Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh

PTS. Đàm Vǎn Thọ, PTS. Vũ Hùng

 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Tư tưởng về dân, về Đảng và về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó rất độc đáo và đa dạng, rất cụ thể và sâu sắc, có tác dụng to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đó là một điều kiện đảm bảo thắng lợi của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có công tác vận động quần chúng qua các thời kỳ cách mạng. 

Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giới thiệu cuốn sách: Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh của PTS. Đàm Văn Thọ và PTS. Vũ Hùng. 

Nội dung cuốn sách trình bày một cách khá hệ thống khái niệm dân và những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử, quá trình hình thành và nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân, về Đảng cầm quyền và về mối quan hệ biện chứng giữa dân và Đảng. Từ đó, nêu lên thực trạng và giải pháp nhằm tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân trong thời kỳ mới. 

Nhà xuất bản hy vọng rằng, việc ấn hành cuốn sách sẽ là một đóng góp kịp thời phục vụ việc triển khai thực hiện một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII) về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. 

Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những góp ý phê bình sách. 

Tháng 11 năm 1997 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia


LỜI NÓI ĐẦU


Đánh giá về vai trò của dân và giải quyết mối quan hệ giữa những người cầm quyền với dân là một vấn đề luôn luôn được đặt ra và thể hiện những quan điểm rất khác nhau ở các chế độ, các thời đại. 

"Dân là gốc của nước" là một quan điểm tiến bộ đã có từ hơn 2000 nǎm trước đây trong tư tưởng triết học phương Đông. "Lấy dân làm gốc" cũng là một bài học và là lời dặn dò quý báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn nǎm của dân tộc. 

Đảng ta, tại Đại hội VI (tháng 12-1986) khi tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã nêu lên bốn bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học kinh nghiệm hàng đầu là "Lấy dân làm gốc". Tiếp đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám (khoá VI) nǎm 1990 đã ra Nghị quyết "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta được thông qua tại Đại hội VII (tháng 6-1991) khẳng định: "Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân". Tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân cũng là một nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) và trong Vǎn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), tháng 1-1994. Trong công cuộc đổi mới đất nước, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, như các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Vǎn Linh, Đỗ Mười, ở nhiều bài nói và viết cũng thường nhắc nhở và nhấn mạnh vai trò của dân và củng cố, tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân. 

Như vậy, tư tưởng "Dân là gốc của nước" và bài học kinh nghiệm "lấy dân làm gốc" cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân hiện nay vẫn là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn, thiết thực và phức tạp cần phải được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. 

Kinh nghiệm của toàn bộ lịch sử thế giới và từng quốc gia, dân tộc đã chỉ ra rằng: đối với những người cầm quyền, có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Đối với một Đảng cầm quyền, xa dân, không hiểu dân, mất dân là một trong những nguy cơ đáng sợ. Nguy cơ đó đã trở thành hiện thực, là một tai hoạ thật sự và chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của các Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) trong thời gian vừa qua. 

Đảng ta ngay từ khi mới thành lập, xuất phát từ lợi ích của dân, gắn bó chặt chẽ với dân, có cương lĩnh và sách lược đúng đắn, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của dân nên đã được xã hội và các tầng lớp nhân dân thừa nhận là người lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thật sự được nhân dân yêu mến, tin cậy và ủng hộ, do đó đã làm Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, trở thành Đảng cầm quyền, và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975). Tuy nhiên, từ sau khi trở thành Đảng cầm quyền, đặc biệt là trong giai đoạn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, nhiều cấp uỷ đảng và chính quyền, nhiều cán bộ, đảng viên có chức quyền đã quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân, làm mất lòng dân, làm giảm sút uy tín của Đảng với dân. Những sai lầm khuyết điểm đó, nếu không kiên quyết sửa chữa, lại bị kẻ địch trong và ngoài nước lợi dụng phá hoại thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại không lường được đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Đảng ta với hơn hai triệu đảng viên, cần sớm nhận rõ nguy cơ này, và phải sớm đổi mới, chỉnh đốn về mối quan hệ giữa Đảng và dân, giữ cho mối quan hệ giữa Đảng và dân được trong sáng và ngày càng vững chắc, tốt đẹp. 

Đảng ta đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú và sâu sắc, trong đó những quan niệm của Người về dân, về Đảng, về việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân có những nội dung rất cụ thể và đặc sắc, vừa có giá trị về lý luận, vừa có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm, những chỉ dẫn quý báu trong hoạt động thực tiễn. Do đó, trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu để hiểu biết, nắm vững và vận dụng đúng đắn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân và về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là một yêu cầu cấp bách và thiết thực đối với mỗi cán bộ đảng viên trong công cuộc đổi mới, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

 

NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website