Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

CHƯƠNG II: DẤU ẤN TRÍ TUỆ HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 

I- Quan điểm và phương pháp luận Hồ Chí Minh trong nhận thức thời cuộc, dự báo các khả nǎng phát triển của quan hệ quốc tế và tiền đồ cách mạng Việt Nam 

Trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc quan sát, phân tích và nhận thức đúng những diễn biến quốc tế, khu vực Thái Bình Dương và Đông Dương như là một trong những nhân tố quyết định để đề ra chiến lược cách mạng nước ta trong từng thời kỳ nhất định. 

Qua việc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, hệ thống hoá các sự kiện, nghiên cứu và suy luận, Người đã đi đến những khái quát đúng về xu thế thời cuộc, chiều hướng phát triển của những diễn biến chủ yếu trong quan hệ quốc tế và trong so sánh lực lượng toàn cầu... đang tác động đến cục diện đấu tranh của nhân dân ta. Người cho rằng: "... tình hình thế giới dính dáng mật thiết với nước ta" . Trên cơ sở đó và cùng với biến chuyển của tình hình trong nước, Người đã chỉ ra các khả nǎng phát triển của cách mạng nước ta trong từng thời kỳ cụ thể, nhất là trước những khúc quanh của thời đại. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong bối cảnh thế giới bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên tàn bạo hơn, Người đã rút ra nhận định khác với nhiều nhà cách mạng nước ta và châu á đương thời. Đó là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân đã suy yếu hơn và sự bùng nổ cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, hoà bình ở các nước tư bản cùng với sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức sẽ tạo ra những trào lưu cách mạng mới, nǎng động và có khả nǎng giành thắng lợi. Quan hệ quốc tế có những đổi thay cơ bản. 

Với châu á - Thái Bình Dương, Nguyễn ái Quốc đã sớm chỉ ra sự bùng nổ tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc. 

Tháng 5-1921 trong bài viết thứ hai về Đông Dương, Nguyễn ái Quốc đã đưa ra một kết luận quan trọng: "... hàng trǎm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham lam không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ" . 

Đặt vấn đề châu á-Thái Bình Dương trong sự vận động của các mâu thuẫn và trong đấu tranh giữa những xu hướng đối lập trong quan hệ quốc tế, từ nǎm 1924, Người đã cho rằng: "Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh" . 

Trên cơ sở nắm chắc những diễn biến chủ yếu trong quan hệ giữa các nước lớn, tình hình phát triển về kinh tế, chính trị trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa (1929 - 1933), v.v., trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng nǎm 1930, Nguyễn ái Quốc đã kịp thời cảnh báo: "Cuộc chiến tranh đế quốc thứ hai đang được ráo riết chuẩn bị ". Người cũng cho rằng: "Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản" . 

Người còn mô phỏng cuộc chiến tranh khi nó mới bắt đầu như là "cơn lốc lớn đang làm thay đổi số phận của hàng trǎm triệu con người" mà kết cục là cách mạng ở nhiều nước sẽ thành công, nước Nga và lực lượng trong đồng minh dân chủ giành thắng lợi. Nguyễn ái Quốc chẳng những đã sớm xác định khả nǎng bùng nổ chiến tranh đế quốc mà còn khái quát đúng quy mô, chiều hướng phát triển cũng như những bước ngoặt và hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Với Việt Nam và Đông Dương, từ đầu thập kỷ 20 Người đã tìm thấy khả nǎng bùng nổ cách mạng: "người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến" . 

Như thực tiễn đã nói rõ, những nhận thức về thời cuộc thế giới và Đông Dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những tiền đề trí tuệ để Đảng ta xác định đúng chiến lược và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong từng thời kỳ khác nhau, đề ra những quyết định chuyển hướng chiến lược hợp thời thế (1935 - 1937) và 1939 - 1940...) đưa cách mạng nước ta từng bước giành thắng lợi. Cách mạng Đông Dương không bị bất ngờ trước những diễn biến quốc tế trong quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới, hơn nữa còn biết sử dụng những đặc điểm của hoàn cảnh quốc tế và Đông Dương trong chiến tranh để cải thiện thế và lực của cách mạng, giành thắng lợi quyết định bằng hình thức khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đúng vào thời điểm mà các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" hội tụ ở điểm cao nhất. 

