Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh (tiếp)

PTS. Đàm Vǎn Thọ, PTS. Vũ Hùng

 

Chương IV 
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI CỦA MỐI QUAN HỆ ĐẢNG VÀ DÂN HIỆN NAY


1-Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân 

Hơn sáu thập kỷ qua là một quãng thời gian ngǎn so với tiến trình mấy ngàn nǎm lịch sử của dân tộc. Nhưng trong thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta làm nên nhiều kỳ tích vĩ đại. Nhờ đó, mà bất cứ một người Việt Nam nào biết quý trọng độc lập, tự do của Tổ quốc, biết yêu quý, trân trọng phẩm giá và hạnh phúc được đổi bằng xương máu mới có, đều phải tự hào về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và công lao, đóng góp to lớn của nhân dân ta. Cũng nhờ vậy nhân dân ta đã gắn bó với Đảng, luôn đứng về phía Đảng, cùng chia sẻ mọi khó khǎn gian khổ và hy sinh để bảo vệ Đảng. Nhân dân ta đã xem việc bảo vệ Đảng là vinh dự, là nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc và dân tộc. Nhiều nơi nhân dân đã dũng cảm chịu mọi cực hình, thậm chí hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ. 

Vì vậy, trong lịch sử đấu tranh cách mạng, không một thắng lợi nào lại không có sự gắn bó của nhân dân với Đảng và hy sinh xương máu của nhân dân. Những thắng lợi to lớn của nhân dân ta bắt nguồn từ đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn của Đảng. Cán bộ, đảng viên gương mẫu chiến đấu hy sinh chỉ nhằm một mục đích là giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

Những chiến công mà Đảng và nhân dân ta giành được trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong sự nghiệp giải phóng đất nước là kết tinh cao nhất, là biểu hiện sinh động nhất của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. 

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, Đảng ta không phải chỉ có thắng lợi, mà còn có những vấp váp, thậm chí những sai lầm nghiêm trọng như: sai lầm về lãnh đạo trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ; sai lầm về một số chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện trong giai đoạn từ 1975 - 1986. Thêm vào đó là tình trạng mất dân chủ trong Đảng và trong xã hội, một bộ phận cán bộ Đảng viên thoái hoá, biến chất, tham nhũng, ức hiếp, trù dập nhân dân, bòn rút, ǎn cắp của công làm giàu nhanh chóng và bất chính, đã làm cho uy tín của Đảng giảm sút một cách nghiêm trọng. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân không còn được gắn bó như các giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây; thậm chí Đảng đứng trước nguy cơ mất dân. Song, do có bản lĩnh cách mạng vững vàng, do biết đề cao tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh của giai cấp và dân tộc, biết rút bài học "lấy dân làm gốc", Đảng đã dũng cảm thừa nhận những sai lầm khuyết điểm trước nhân dân và quyết tâm sửa chữa. Chính nhờ vào khả nǎng tự điều chỉnh để hoàn thiện sự lãnh đạo và hiệu quả kinh tế - xã hội do sự lãnh đạo của mình đưa lại, Đảng đã dần dần lấy lại được lòng tin trong nhân dân. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân không phải nhất thành bất biến. Quan hệ đó luôn luôn vận động, biến đổi thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai thực thể Đảng và nhân dân. Nhưng dù có biến đổi như thế nào thì hình thức biểu hiện của mối quan hệ đó rất dễ nhận thấy. Khi Đảng và dân gắn bó máu thịt với nhau thì dân tin Đảng, phục Đảng, hết lòng ủng hộ Đảng, ủng hộ cách mạng, thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả mọi chủ trương, chính sách do Đảng đề ra; đảng viên thì biết dựa vào dân, tin dân, hết lòng phục vụ lợi ích nhân dân, luôn thể hiện là người tiên phong gương mẫu, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo. Ngược lại, nơi nào và lúc nào dân giảm lòng tin ở Đảng, Đảng không tìm thấy sự ủng hộ của dân, không tìm thấy sức mạnh trong dân, đảng viên xa rời nhân dân thì lúc đó, nơi đó quan hệ giữa Đảng và nhân dân trở nên lỏng lẻo, rạn nứt. 

