Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

III- Hồ Chí Minh và nhận thức về mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trong thời đại mới 

Nguyễn ái Quốc là một trong số ít lãnh tụ cách mạng châu á và ở nước ta sớm nhận thức được sự biến chuyển của thời đại sẽ đem lại những thay đổi tất yếu trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Người coi đấu tranh cho việc thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc chống sự áp đặt, thống trị, bất công của thế lực thực dân nước lớn là mục tiêu và là động lực thúc đẩy công cuộc giải phóng dân tộc bị áp bức và hoàn chỉnh nền độc lập của mỗi quốc gia, dân tộc. Bình đẳng trong quan hệ quốc tế chống hệ thống cường quyền thế giới trở thành một định hướng lớn trong hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh. 

A. Mét, Giám đốc UNESCO khu vực châu á - Thái Bình Dương nhận xét: "Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này". 

Khái quát về sự phân chia lực lượng thế giới, ngay từ đầu mới tiếp cận với quan hệ quốc tế, Nguyễn ái Quốc như đã nói trên, rút ra nhận xét rằng thế giới gồm hai hạng người: "giống người bóc lột và giống người bị bóc lột". Dựa trên quan điểm đó, Nguyễn ái Quốc đã phác thảo những ý niệm làm cơ sở cho mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại mới. 

Chủ nghĩa phát xít hình thành, chiến tranh thế giới bùng nổ từ mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và quan trọng hơn là bắt nguồn từ tư tưởng cực đoan sô vanh nước lớn trong giới cầm quyền của các nước đế quốc, chúng tự cho mình là chủng tộc siêu đẳng được quyền thống trị thế giới. Tư duy Hồ Chí Minh cũng đồng cảm với thế giới, chống chiến tranh phát xít đồng nghĩa với bảo vệ nhân phẩm, giá trị nhân vǎn và nền vǎn hoá của các dân tộc. Với lòng tin "phe đồng minh dân chủ nhất định thắng" và chiến tranh sẽ "làm cho cách mạng nhiều nước thành công", Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ, trên bình diện mới đó, mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc có điều kiện tốt hơn để phát triển thích hợp với thời thế. 

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ quốc tế vẫn còn phức tạp và trật tự thế giới mới đang manh nha, mượn lời của Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng Pháp, dựa vào những chế định dân chủ trong quan hệ quốc tế mà các cường quốc mới thừa nhận, trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrǎng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam". Kế đó chính sách ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Hồ Chí Minh được công bố ngày 3-10-1945 đã làm rõ hơn những nhân tố cơ bản hợp thành quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc: "Muốn cho sự tự do và công lý có kết quả lâu dài và tránh cho nhân loại khỏi nạn chiến tranh về tương lai, các cường quốc Đồng minh đã chủ trương lấy tự do và bình đẳng làm cǎn bản và trịnh trọng công nhận quyền tự quyết". Tuyên bố ngày 3-10-1945 còn vạch rõ: "Hiến chương Đại Tây Dương, điều 3 tuyên bố rằng Đồng minh tôn trọng quyền ấy, các dân tộc được tự ý lựa chọn lấy chính thể riêng và muốn cho họ thu phục được chủ quyền tự trị nếu quyền đó bị chiếm đoạt bằng vũ lực" . Tuyên bố về chính sách ngoại giao của Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng nêu ra hai định hướng: với các nước lớn trong Đồng minh là "thành thực cộng tác trên lập trường bình đẳng", và với "nhược tiểu dân tộc" nhất là hai nước láng giềng Cao Miên và Ai Lao, thái độ của Việt Nam là "sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng, để ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập". 

Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh và phân hoá thành hai xu hướng đưa đến đấu tranh quyết liệt trong quan hệ quốc tế, bao gồm cả bạo lực và chiến tranh. Đấu tranh cho hoà bình, cùng tồn tại hoà bình trở thành mục tiêu phấn đấu của phần lớn các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Với việc nêu ra hoặc khẳng định quyền dân tộc cơ bản, chống chính sách can thiệp và chiến tranh xâm lược của các cường quốc đế quốc chủ nghĩa, và đề cao tinh thần thân thiện giữa các quốc gia lớn nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp vào việc hình thành những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình được nêu ra trong Tuyên bố Trung - ấn (1954) và 10 nguyên tắc Bǎngđung (1955) khẳng định những ước lệ cơ bản của mối bang giao giữa các quốc gia trong hoà bình. 

Trong khi cổ vũ cho những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh mục đích của nó là nhằm kiến tạo một "nền hoà bình hợp công lý" không phải hoà bình với bất cứ giá nào, chỉ có hoà bình trên cơ sở độc lập tự do mới là hoà bình thực sự, lâu bền: "Hoà bình thật sự quyết không thể tách rời tự do và độc lập thực sự". 

Để có sự yên bình phục vụ cho sự nghiệp giành và giữ độc lập dân tộc, phát triển xã hội, Người kiên trì quan điểm đối thoại thay cho đối đầu, giải quyết những bất hoà, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, nhất là trong nội bộ các nước anh em trên cơ sở "có lý, có tình", tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi, áp đặt cho nhau. 

"Nǎm châu bốn biển một nhà", biết tôn trọng những cội nguồn vǎn hoá khác nhau, bền bỉ vun đắp cho tình hữu nghị, sự đồng cảm lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc đã trở thành một phong cách trong cư xử quốc tế mang đậm trí tuệ Hồ Chí Minh. 

Nghị quyết của UNESCO về tổ chức kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh của Người đã nêu rõ: "... những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau". 

Với những quan điểm nói trên, vận dụng trong bang giao quốc tế của nước ta, tháng 1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Cǎn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới". 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website