Từ lúc về nước trực tiếp chỉ đạo cuộc cách mạng nước ta, nhất là trong cương vị Chủ tịch Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam độc lập, vào thời điểm có nhiều tế nhị trong quan hệ với nhiều lực lượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh ít có dịp phân tích, bình luận về thời cuộc, song điều dễ nhận thấy là Người đã đóng góp không nhỏ vào trí tuệ chung của Đảng và Nhà nước ta trong những vấn đề rất cơ bản về diễn biến thời cuộc, như bước ngoặt của chiến tranh thế giới, viễn cảnh, sự phát triển của xu hướng và lực lượng của thế giới và các khu vực, vai trò chi phối của các nước lớn sau chiến tranh, v.v.. 

Một tháng sau khi tuyên bố độc lập, trong một vǎn kiện nhà nước Chính sách ngoại giao của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự thay đổi cơ bản tính chất của quan hệ quốc tế toàn cầu: Cuộc thế giới chiến tranh đã chính thức kết liễu ở châu Âu cũng như Viễn Đông, chủ nghĩa dân chủ được toàn thắng. Các cường quốc Đồng Minh... đã trịnh trọng công nhận quyền dân tộc tự quyết, và điều đó sẽ mở một kỷ nguyên mới đầy hy vọng cho các dân tộc á Đông. Người còn làm rõ tính hợp thời đại của sự nghiệp cách mạng: "Dân tộc Việt Nam vì nhận rõ thấy luật thiên hạ tiến hoá ấy đã lâu, nên ròng rã 80 nǎm nay đã nỗ lực tranh đấu chống với mọi sức áp bức xâm lǎng để bước tới đường chính đạo mà các nước dân chủ ngày nay vạch rõ". 

Chính trong thời kỳ vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, nhờ sự cân nhắc, phân tích tỉnh táo những nhân tố thuận, nghịch trong biến động của tình hình quốc tế và Đông Dương trong chính sách của các nước lớn, của nước Pháp và khả nǎng thực tiễn của thế lực thực dân hiếu chiến Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Thường vụ Trung ương Đảng đi đến quyết định "Hoà để tiến", góp phần quyết định đưa đất nước thoát khỏi thế hiểm nghèo. 

Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế tuy có thuận lợi cơ bản, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới và phong trào đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, chống ách thống trị của đế quốc, thực dân hiếu chiến do Mỹ đứng đầu có bước phát triển mới, song diễn biến quốc tế và khu vực cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Tập hợp lực lượng thế giới cũng có những biến động từng thời kỳ. Điều đáng quan ngại là trong phần lớn thời kỳ chiến tranh lạnh, các trào lưu cách mạng và các nước xã hội chủ nghĩa - đồng minh của cách mạng nước ta - lại lâm vào khủng hoảng về tư tưởng và đường lối phát triển cách mạng. Có lúc trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không nhất trí với nhau về nhận thức đặc điểm và xu thế thời đại, về kẻ thù và phương hướng hành động trong quan hệ quốc tế. 

Một trong những vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế là phải tìm thấy những ý niệm, những luận cứ của Người trong quan sát, nghiên cứu và đánh giá thời cuộc. 

ở những lĩnh vực này, trong tư duy Hồ Chí Minh nổi lên những quan điểm sau đây: 

- Coi trọng thực tế khách quan trong khi nghiên cứu, đánh giá sự kiện và diễn biến tình hình. Người thường phê phán những áp đặt theo kiểu chủ quan duy ý chí đối với nhận thức thời cuộc. Người dặn: Chớ đem chủ quan của mình thay thế cho thực tế. Giá trị lớn về trí tuệ thể hiện trong hàng trǎm tác phẩm, bài viết liên quan đến bình luận về thời cuộc là ở chỗ Người luôn quan sát tường tận và phản ánh đúng thực tiễn tình hình đã và đang diễn ra. 