Đảng cần có dân mới tồn tại và phát triển. Còn dân cần Đảng để được giải phóng, được tự do và có hạnh phúc thực sự. Vì vậy Đảng với nhân dân gắn bó tự nhiên với nhau. Sự gắn bó đó xuất phát từ sự thống nhất về lợi ích cơ bản giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Như Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: ngoài lợi ích của giai cấp và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức, lãnh đạo nhân dân để nâng cao đời sống kinh tế, vǎn hoá, chính trị cho nhân dân vì toàn dân được giải phóng thì Đảng được giải phóng. Do vậy, độ bền vững, chất lượng của mối quan hệ phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào việc Đảng có đủ sức đảm đương được trọng trách của mình và mang lại lợi ích, quyền làm chủ cho nhân dân hay không. Một khi Đảng không giữ vững được vị trí của mình thì Đảng đứng trước nguy cơ tự đánh mất vai trò lãnh đạo, tự phá huỷ mối quan hệ đó. Do đó liên hệ mật thiết với nhân dân là quy luật tồn tại và phát triển của một đảng vô sản chân chính; là nguồn tạo nên sức mạnh lãnh đạo của Đảng và nhân lên sức mạnh của nhân dân. 

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và tǎng cường mối liên hệ với nhân dân; song cũng thường xuyên xuất hiện nguy cơ lớn: Đảng cầm quyền quan liêu hoá, xa dân. 

Khi nói tới sự thuận lợi để mở rộng và tǎng cường mối liên hệ với nhân dân là nói tới sự đa dạng hoá các hình thức liên hệ của Đảng với nhân dân: Đảng liên hệ với nhân dân thông qua đường lối, chủ trương và việc thực hiện đường lối, chủ trương đó của Đảng; thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; thông qua các tổ chức, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội; thông qua chính sách, pháp luật của Nhà nước... 

Do vậy, xem xét và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân cũng phải dựa trên những hiệu quả đạt được thể hiện trên những hình thức biểu hiện đó. 

Thực tiễn cách mạng nước ta và thế giới cũng chỉ ra là tuỳ từng giai đoạn cách mạng khác nhau mà các yếu tố trên có vai trò khác nhau. Nhưng tựu chung lại, cái bảo đảm cho mối quan hệ Đảng và dân được gắn bó là Đảng đưa ra được đường lối chính trị sáng suốt để giải phóng và xây dựng đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh. Đảng biết dựa vào dân và phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân để phục vụ quyền lợi nhân dân. Đảng phải bao gồm những đảng viên có nǎng lực, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, yêu nước, gắn bó với dân, hết lòng hy sinh phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. 

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân từ khi Đảng cầm quyền trong cả nước tới nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí có lúc, có nơi lỏng lẻo và rạn nứt. Đảng ta đã nhiều lần tự phê bình. 

Tháng 3 nǎm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã sớm chỉ ra những yếu kém trong Đảng. Đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu tự phê bình từ trên xuống và phê bình từ dưới lên, thiếu thông tin đầy đủ và kịp thời cho cấp dưới, không xem trọng việc phân tích dư luận của quần chúng, những hiện tượng gia trưởng độc đoán, thành kiến và trù dập cán bộ, đảng viên và quần chúng tốt dám phê bình khuyết điểm... Tình trạng sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, giảm sút ý chí chiến đấu trong một bộ phận cán bộ phụ trách ở các cấp, các ngành từ trên xuống dưới và một bộ phận đảng viên đang gây tác hại lớn. Nhiều người đã biến chất trong lối sống, thoái hoá về chính trị, mang nặng chủ nghĩa cá nhân; tư tưởng phong kiến, đặc quyền đặc lợi, cơ hội kèn cựa, địa vị... đã gây nên tình trạng mất đoàn kết, kém hợp tác, thậm chí bè cánh trong một số cán bộ ở không ít địa phương, cơ quan, đơn vị. 

Từ đó, Đảng ta đã rút ra kết luận: "Những khuyết điểm và nhược điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viên đã làm cản trở việc thực hiện đường lối của Đảng, gây tác hại lớn về kinh tế, chính trị và đang bị kẻ địch lợi dụng để kích động quần chúng, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với Đảng". 

Tháng 12 nǎm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nhận định "Trong xã hội ta đang có những hiện tượng không bình thường: Sự thiếu gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tình trạng quan liêu trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý và các tổ chức chuyên trách về công tác quần chúng"... đã "làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước". 

Không chỉ dừng ở đó, cuối tháng 3 nǎm 1990, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VI), đã đánh giá khái quát và đầy đủ về thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ta hiện nay là: 

"Từ khi Đảng lãnh đạo chính quyền trên phạm vi cả nước, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân bị giảm sút, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng. Bên cạnh số đông cán bộ, đảng viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, chuyên quyền độc đoán, ức hiếp nhân dân, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí. Các đoàn thể quần chúng cũng bị quan liêu hoá, hành chính hoá, không đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tập hợp các tầng lớp nhân dân; không ít tổ chức cơ sở hoạt động thất thường hoặc không hoạt động, nhiều đoàn viên, hội viên không tha thiết gắn bó với đoàn thể mình". Đây là sự tự đánh giá khá chính xác về thực trạng của mối quan hệ Đảng và dân từ trước tới nay. 

