Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

KẾT LUẬN 

Qua phân tích, đánh giá về mặt lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại và quan hệ quốc tế, chúng ta có thể đi đến một số nhận xét khái quát sau: 

1. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành tâm trí và thời gian để hoàn thành mục tiêu: Giải phóng dân tộc bị áp bức và giành "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cho dân tộc mình. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành người khai phá con đường cách mạng và gắn sự nghiệp giải phóng đó với trào lưu cách mạng thời đại, với sự đổi thay theo chiều hướng tích cực của quan hệ quốc tế toàn cầu. Đánh giá về những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và với cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ, Nghị quyết của UNESCO về tổ chức kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh "đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". 

2- Qua thực tiễn hoạt động quốc tế với nhiều tư cách khác nhau (chiến sĩ phong trào cộng sản, công nhân; người đi đầu trong cách mạng giải phóng thuộc địa, người lãnh đạo trực tiếp sự nghiệp giành độc lập tự do ở một nước thuộc địa...), Chủ tịch Hồ Chí Minh có điều kiện để tiếp cận và nhận thức đúng những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế toàn cầu cũng như quan hệ quốc tế của nước ta. Cố vấn Phạm Vǎn Đồng đã nhận xét: 

"Toàn bộ những tư tưởng của Hồ Chí Minh về hoạt động ngoại giao, như biết đánh giá, dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ, tổ chức lực lượng, nhận rõ bạn thù, tranh thủ đồng minh, cô lập kẻ thù chủ yếu, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, biết thắng từng bước để tiến tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập tự chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế, là di sản quý báu đối với chúng ta trong hoạt động ngoại giao để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 

Chính thông qua những vấn đề cơ bản đó ta có thể tìm thấy hệ thống các quan điểm, luận cứ của Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế. 

3. Cần đi sâu nghiên cứu vận dụng đúng mức tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong ba vấn đề sau đây: 

a. Khẳng định sự liên kết với bên ngoài, với chiều hướng tích cực của quan hệ quốc tế toàn cầu là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, coi đó là một định hướng lớn trong chính sách đối ngoại và tổ chức lực lượng bên ngoài, cũng như trong phương sách đối ngoại để xử lý những tình huống phức tạp. 

b. Gắn với xu thế của thời đại, của lịch sử trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đặc điểm của trí tuệ Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" trở thành sự đúc kết tinh tế nhất bản lĩnh của dân tộc từ nghìn xưa để lại, được Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Quang Khải... khái quát và được Hồ Chí Minh khẳng định lại trong bối cảnh ngày nay như là nhân tố hàng đầu, quyết định mọi thành bại trong chiến lược cách mạng cũng như trong đường lối đối ngoại và hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh: mất độc lập tự do sẽ rơi vào hiểm hoạ và sự lệ thuộc tất yếu vào bên ngoài và như Đảng ta đã chỉ ra: chỉ là khí cụ trong tay kẻ khác. 

Người đã suy ngẫm rất sâu sắc và khái quát chân lý trên một cách cô đọng, súc tích: 

"Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, 
Cay đắng chi bằng mất tự do? 
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ, 
Để cho người dắt tựa trâu bò".
 

Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Người trong thực tiễn đã trở thành mục tiêu lâu bền đồng thời là động cơ, là ngọn cờ đầy thuyết phục thôi thúc việc mở rộng quan hệ quốc tế Việt Nam, phá vây quốc tế và kịp hội nhập với xu thế tất yếu của thế giới bên ngoài trong thời chiến cũng như thời bình. 

Theo Hồ Chí Minh, như đã thể hiện trong hoạt động thực tiễn của Người, độc lập tự chủ trong đối ngoại trước hết cần thấm nhuần tư tưởng "lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta", công việc của ta phải do ta giải quyết lấy, không có sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài; đấu tranh cho nguyên tắc bình đẳng, hoà bình hữu nghị và hợp tác trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc; kiên quyết giữ trọn quyền dân tộc tự quyết và quyền tự phán xét những vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế và trong chính sách của các nước lớn; kiên định đường lối đối ngoại vì lợi ích trước mắt và lâu dài của dân tộc; phù hợp với những chế định của luật pháp quốc tế và hoà nhập với xu thế chủ đạo của quá trình chuyển biến trong quan hệ toàn cầu; chống xu hướng biệt lập, dân tộc hẹp hòi. 

c. Kiên trì về nguyên tắc và mục tiêu cuối cùng, đi đôi với sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng sách lược, là phương sách tổng quát của Hồ Chí Minh trong việc xử lý những vấn đề đặt ra trong đường lối cách mạng cũng như trong quan hệ quốc tế. 

Giành độc lập, thống nhất đất nước, tự do hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng đất nước mười lần đẹp hơn xưa theo con đường xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc, là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cách mạng nước ta. Đó cũng là cái "bất biến" để hoạt động đối ngoại, "ứng vạn biến" bằng những chủ trương, đối sách khôn khéo, linh hoạt, hợp với xu thế khách quan và biến chuyển của nhân tố chủ quan, góp phần từng bước làm suy yếu kẻ thù, mở rộng lực lượng, tranh thủ xu thế bên ngoài có lợi cho cách mạng nước ta. Người cǎn dặn: "phải nắm giữ nguyên tắc cứng rắn với sách lược mềm dẻo", "lạt mềm nhưng buộc chặt". Khi thì kiên quyết dù có đốt cháy dãy Trường Sơn thì cũng phải giành cho được độc lập, lúc thì "thực hiện chính sách Câu Tiễn" để dùng Tưởng làm đối trọng với bọn hiếu chiến Pháp, tạo sức mặc cả lớn hơn với thực dân Pháp. Sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3, Người cǎn dặn: Thái độ ôn hoà, nhã nhặn của ta đối với quân Pháp không phải là thái độ nhu nhược và thụ động. Trái lại, hơn bao giờ hết phải nâng cao tinh thần kháng chiến của toàn dân để đối phó với những việc bất ngờ, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. 

Ngoài việc kiên trì về nguyên tắc và mục tiêu cuối cùng đi đôi với sáng tạo, linh hoạt trong sách lược đối ngoại còn thể hiện tư tưởng tiến công, biết thắng từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Hồ Chí Minh, "chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng thuộc địa", "người cộng sản", "nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc" và là "nhà ngoại giao kiệt xuất", lúc sinh thời, bằng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, đã để lại những di sản trí tuệ quý báu cho hoạt động quan hệ quốc tế Việt Nam. Đặc điểm của nó là đã tạo ra những tiền đề tư tưởng và phương pháp luận vững chắc để sáng tạo ra đường lối đối ngoại và hệ thống các sách lược ngoại giao nước ta làm cho nó luôn đi đúng hướng và thích hợp với mọi tình huống. 

Điều thú vị là hơn 30 nǎm trước đây - nghĩa là 3 nǎm trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát đúng con đường phát triển của cách mạng nước ta sau thắng lợi của sự nghiệp giải phóng. Tháng 10-1966, Người khẳng định: 

"Hoà bình được lập lại, nhân dân Việt Nam sẽ đem hết sức mình xây dựng lại Tổ quốc để biến nó thành một nước thống nhất, hoà bình, độc lập, dân chủ, phồn vinh, có quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc hoà bình trên thế giới". 

Ngày nay, những ước vọng của Người đang biến thành thực tiễn sinh động, nó thể hiện ở nội dung cơ bản trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, nhất là trong chiến lược phát triển đất nước của Đại hội VIII. Về "nội chính" hay "ngoại giao", cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website