Tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào cuộc sống

Hoàng Tùng

C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập Liên đoàn Cộng sản, công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nói rõ quan điểm khoa học về lịch sử nhân loại, khẳng định tất yếu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sự cáo chung cũng tất yếu của nó, nêu rõ sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản, lực lượng đối lập cơ bản của chủ nghĩa tư bản, và con đường giải phóng giai cấp vô sản và toàn thể nhân loại tiến tới xã hội tương lai cộng sản chủ nghĩa. 

Nguyễn ái Quốc tới châu Âu đầu thế kỷ 20, tham gia hoạt động trong phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa Pháp đang dâng lên mạnh mẽ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Người hướng về nước Nga mới và V.I.Lê- nin, và nhận thức thấy nhiều vấn đề gần gũi với nhu cầu giải phóng của dân tộc ta. 

Nắm vững tinh thần tư duy biện chứng do Mác, Ăng-ghen phát hiện, xuất phát từ thực tiễn, Nguyễn ái Quốc nhận định rằng, cách mạng vô sản là con đường phát triển chung của lịch sử nhân loại, các dân tộc thuộc địa phải tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước khi đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là nhà cách mạng mác-xít, lê- nin-nít, Hồ Chí Minh là người có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cơ bản về lý luận, chính trị, tổ chức của cách mạng nước ta trải qua hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa để cuối cùng đi tới mục đích chung của xã hội loài người là chủ nghĩa cộng sản, thế giới đại đồng. Cuộc cách mạng giải phóng mà ta tiến hành vừa kế thừa vừa phát triển của cuộc đấu tranh trong quá khứ của dân tộc ta. Vấn đề quan trọng ở đây là mỗi cuộc cách mạng đều có một nhiệm vụ trung tâm, đồng thời, kết hợp từng bước chuẩn bị cho cuộc tiếp theo cả về chính trị lẫn kinh tế, xã hội, văn hóa, con người. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phải cân nhắc vị trí giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, nhiệm vụ nào là trung tâm, nhiệm vụ nào là phục tùng. Kinh nghiệm lâu đời của dân tộc ta khi cần phảl đấu tranh chống sự xâm lược và ách thống trị của nước ngoài thì vua tôi phải đồng lòng, cha con phải nhất trí, phải tập hợp mọi lực lượng xã hội. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt, thì đấu tranh giai cấp lại nổi lên vị trí hàng đầu. Trong khi glảl quyết vấn đề quan trọng bậc nhất này, Bác Hồ phải kiên trì, khắc phục các khuynh hướng hư vô dân tộc, coi đấu tranh giai cấp ở đâu, lúc nào cũng giống nhau. 

Đã là một nhà biện chứng duy vật thì phải xuất phát từ cuộc sống đang vận động, chịu tác động của nhiều mâu thuẫn, thấy rõ quá trình của cuộc vận động ấy, đâu là cơ bản, đâu là chủ yếu chi phối chiều hướng của sự phát triển để hướng tất cả các mặt mâu thuẫn vào một chiều hướng đã được phát hiện. Sau khi xác định con đường của cách mạng Việt Nam, Bác Hồ xuất bản bảo Thanh Niên, mở các lớp huấn luyện, giáo dục cán bộ làm cho họ hiểu rằng, muốn làm cách mạng dân tộc, phải tập hợp toàn dân, chỉ trừ những kẻ làm tay sai cho bọn đế quốc, và hướng dẫn cán bộ làm công tác quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, vận động binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp đấu tranh đòi những quyền lợi trước mắt, đưa dần quần chúng lên giác ngộ chính trị, trước hết đánh Tây, giành lại độc lập, chứ không bập ngay vào vấn đề đấu tranh giai cấp, lý luận suông, nói những vấn đề chưa chín muồi, chưa phải là nhiệm vụ trước mắt. 

Học thuyết cách mạng Mác và Ăng-ghen sáng lập chỉ đặt cho ta nền móng tư tưởng để nhận thức những quy luật vận động chung của vạn vật, chiều hướng phát triển của lịch sử xã hội, không kê đơn sẵn cho mọi cuộc cách mạng trong những không gian, thời gian khác nhau. Mỗi dân tộc phải tự mình tìm lấy con đường giải phóng, phát triển của mình, kế thừa truyền thống tư tưởng, di sản văn hóa, nâng cao những giá trị đó lên ngang tầm thời đại không thể áp dụng mô hình sẵn có của một dân tộc khác. Những người sáng nghiệp của chúng ta, cùng với việc xác định mục đích, những chặng đường cách mạng, chủ thể, đối tượng cách mạng, phương pháp đấu tranh, hình thức, biện pháp, phải giải quyết đúng những vấn đề lý luận, thực tiễn của việc đào tạo tổ chức đội ngũ lãnh đạo. Những nguyên lý cơ bản và mục đích cuối cùng đối với tất cả các cuộc cách mạng thì giống nhau còn những nguyên tắc cụ thể, thì biến đổi phù hợp tình hình, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng của mỗi nước. Người ta không thể bơi ngược dòng thời gian như Hê-ra-cờ-lít nói: Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một con sông. 