Sau Nghị quyết Trung ương Tám (Khoá VI), do những biến động lớn về tình hình chính trị thế giới và do chúng ta chưa có biện pháp tích cực để nâng cao sức chiến đấu của Đảng, nên nhìn chung mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trên thực tế vẫn chưa có gì chuyển biến đáng kể. Điều này được thể hiện trong các nhận định của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) và Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương (Khoá VII) tháng 6 nǎm 1992. 

Sau những biến động lớn của tình hình chính trị thế giới, đặc biệt là sự tan vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, một số cán bộ đã dao động về mục tiêu lý tưởng cách mạng, về niềm tin vào học thuyết Mác- Lênin, vào tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí có người đã không tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập; có người đã rời bỏ hàng ngũ, tiếp tay với địch để bôi xấu chế độ, phản bội lại Tổ quốc. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu và phẩm chất đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, sống buông thả, chạy theo đồng tiền, lợi dung mọi sơ hở trong cơ chế, chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước để tham ô, ǎn cắp của công, làm giàu bất chính. Một số cán bộ, đảng viên trước đây sống dựa vào dân, nhờ dân che chở, nay vì lợi ích cá nhân mà quên nhân dân, thậm chí quay lưng lại với dân. Họ sống ích kỷ, nịnh trên, nạt dưới, ức hiếp trù dập nhân dân, xa lánh dân làm cho nhân dân oán thán. 

Những sai lầm, khuyết điểm kéo dài trong sự lãnh đạo của Đảng và những sa sút, thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thanh danh của Đảng, đến lòng tin của nhân dân. Các thế lực thù địch với chế độ xã hội chủ nghĩa đã lợi dụng những sai sót, yếu kém và sa sút trên để chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng với nhân dân. 

Có thể nói, từ cuối thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80 là giai đoạn đánh dấu sự rạn nứt sâu sắc trong mối quan hệ Đảng và dân từ sau khi Đảng cầm quyền đến nay. Điều đáng lưu ý là giai đoạn này cũng trùng khớp với thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta. Vấn đề này giúp ta hiểu thêm thực chất của mối quan hệ Đảng và dân trong thời kỳ hiện đại. 

Những nǎm gần đây các cấp uỷ và tổ chức Đảng đã có quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,... cùng với việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, ngoại giao, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. 

Tuy vậy, công tác quần chúng của Đảng ta vẫn còn những hạn chế. Một số cấp uỷ còn lúng túng trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các đoàn thể, tổ chức quần chúng, chưa đáp ứng được những nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân; khả nǎng thu hút quần chúng của các đoàn thể còn rất yếu. Một số nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Một số đảng viên chưa quan tâm tới phong trào quần chúng. Có nơi còn để các lực lượng thù địch tranh giành quần chúng với Đảng và chính quyền ta. 

2. Nguyên nhân của tình trạng suy yếu mối quan hệ giữa Đảng và dân 

Thực trạng suy yếu của mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân được nêu ở trên do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng trước hết phải tìm nguyên nhân ở chính sự lãnh đạo của Đảng, ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, chứ không phải ở phía quần chúng nhân dân. Vì Đảng ta là đảng cầm quyền, những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng. Với tinh thần ấy, có thể tìm những nguyên nhân của những tồn tại trong mối quan hệ giữa Đảng với dân ở những khía cạnh chính sau đây: 

Thứ nhất, phải xem đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng có phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân hay không.

Như trên đã trình bày, đường lối không chỉ quyết định tới vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm cho cách mạng không bị chệnh hướng, mà còn là cơ sở để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng, ý chí, hành động của toàn Đảng và toàn dân, là ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng nhân dân để tạo nên phong trào cách mạng trong quần chúng. Do vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là nhân tố quyết định nhất tới mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. 

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, đường lối chính trị của Đảng ta đã phản ánh sự thống nhất về lợi ích cơ bản của Đảng và nhân dân. Đồng thời thể hiện đầy đủ sự kiên định mục tiêu chiến lược và phương hướng cách mạng đã được lựa chọn; Đảng lại biết vận dụng sách lược mềm dẻo, có sự sáng tạo và linh hoạt về phương pháp cách mạng, đội ngũ đảng viên gương mẫu, trong sáng, sống chết với dân nên đã tập hợp và phát huy được sức mạnh toàn dân tạo nên thắng lợi quyết định của cách mạng.