- Đặt các sự kiện và những vấn đề nảy sinh của từng quốc gia dân tộc và trong quan hệ quốc tế vào giữa dòng chảy của thời cuộc và làm rõ mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại giữa các sự kiện và giữa những diễn biến khác nhau của thời cuộc. Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên và là một trong số ít những nhà cách mạng của các nước thuộc địa sớm thấy được tác động hỗ tương của những biến động ở chính quốc với tình hình thuộc địa và ngược lại. Khi Pháp thua trận, từ Pác Bó (tháng 6-1941) Người đã đưa ra nhận định: "Nay cơ hội giải phóng đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, càng không thể cứu bọn thống trị Pháp ở ta". Khi nhận thức về ý nghĩa thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức toàn cầu, đặc biệt đối với phương Đông, Người cũng vận dụng quan điểm và phương pháp khoa học trên. 

- Từ phân tích và nắm chắc những diễn biến cụ thể, bộ phận, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người mà Giáo sư Trần Vǎn Giàu cho là vốn có "đầu óc phân tích tổng hợp sắc sảo" - luôn hướng tới việc khái quát đúng bức tranh toàn cảnh của diễn biến thời cuộc. Người coi cách tiếp cận tổng thể, toàn diện là phương pháp nghiên cứu hữu hiệu quan hệ quốc tế cũng như tình hình nước ta. 

Gần nửa thế kỷ trước đây, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II (1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sự chuyển biến nhanh chóng của lực lượng sản xuất nhờ việc sử dụng thành quả của khoa học - kỹ thuật : "Trong 50 nǎm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (télévision) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên". Đồng thời Người cũng vạch rõ, đi đôi với phát triển sản xuất, tǎng trưởng kinh tế, thế giới đã có nhiều thay đổi về chính trị - xã hội. Đó là "chủ nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc". Và mặt khác là "Cách mạng Tháng Mười Nga thành công... và gần một nửa loài người đã tiến vào con đường dân chủ mới, những dân tộc bị áp bức lần lượt nổi dậy chống chủ nghĩa đế quốc, đòi độc lập tự do". Người còn khái quát: "Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân mình" . 

Như vậy là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đặc điểm của thời đại dựa vào hai lĩnh vực chủ yếu có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau: sự phát triển của lực lượng sản xuất do tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đem lại và những biến đổi sâu sắc về chính trị, xã hội, mà trong đó sự phát triển trí tuệ con người là nhân tố cơ bản. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm toàn diện, "nhìn cho rộng, suy cho kỹ", đã nhanh chóng tiếp cận với cốt lõi của sự kiện, thấy rõ nhân tố chủ yếu của diễn biến thời cuộc. Phê phán cách nhìn thiển cận của bối cảnh của Hiệp định Giơvevơ. Người nói: "... có người thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, họ chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy thắng, Pháp rút mà không thấy âm mưu của chúng, chỉ thấy Pháp không thấy Mỹ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao". 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, mục đích của phân tích thời cuộc không thể chỉ dừng ở tìm đối sách tình huống mà quan trọng hơn còn nhằm làm rõ chiều hướng phát triển của các sự kiện và dự đoán trước được các khả nǎng phát triển của tình hình để chủ động nhận thức và đón nhận thời cơ, kịp thời đề ra những quyết định chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt thúc đẩy cách mạng. 

Bình luận về binh pháp Tôn Tử, Người đã nêu ra một định lý: "Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc". Nếu trong thập kỷ 20, Nguyễn ái Quốc khi mới tham gia hoạt động quốc tế chỉ có thể nhận thức được những thay đổi nhanh chóng được coi như những "bất ngờ" của "số mệnh", thì những thập kỷ kế tiếp với tầm nhìn được nâng cao qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã trở thành "người tiên tri, tiên liệu lạ lùng" về viễn cảnh quốc tế và tiền đồ của cách mạng nước ta. Trong nhiều trường hợp, Người đã dự báo đúng bước ngoặt phát triển, thời cơ và thách thức, cũng như khả nǎng thắng lợi của từng giai đoạn trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài vì độc lập, tự do của nhân dân ta. 

