỗ trợ vốn giống và điều kiện chế biến, bảo quản sản phẩm. Nếu họ có cống hiến kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, học sinh kế thừa sản xuất ra sản phẩm với nǎng suất cao, số lượng nhiều, chất lượng tốt thì thầy dạy được hưởng một tỷ lệ nhất định số sản phẩm làm ra, xứng đáng với lợi ích thu được và nếu có nguyện vọng bồi dưỡng học tập để nâng cao trình độ, thì Nhà nước đài thọ chi phí trong thời gian học tập. Để bảo hộ dược liệu sản xuất trong nước, những chế phẩm thuốc cổ truyền nhập khẩu phải được quản lý chặt chẽ, kiên quyết chống nhập lậu, kinh doanh trái phép. Nhà nước ưu đãi về thuế, về giá một cách hợp lý đối với các dược liệu, các chế phẩm thuốc cổ truyền sản xuất trong nước nhằm khuyến khích đầu tư nuôi trồng dược liệu, sản xuất, xuất khẩu thuốc cổ truyền. 

Để việc kết hợp Đông y với Tây y đạt hiệu quả thiết thực, nên chǎng hằng nǎm Nhà nước đầu tư 5% tổng ngân sách của ngành y tế cho y học cổ truyền, nâng cấp và trang bị thêm phương tiện hiện đại cho các cơ sở y dược cổ truyền trên các mặt: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc và y cụ. Mức đầu tư cho y học cổ truyền khoảng 1,5% như hiện nay là chưa thoả đáng. 

Để tạo được bước phát triển trong việc kết hợp Đông y với Tây y theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác tổ chức cũng cần được quan tâm. 

Ban tổ chức cán bộ Chính phủ cùng với Bộ Y tế, các bộ, ngành, tổ chức xã hội có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc đổi mới và củng cố hệ thống tổ chức y dược học cổ truyền trong tình hình mới. Để có thể sớm tạo ra sự chuyển biến, nên thành lập Cục quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế thay cho Vụ y học cổ truyền hiện nay. Cục này do một Thứ trưởng phụ trách, để đủ sức tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, phát huy, phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

ở các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có phòng hoặc tổ chuyên viên chuyên trách giúp lãnh đạo Sở quản lý chỉ đạo công tác y học cổ truyền. 

Đối với các bệnh viện y học cổ truyền đã có, nên phát triển thành bệnh viện đa khoa y học cổ truyền; xây dựng bệnh viện y học cổ truyền ở những tỉnh chưa có. Các bệnh viện y học cổ truyền cần được trang bị một số thiết bị của y học hiện đại để làm được nhiệm vụ nghiên cứu, xác minh hiệu quả lâm sàng những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã được kế thừa, phổ biến cho các cơ sở điều trị ứng dụng. 

Khôi phục hoặc lập mới các khoa y học cổ truyền trong viện, bệnh viện y học hiện đại ở Trung ương và địa phương để cùng với các khoa khác trong viện, bệnh viện tiến hành nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu nâng cao phát triển y học cổ truyền và nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

Cần khôi phục và phát triển mạnh mẽ việc sử dụng thuốc Nam và các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền, để chǎm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; đồng thời phát triển các tổ chức dịch vụ khám, chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân, nhằm huy động mọi lực lượng của y dược cổ truyền tham gia vào sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mỗi trạm y tế xã, phường cần có một cán bộ y học cổ truyền. 

Việc tổ chức và điều hành của Hội y học cổ truyền từ cơ quan thường trực Trung ương Hội đến các tỉnh thành hội cũng cần được hoàn thiện, đổi mới để đủ sức giúp Trung ương Hội, tỉnh, thành hội mở rộng hoạt động chuyên môn kỹ thuật phù hợp với mọi tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Một trong các giải pháp mang tính khả thi để thúc đẩy việc kết hợp Đông y với Tây y là Bộ Y tế phối hợp với Tổng Hội y dược học Việt Nam, Hội y học cổ truyền, Hội Châm cứu, tiếp tục xác định những bệnh chứng chữa bằng y học cổ truyền; những bệnh chứng chữa bằng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; xác định các mũi nhọn của y học cổ truyền để triển khai xây dựng các dự án phát triển cho từng thời kỳ: 2005, 2010, 2020 và kiến nghị với Nhà nước phương án đầu tư cụ thể được ưu tiên trong từng thời kỳ. Đồng thời, phải có quy chế chặt chẽ để mọi cán bộ trong ngành (y học cổ truyền và y học hiện đại) nghiên cứu áp dụng những thành tựu của y học cổ truyền vào chǎm sóc sức khoẻ nhân dân. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phương Đông và phương Tây Phù hợp với lôgíc đó, tư tưởng của Người về y tế là sự hoà quyện, gắn bó giữa Đông y với Tây y, y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại. Hơn 50 nǎm qua, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và ngành y tế nước nhà luôn quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế, trong đó có vấn đề kết hợp Đông y với Tây y. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng đòi hỏi chúng ta cần vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực hiện được những điều Hồ Chí Minh hằng mong muốn, những điều Người cǎn dặn ngành y tế, thể hiện trong Di chúc viết cách đây 31 nǎm, tháng 5-1968: "Phát triển công tác vệ sinh, y tế".

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website