Đây là thời kỳ mối quan hệ giữa Đảng với dân rất tốt đẹp và có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. 

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Trở thành Đảng cầm quyền là một bước phát triển mới về chất trong quá trình hoạt động của Đảng. Đó cũng là điều kiện làm thay đổi nội dung và hình thức mối quan hệ giữa Đảng với dân so với trước đây. Mặc dù trong giai đoạn ngắn 1945-1946, tình hình chính trị trong nước có nhiều đảng phái rất phức tạp, Đảng ta với lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn thực sự là người lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhân dân và được nhân dân ủng hộ. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Đảng ta phải chịu trách nhiệm trước dân tốc, đứng ra lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp. Còn các đảng đối lập khác, vốn xa cách nhân dân, hoạt động không vì lợi ích của nhân dân, thoái thác trách nhiệm trước nhân dân. 

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng ta không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo "kháng chiến" mà còn có nhiệm vụ quan trọng là "kiến quốc", từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta nhờ có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp nhân dân và của cả dân tộc, đồng thời phù hợp với đặc điểm và xu thế của thời đại nên không những được nhân dân ta, mà còn được cả nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đồng tình và ủng hộ; do đó cách mạng đã giành được thắng lợi to lớn và uy tín của Đảng ta trong nhân dân rất cao. 

Tuy nhiên, như trên đã nói trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những thành tựu, Đảng ta đã phạm một số sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, đặc biệt là giai đoạn 1975-1986 đã làm cho tình hình kinh tế xã hội không được cải thiện. Mọi động lực về lợi ích của người lao động bị triệt tiêu. Nǎng suất lao động tụt thấp. Quyền làm chủ của người lao động trở thành hình thức, gò bó, không có trên thực tế. Xã hội bắt đầu có xu hướng tự phát, lộn xộn, vô tổ chức, thiếu kỷ cương. Quản lý xã hội, quản lý kinh tế bị buông lỏng. Các chuẩn mực đạo đức, lối sống, niềm tin thay đổi. Nội bộ Đảng có nhiều biểu hiện mất đoàn kết kéo dài. Nhân dân mất lòng tin vào khả nǎng lãnh đạo kinh tế, xây dựng đất nước sau chiến tranh của Đảng. Tiếp đó, những sai lầm về cải cách giá - lương - tiền nǎm 1985 đã thực sự đẩy đất nước vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. 

Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng ta đã tự kiểm điểm về sự lãnh đạo và chỉ ra nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan; nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam, giáo điều, bắt chước nước ngoài một cách máy móc; quan liêu thiếu dân chủ, không lắng nghe ý kiến của quần chúng và cấp dưới; ở một số cán bộ lãnh đạo cấp cao có phần say sưa với thắng lợi giải phóng miền Nam, nên thiếu sự tỉnh táo trong phân tích tình hình, không lường hết khó khǎn đi vào xây dựng kinh tế. 

Từ thực tiễn cách mạng trong thời gian qua, Đảng ta đã rút ra cho mình bài học quý báu: Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc". Đó chính là quá trình tự nhận thức của Đảng, sự trở lại với lời dạy quý giá của Lênin và Hồ Chí Minh rằng Đảng phải thực sự chǎm lo củng cố mối liên hệ với nhân dân. 

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước ta do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong việc định ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong tư duy của Đảng ta về thời kỳ quá độ, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân. Do vậy đường lối đó đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Hơn mười nǎm qua, từ khi có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, hợp quy luật khách quan, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng nhân dân, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, đồng thời tạo đà cho cách mạng nước ta chuyển sang một thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Thứ hai: Tình trạng quan liêu hoá, xa dân và sự giảm sút vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và tổ chức Đảng. 

Trước đây, khi chưa có chính quyền, đảng viên, cán bộ sống trong lòng dân, được nhân dân che chở đùm bọc, Đảng phải dựa vào dân để tồn tại và để lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Nhưng khi giành được chính quyền, Đảng trở thành đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng nắm giữ các cương vị trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Những cán bộ đảng viên được Đảng và Nhà nước trả lương, được đãi ngộ theo chế độ bao cấp. Đảng viên, cán bộ của Đảng không còn phải dựa vào dân để sống theo đúng nghĩa đen của từ này như trước đây. Điều đáng lưu ý là trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện một khoảng cách lớn giữa một số cán bộ, đảng viên và quần chúng lao động, nhiều ông "quan cách mạng" sống xa dân, ở trên dân, không hiểu dân, không biết tâm trạng nhân dân. 