Vào thời điểm đỉnh cao của Chiến tranh thế giới thứ hai nǎm 1942, Người dự báo: "1945 - Việt Nam độc lập". Nǎm 1946, Người nêu lên một kết luận về triển vọng của cuộc kháng chiến chống Pháp - một sự kiện nóng bỏng kéo dài trong 9 nǎm, mà ít nhà chính khách hồi đó có thể nghĩ tới Việt Nam sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này... "Nước Việt Nam có thể bị tàn phá, nhưng nước Việt Nam sẽ lại hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến hẳn khỏi cõi á châu" . 

Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, mặc dù có sự chênh lệch rất lớn về tiềm lực kinh tế, quân sự giữa ta và Mỹ, lực lượng đồng minh chiến lược của ta đang trong tình trạng bất hoà, chia rẽ... song Đảng ta với trí tuệ Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã nhận thức được tính chất phi nghĩa, trái xu thế chung, cũng như chỗ yếu cơ bản của chiến lược chiến tranh của Mỹ là về chính trị (chính trị đối nội và chính trị đối ngoại); mặt khác thấy rõ hùng khí của dân tộc, nêu ra chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do", khẳng định "Mỹ nhất định thua". Trước khi ra đi, nhìn lại sự nghiệp chống Mỹ, thấy rõ bước phát triển tiếp theo, Người còn khẳng định: 

"Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài... 

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất". Thậm chí, Người còn hình dung một cách chuẩn xác tình huống cuối cùng nhất định xảy ra trước lúc "Mỹ cút": "Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội" . Thực tiễn lịch sử như chúng ta biết, đã diễn ra tương tự như phác thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 


* * 

Ngày nay nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển tư duy quan hệ quốc tế Việt Nam hiện đại, điều cảm nhận trước hết là tài nǎng và trí tuệ nổi bật của Hồ Chí Minh trong nghệ thuật nhận thức và khái quát thời cuộc, nhận rõ thời cơ và thách thức cũng như tiền đồ của sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. 

Điều có ý nghĩa to lớn là những quan điểm và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực này đã trở thành trí tuệ chung của Đảng và của cách mạng nước ta. 

Hơn nửa thế kỷ trước đây, trong thời điểm nóng bỏng, đầy rối loạn của chiến tranh thế giới và cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các lực lượng chính trị (xu hướng Tờrốtkít, Quốc dân đảng, Đại Đông á, v.v.) về nhận thức cục diện thế giới và lựa chọn con đường phát triển cách mạng ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên Đảng ta đã khái quát được cơ sở lý luận về nhận thức những diễn biến quốc tế hiện đại: 

"Các mối liên hệ quốc tế ngày nay hết sức phức tạp và thay đổi từng giờ, từng phút. Tuy nhiên những người quan sát thời cục, hơn nữa những người có quan tâm tới sinh hoạt xã hội và tham gia hoạt động trong các cuộc sinh hoạt ấy cần phải nhìn qua những biến cố dồn dập hàng ngày mà xét thấu đại thể, phân tích những biến cố ấy mà tìm thấy những đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, trong một thời gian nhất định đã qua và dự đoán các xu hướng của quá trình sẽ tới" . 

Những quan điểm trên đây đã giúp cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh chống lại khuynh hướng chỉ thấy một mặt của biến cố đang xảy ra hoặc diễn đạt các sự kiện theo lôgích chủ quan duy ý chí..., đi đến nôn nóng hành động hoặc chờ thời, ỷ lại vào ngoại viện. Giá trị của các quan điểm có tính phương pháp luận đó còn là ở chỗ nó đã góp phần quyết định cho việc hình thành và phát triển trí tuệ quan hệ quốc tế Việt Nam trong thời đại mới, từ đầu thế kỷ đến hiện tại. 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website