Mỗi lần có những biến động lớn trong nước và thế giới, Đảng ta đều kịp thời điều chỉnh chiến lược, sách lược, hình thức tổ chức, phương pháp, khẩu hiệu. 

Năm 1930, từ phong trào yêu nước, cách mạng rộng rãi, chuyển thành phong trào công, nông, mật trận phản đế. Năm 1936, đảng quyết định phát triển nó thành phong trào dân chủ thu hút thêm những lực lượng mới. Năm 1941, lại mở rộng. nâng cao thành phong trào dân tộc cứu nước. Sự sáng tạo của ta có giá trị to lớn trong việc dự báo và chuẩn bị nắm lấy thời cơ hiếm có chuẩn bị và tiến hành thắng lợi gần như chớp nhoáng, long trời lở đất cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nâm 1945. Từ truyền thống lâu đời toàn dân là lính, toàn dân đánh giặc mà Bác Hồ gọi là "châu chấu đá xe": Trong lời kêu gọi kháng chlến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nuớc, bằng những lời giản dị mà sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất một học thuyết, một trường phái, một học thuyết quân sự, lấy ít thắng nhiều, biến yếu thành mạnh, đánh thắng những thế lực mạnh nhất thời đại, kể cả thế lực được trang bị bằng những vũ khí hiện đại, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân. 

Nhờ tập hợp được lực lượng vật chất, tinh thần, trí tuệ của toàn dân, tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế to lớn mà ta có thể vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù. Nhưng, trong quá trình cách mạng có lúc, có nơi, vì không nắm vững tinh thần chỉ đạo nói trên, mà ta phải trả giá. Khi đã trở lại tư tưởng độc lập, tự chủ, sáng tạo, biết học kinh nghiệm nước ngoài có chọn lọc, ta lại đi vào quỹ đạo đúng đắn của ta. Công cuộc đổi mới là thành tựu rực rỡ của tư duy khoa học vốn đã có lịch sử tương đối lâu dài qua cuộc đấu tranh trường kỳ vì độc lập, tự do của tổ quốc, đồng bào. Tình hình đất nước ta đã thay đổi cơ bản. Từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến, bị chia cắt, nước ta đã khôi phục được nền độc lập hoàn toàn, thống nhất. Xưa kia là một nước nhược tiểu, ngày nay đã trở thành một nước đứng thứ 13 về số dân. Xã hội ta bây giờ một xã hội tự do đang đi vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới bắt đầu từ bên dưới, được Trung ương Đảng tổng kết, mở ra con đường mới của sự phát triển của dân tộc và xã hội ta, tuy mới chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, đã mang lại những thành tựu nổi bật. 

Loài người đang bước vào thời đại mới, với nền sản xuất tri thức, sẽ dẫn đến những đảo lộn chưa từng thấy trong phạm vi toàn cầu. Thế kỷ 20 được gọi là thế kỷ khoa học. Thế kỷ sắp tới, cuộc cách mạng điện tử, thông tin, sinh học đang bùng nổ dây chuyền. Chưa ai dám quả quyết có thể dự báo chính xác về cuộc sống trên hành tinh trong thế kỷ 21 sẽ như thế nào. thời cơ và thách thức đan xen. Nước ta vẫn thuộc hàng ngũ các nước nghèo nhất. Tiến tới một nước phồn vinh với một thời gian rất ngắn, hoặc phải kéo dài là do trí tuệ, ý chí con người quyết định. Xây dựng sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống hạnh phúc, công bằng, văn minh vẫn là sự nghiệp của toàn dân. Đội ngũ lãnh đạo phải là đỉnh cao trí tuệ, đạo đức lương tâm của xã hội và là mẫu mực cho con người mới, lối sống mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi vào con người, cuộc sống của hôm nay và ngày mai. 

Báo Nhân dân, ngày 8/5/2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website