Về tổ chức, sau khi giành được chính quyền, do yêu cầu quản lý và xây dựng đất nước, nhưng vẫn giữ nguyên phương thức lãnh đạo hành chính, mệnh lệnh, Đảng bao biện làm thay tất cả, nên bộ máy các cấp của Đảng đã nhanh chóng phình to, tạo nên nhiều tầng nấc trung gian cồng kềnh và trùng chéo với bộ máy của Nhà nước. Điều đó vừa dẫn đến sự cách bức giữa cơ quan lãnh đạo của Đảng với dân, vừa làm cho Nhà nước mất chức nǎng quản lý, vừa ỷ lại, quan liêu hoá xa dân. Kết quả là Đảng càng xa dân. 

Trong kinh tế, ngoài những vấn đề đã nói ở trên thì sự lãnh đạo tập trung hoá cao độ, chạy theo kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh đã được định sẵn mà không xuất phát từ điều kiện khả nǎng thực tế, không quan tâm tới người lao động,... đã làm nảy sinh thái độ thờ ơ của người lao động đối với các chủ trương kinh tế của Đảng và Nhà nước. Từ đó tạo nên một khoảng cách lớn giữa ý Đảng và lòng dân. Đảng cứ ra nghị quyết, chỉ thị, còn dân nghĩ và làm khác. Kết quả là Đảng không hiểu tâm tư, nguyện vọng nhân dân. Còn nhân dân thì không thiết tha, gắn bó, không tin ở sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó tất yếu đã dẫn đến những chủ trương, chính sách xa thực tế, không hợp lòng dân, không được sự đồng tình ủng hộ của dân. 

Điều đáng nói là không chỉ riêng có cơ quan lãnh đạo của Đảng xa dân, mà ngay tổ chức cơ sở Đảng là "gốc rễ của Đảng trong nhân dân" cũng xa cách nhân dân. Điều này vừa do cán bộ, đảng viên sau khi có chức, có quyền đã không quan tâm tới nhân dân, vừa do chức nǎng, nhiệm vụ, các mối quan hệ của tổ chức Đảng với các tổ chức chính quyền, các tổ chức quần chúng nhân dân trong điều kiện Đảng cầm quyền không được rõ ràng. Nội dung, phương thức lãnh đạo không được đổi mới đã dẫn đến vai trò của các tổ chức đảng không được phát huy, sức chiến đấu giảm sút, tổ chức Đảng không trở thành cầu nối giữa Đảng và dân. Mặt khác do thiếu tính pháp lý trong những quy định về chức nǎng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng cho nên vai trò của tổ chức Đảng trở nên lu mờ. Chính điều này cũng góp thêm phần làm giảm vai trò của cấp uỷ và tổ chức Đảng trước nhân dân. Thêm vào đó, khuynh hướng phổ biến coi nhẹ vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đảng so với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế,... đã đặt tổ chức Đảng vào vị thế thứ yếu trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì thế, nhiều nơi, đảng viên không thích làm công tác đảng, công tác trong cấp uỷ. Bản thân đảng viên không thích thú với tổ chức, với cơ quan lãnh đạo của mình thì làm sao có tâm huyết và nhiệt tình để gần dân, vận động nhân dân làm theo nghị quyết của Đảng! 

Ngoài ra tình trạng chậm thể chế hoá các vǎn bản hướng dẫn nội dung công tác Đảng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để đã gây ra không ít khó khǎn, lúng túng cho công tác vận động quần chúng của Đảng, cho uy tín của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng đông đảo trong một số loại hình kinh tế - xã hội quan trọng. 

Như vậy là giữa việc quy định chức nǎng, nhiệm vụ cho tổ chức Đảng và sự bảo đảm những điều kiện cho nó vận hành trong cuộc sống để tổ chức cơ sở đảng thực sự là cầu nối, là nơi triển khai đường lối của Đảng trong quần chúng nhân dân cần phải được cụ thể, đồng bộ với các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước. 

Ngoài ra, sự hạn chế về nǎng lực, trình độ và vai trò của bí thư và cấp uỷ cũng góp phần làm giảm sự gắn bó giữa Đảng và dân. Chừng nào mà đa số bí thư của các tổ chức đảng còn yếu về nǎng lực, hoặc chỉ giữ các cấp phó về chính quyền và điều kiện bảo đảm cho hoạt động của công tác đảng còn phụ thuộc vào chính quyền thì vai trò bí thư, cấp uỷ tổ chức Đảng vẫn còn bị hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức chiến đấu, uy tín và khả nǎng lôi cuốn, hấp dẫn của tổ chức đảng trong quần chúng nhân dân. 

