Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền hành chính nhà nước

Luật sư Nguyễn Phúc Thành

Ngày 2-9-1945, Chính phủ lâm thời đã làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân và thế giới "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". 

Suốt 24 năm với cương vị Chủ tịch nước, Bác đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quý báu, trong đó tư tưởng của Người về một nhà nước "của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" là một trong những điểm sáng, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Việt Nam mới. 

Sau ngày tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (6-1-1946), ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. Theo quy định của Hiến pháp thì về cơ bản, một nền hành chính mới đã được xác lập, trước hết đó là sự hình thành các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, theo các cấp hành chính, mà người đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các thể chế hành chính cũng đã được quy định mà phần lớn thể hiện dưới hình thức Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ký. Như Sắc lệnh thiết lập Việt Nam công an vụ; Sắc lệnh tổ chức Bộ Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông, Giáo dục; Sắc lệnh thành lập Ban thanh tra Chính phủ; Sắc lệnh thiết lập Ngân hàng quốc gia; và hai sắc lệnh liên quan tổ chức chính quyền địa phương, đó là sắc lệnh tổ chức những Hội đồng nhân dân và ủy ban Hành chính; sắc lệnh tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố... Đặc biệt với sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, mà phần lớn họ đều trưởng thành từ kháng chiến... 

Như vậy một nền hành chính mới đã được hình thành, mà ở đó luôn thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Nhà nước "của dân, do dân, vì dân". 

Trước hết nói về nền hành chính của dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một Nhà nước của dân có nghĩa là "bao nhiêu quyền hạn đều là của dân", những cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đều là "đầy tớ của dân", "công bộc" của dân, vì vậy họ đều là những người do dân trực tiếp hoặc gián tiếp cử ra, dân có quyền giám sát hoạt động công vụ của họ. Nói đến nền hành chính của dân, cũng là nói đến một nền dân chủ, mà ở đó quyền dân chủ của người dân phải được phát huy, bởi lẽ "dân chủ là của quý báu nhất của dân", đó phải là dân chủ thật sự, không hình thức, không giả hiệu, đương nhiên một nền hành chính dân chủ không có nghĩa là dân chủ phường hội, dân chủ bản vị, một thứ dân chủ vô chính phủ. Vì vậy, một nền hành chính của dân là ở đó, dân chủ phải được gắn liền với tập trung một cách biện chứng, có nghĩa là dân chủ để đi đến tập trung và tập trung phải dựa trên nền dân chủ. 

Nền hành chính do dân, là ở đó người dân được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động quản lý của Nhà nước và xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể thông qua các cơ quan chính quyền, hoặc các đoàn thể quần chúng. Bởi lẽ lực lượng của dân chúng còn là sức mạnh vô địch, đó là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, có được sức mạnh này thì công việc dù khó khăn, to lớn đến mấy cũng làm được. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói "nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng...". 

Để xây dựng nền hành chính do dân với đúng nghĩa của nó, thì Chính phủ tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân được tham gia hoạt động xây dựng nền hành chính. Ngay từ phiên họp đầu tiên (3-9-1945) Chính phủ lâm thời đã đưa ra sáu vấn đề cấp bách, trong đó có việc mở chiến dịch chống nạn mù chữ; tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo; giáo dục cần, kiệm, liêm, chính... 

Và cuối cùng là một nền hành chính vì dân. Đó là nền hành chính mà mọi hoạt động của Chính phủ phải vì lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Chính vì mục tiêu cao cả đó mà nền hành chính phải lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm hàng đầu. 

Nói nền hành chính vì dân cũng là nói đến tinh thần phục vụ dân của những "công bộc". Hách dịch, cửa quyền, tham ô, lãng phí, hối lộ, thậm chí vi phạm quyền dân chủ của người dân, điều đó hoàn toàn trái với tinh thần của một Nhà nước vì dân, cần phải kiên quyết loại trừ. Cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước phải là những người "cần, kiệm, liêm, chính", hết lòng phục vụ nhân dân. Vì vậy ở đâu lợi ích của người dân được bảo đảm thì ở đó giá trị nhân văn được thăng hoa, ở đó mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân phản ánh được đúng giá trị vì dân... 

Với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước nói chung, nền hành chính nói riêng, chúng ta nghĩ đến công cuộc cải cách nền hành chính hiện nay. Cần phải quyết tâm, mạnh dạn hơn nữa, từ việc xây dựng những thể chế hành chính, tinh giản bộ máy hành chính; cho đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sao cho "vừa hồng vừa chuyên", nhằm làm cho nền hành chính của chúng ta thể hiện được bản chất Nhà nước "của dân, do dân và vì dân". Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cải cách nền hành chính phải được coi là sự nghiệp của quần chúng 

Báo Nhân dân, ngày 5/9/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website