Việc một số tổ chức đảng chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, sinh hoạt còn mang tính hình thức, thiếu khả nǎng thu hút những quần chúng ưu tú vào Đảng, đã dẫn đến hiện tượng "lão hoá" trong Đảng. Ngoài ra sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực của đời sống chính trị thế giới, mặt trái của cơ chế thị trường, những tệ nạn trong Đảng như quan liêu, tham nhũng, các tệ nạn tiêu cực xã hội... đã ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên vào Đảng. Điều dó đã làm cho xu hướng "lão hoá" trong Đảng đang có chiều hướng phát triển, ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kế tiếp các thế hệ đảng viên của Đảng. Mặt khác sự "lão hoá" đội ngũ đảng viên sẽ để lại dấu ấn trong lực lượng lãnh đạo, làm mất đi khả nǎng trẻ hoá đội ngũ cấp uỷ của cơ sở Đảng, đặc biệt là những nơi tập hợp đông đảo nhân dân như xã, phường, các thành phố, nơi tập trung đông dân cư. Đây là một nguyên nhân góp phần tạo nên sự cách bức giữa Đảng và dân. 

Vì sự cách biệt trong các thế hệ đảng viên, sự "lão hoá" tǎng nhanh trong Đảng đã làm hạn chế khả nǎng Đảng thâm nhập sâu vào các tầng lớp xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, vǎn học nghệ thuật và các ngành mũi nhọn khác đòi hỏi có trình độ chuyên môn, vǎn hoá, nghiệp vụ cao. 

Để giữ vững vai trò lãnh đạo, nắm được các vị trí chủ chốt, tǎng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, thực hiện sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng phải khắc phục được tình trạng quan liệu hoá, xa dân và phải nhanh chóng nâng cao vai trò và sức chiến đấu của tổ chức đảng. 

Thứ ba: một bộ phận đảng viên thoái hoá, biến chất làm giảm uy tín của Đảng, giảm lòng tin của nhân dân. 

Đảng liên hệ với quần chúng nhân dân không chỉ bằng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng mà còn thông qua tổ chức cơ sở Đảng, trực tiếp là đội ngũ đảng viên. Sau khi có đường lối, đảng viên là người trực tiếp đưa đường lối của Đảng vào quần chúng. Quan hệ Đảng và nhân dân được thiết lập qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Do vậy, nǎng lực tổ chức, sức chiến đấu, uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào nǎng lực, phẩm chất, khả nǎng thu hút, tập hợp, vận động quần chúng của đảng viên. Mọi việc thành hay bại của cách mạng có liên quan chặt chẽ tới đảng viên, cán bộ của Đảng có tiền phong gương mẫu, có giữ vững đạo đức cách mạng hay không? Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã chǎm lo rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có uy tín cao trong nhân dân. Đội ngũ này đã giác ngộ, lôi kéo nhân dân, hướng dẫn nhân dân đi theo cách mạng. Do vậy, cách mạng nước ta đã vượt qua được thử thách, khó khǎn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Phẩm chất, đạo đức của người cán bộ đảng viên đã gắn liền với lịch sử đấu tranh oanh liệt, vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Nhân dân ta đã quen và đã xem việc đảng viên có phẩm chất, đạo đức cách mạng là một lẽ thường tình, là một điều tất yếu, một truyền thống vốn có của Đảng, là mực thước đề nhân dân noi theo. 

Đáng tiếc là, trong giai đoạn mới của cách mạng, bộ phận đảng viên thực sự tiên phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức, có nǎng lực, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới chiếm tỷ lệ chưa cao. Trong lúc đó, số đảng viên trung bình và đảng viên yếu kém còn nhiều. Số đảng viên vi phạm kỷ luật phải đưa ra khỏi Đảng còn có xu hướng tǎng. 

Điều đáng lo ngại là trong Đảng có một bộ phận giảm sút lý tưởng và phẩm chất cách mạng. Một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, thiếu gương mẫu, thậm chí thoái hoá, biến chất, xa rời quần chúng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức kỷ luật, bảo thủ, trì trệ, chia rẽ, bè phái. Một số đảng viên lợi dụng chức quyền để tham nhũng, ǎn cắp tài sản của Nhà nước, tập thể. Tệ hối lộ, đầu cơ, buôn lậu, tìm kiếm và lợi dụng những kẽ hở trong chủ trương, chính sách, của Đảng pháp luật Nhà nước để làm giàu bất chính đang diễn ra khá phổ biến. Một số khác thì công thần, địa vị, "lên mặt quan cách mạng", hống hách, trù dập, ức hiếp nhân dân. Thậm chí có một số dao động, cơ hội, xét lại, tiếp tay cho lực lượng chống đối để phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Đây là điều đáng lo ngại nhất. Đúng như Lênin đã cǎn dặn: "Nếu không tẩy sạch khỏi bản thân Đảng những đảng viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng thì Đảng sẽ không thể tránh khỏi tan rã về tư tưởng và tổ chức. 

Sự thoái hoá biến chất về phẩm chất, đạo đức của đội ngũ đảng viên không những làm hỏng đội ngũ đảng viên, mà qua đó còn làm hỏng bộ máy Đảng, bộ máy Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; làm rối loạn trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội mà còn gây tác hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, làm cản trở việc tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, gây tổn hại trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước, làm mất lòng tin của nhân dân, mà nghiêm trọng hơn là tạo nên cơ hội để các lực lượng thù địch xuyên tạc, phá hoại, chia rẽ cô lập Đảng với nhân dân, phá vỡ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân. 

Do vậy, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên nói riêng và xây dựng Đảng ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới nói chung, là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định tới sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. 

Thứ tư, cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, hối lộ và các tệ nạn xã hội chưa đạt hiệu quả cao. 

Trước đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định bệnh quan liêu, tham ô, hối lộ, tham nhũng là những cǎn bệnh đặc biệt nguy hiểm, nó là kẻ thù của nhân dân. Nó nguy hiểm bởi "nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta. Theo Người, những cǎn bệnh đó có tác hại vô cùng to lớn làm cho dân xa Đảng, làm suy yếu vai trò, khả nǎng lãnh đạo của Đảng. Vì vậy phải kiên quyết đấu tranh loại trừ những cǎn bệnh đó ra khỏi cơ thể sống của Đảng. Biện pháp hàng đầu để đấu tranh là phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; tổ chức động viên quần chúng nhân dân đóng góp phê bình đảng viên; tǎng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đảng viên; giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Trước đây, nhờ thực hiện nghiêm chỉnh lời dạy của Người, đội ngũ đảng viên đã thể hiện được bản lĩnh chính trị, vững vàng kiên định mục tiêu lý tưởng, có tinh thần độc lập tự chủ, có lối sống lành mạnh, có ý thức chǎm lo tới sự nghiệp cách mạng của Đảng, gần gũi gắn bó với nhân dân. 

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn cách mạng mới, trước bối cảnh quốc tế phức tạp, trước sự chuyển đổi cơ chế, sự chưa hoàn thiện của luật pháp... một số đảng viên đã sa sút về phẩm chất, lối sống. Đáng tiếc là hầu hết ở các ngành, các địa phương trên đất nước ta đều xuất hiện tệ nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ trong đội ngũ đảng viên với xu hướng ngày càng tǎng và mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Đây thực sự là một quốc nạn. 

Mấy nǎm gần đây ta đã xử hàng ngàn đảng viên có hành vi tham nhũng, nhiều vụ làm ǎn lớn liên quan tới đảng viên, trong đó có cả những người nguyên là uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng, Thứ trưởng, tỉnh uỷ viên, tổng giám đốc, vụ trưởng... đã đưa ra khởi tố trước pháp luật. Nhưng công tác đấu tranh chống tham nhũng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các vụ tiêu cực, tham nhũng trong đảng viên, cán bộ trong các tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước lại chính là do nhân dân phát hiện. Mặc dầu Đảng và Nhà nước ta đã liên tục có nhiều chỉ thị, vǎn bản đấu tranh chống tham nhũng. Chính phủ đặt công tác chống tham nhũng là một công việc trọng tâm hàng nǎm, đã thành lập Ban Thường trực chống tham nhũng, chống buôn lậu, nhưng tình hình tham nhũng, buôn lậu vẫn chưa giảm. Điều đó chứng tỏ sự đấu tranh trong nội bộ Đảng chưa cao, chưa quyết liệt, chưa thường xuyên và chưa có biện pháp hữu hiệu. Gần đây, Quốc hội đã xem xét và bổ sung các điều luật liên quan tới việc trừng trị các tội tham nhũng... ban hành các quy định mới nhằm tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm thi hành luật từ giai đoạn phát hiện tội phạm đến điều tra, thanh tra, truy tố, xét xử các tội phạm tham nhũng... nhưng tệ nạn tham nhũng vẫn tiếp tục làm thất thoát lớn ngân sách Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp cản trở, đe doạ sự phát triển của đất nước. Sự khắc phục tình trạng này vẫn chậm. Nhiều vụ án án xét xử không nghiêm do thiên vị hoặc sợ "rứt dây động rừng" do sự bao che của những cán bộ có chức có quyền... Đây là điều nhức nhối và làm giảm uy tín và lòng tin của nhân dân đối với Đảng lớn nhất. 

Thứ nǎm: Tình hình mất đoàn kết trong nội bộ Đảng làm giảm lòng tin của nhân dân. 

Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm và chǎm lo xây dựng sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân. Đoàn kết thống nhất đã trở thành một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta, là nhân tố tạo nên sự gắn bó giữa Đảng và dân, tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc ta. 

Nhưng từ khi cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, bên cạnh nhiều tổ chức Đảng trong cả nước vẫn giữ được truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng thì một số đơn vị, địa phương đã xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng, kéo dài; đáng tiếc là hiện tượng đó lại thường xảy ra ở những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, giữa Đảng uỷ với thủ trưởng cơ quan, giữa đảng viên tại chỗ với đảng viên nơi khác đến, nhiều khi lại diễn ra do sự tách nhập đơn vị, cơ quan, địa phương hoặc trước các kỳ đại hội Đảng. 

Sự mất đoàn kết những nǎm qua trong nội bộ Đảng phần lớn là do chủ nghĩa cá nhân, tham vọng về quyền lực, tranh công đổ lỗi, cục bộ địa phương, gia trưởng, độc đoán chuyên quyền xem thường tập thể, mất dân chủ, thiếu trung thực, xu nịnh,... 

Bất luận nguyên nhân từ đâu, mất đoàn kết trong Đảng đã gây nên những hậu quả rất nặng nề. Nó làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng, làm mất thanh danh và uy tín của Đảng. Mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, đã làm hư hỏng cán bộ, mất cán bộ, trắng đen lẫn lộn. Người tốt chán nản. Kẻ cơ hội, xu nịnh được tin dùng. ở những nơi mất đoàn kết, đảng viên chỉ lo đấu đá nhau, tư tưởng phân tán, không tập trung thực hiện nghị quyết của Đảng, không quan tâm chǎm lo đời sống nhân dân làm nhân dân mất chỗ dựa, mất lòng tin, từ đó dẫn đến sự rạn nứt nghiêm trọng mối quan hệ giữa Đảng và dân. 

Thứ sáu: Công tác quần chúng của Đảng còn nhiều yếu kém. 

Trước đây, công tác quần chúng của Đảng được xem như một việc thường xuyên, hàng ngày trong sinh hoạt Đảng. Gần đây, sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII), nhiều nơi đã chú ý hơn tới công tác vận động quần chúng nhân dân, đã gắn công tác xây dựng Đảng với củng cố mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đã làm tốt việc phân công đảng viên làm công tác quần chúng. Nhiều cấp uỷ và tổ chức Đảng đã biết dựa vào các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân để tổ chức, lãnh đạo nhân dân tham gia ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo việc tiến hành Đại hội các đoàn thể, cử nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng tham gia các đoàn thể nhân dân; nhiều nơi, cấp uỷ đã lãnh đạo tốt các phong trào xoá đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện, chǎm sóc gia đình có công với nước, hướng dẫn quần chúng làm tốt các cuộc vận động trật tự trị an, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, hướng dẫn và giúp đỡ quần chúng phát triển sản xuất... 

Tuy nhiên, công tác quần chúng của Đảng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện rõ nhất là nhiều cấp uỷ còn lúng túng trong chỉ đạo việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức, đoàn thể quần chúng. Nhiều tổ chức quần chúng của Đảng trước đây làm tốt công tác vận động quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... thì nay đang tỏ ra bất cập về khả nǎng thu hút đoàn viên, hội viên của mình do các tổ chức đó đã không thoả mãn được nguyện vọng và đáp ứng nhu cầu lợi ích của quần chúng nhân dân. Đáng lo ngại là ở những địa bàn chủ yếu tập trung đông dân cư như làng, xã, phường các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ đang trở thành hình thức, không có nội dung để hoạt động. 

Nhiều tổ chức Đảng trong nhiều địa phương không làm được chức nǎng cầu nối với nhân dân, không tạo được mối liên hệ với các tổ chức chính quyền và các đoàn thể nhân dân để làm công tác vận động quần chúng. Tình trạng đảng viên ở các khu dân cư không hoà chung vào cuộc sống của nhân dân, không nắm được tâm tư nguyện vọng nhân dân, không tổ chức được nhân dân để thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước còn phổ biến. Nhiều đảng viên thiếu gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương chính sách, các quy định của Nhà nước và địa phương. Do vậy đảng viên ở các phường, xã tuy có số lượng đông, chiếm tỷ lệ cao trong dân cư nhưng ít tác dụng, chưa trở thành tấm gương sáng cho nhân dân học tập, noi theo, thậm chí còn nêu những gương xấu. 

Công tác vận động quần chúng thực chất cũng là để xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

 

NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website