Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước (tiếp)

Lê Quang Thiệu

THI ĐUA XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 

Bác Hồ nói: 
"Nước lấy dân làm gốc, 
Quân tốt, dân tốt 
Muôn sự đều nên. 
Gốc có vững, cây mới bền, 
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". 
Kêu gọi thi đua yêu nước, Bác viết: 
"Cách làm là: 
Dựa vào 
Lực lượng nhân dân 
Tinh thần của dân...". 
Và: 
"Thi đua cải tạo con người...". 

Những điều nói trên của Bác xuất phát từ tư tưởng, quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cách mạng vì dân và do dân. Nhưng để làm thắng lợi, quần chúng nhân dân phải có tư tưởng, tinh thần và hành động cách mạng, có nǎng lực chiến đấu đánh bại quân thù xâm lược, lao động sản xuất xây dựng xã hội mới, đất nước phát triển phồn vinh. Câu nói của Bác: "Vì lợi ích trǎm nǎm phải trồng người" chính là vì con người. 

Muốn phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng rãi giành được nhiều thắng lợi phải dựa vào lực lượng và tinh thần của nhân dân, phải giáo dục bồi dưỡng tư tưởng và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân hǎng hái thi đua không ngừng, lấy phong trào thi đua là trường học thực tiễn rộng lớn để xây dựng con người mới, xã hội mới. 

Chính vì vậy mà từ khi bắt đầu lãnh đạo cách mạng và suốt quá trình lãnh đạo kháng chiến, xây dựng đất nước cũng như từ khi bắt đầu kêu gọi phát động phong trào thi đua yêu nước và suốt quá trình lãnh đạo, tổ chức vận động thi đua, Bác luôn luôn chú trọng việc giáo dục, bồi dưỡng xây dựng con người. 

Lấy phong trào thi đua là trường học cải tạo, xây dựng con người, tức là Bác thực hiện phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, suy nghĩ, nói và làm là một. Bác chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". 

Qua phong trào thi đua, Bác đưa quần chúng nhân dân hǎng hái đi vào cuộc sống thực tiễn, tôi luyện mình trong ngọn lửa chiến đấu và lao động sản xuất mà trưởng thành. 

Nội dung giáo dục xây dựng con người mới trong phong trào thi đua yêu nước của Bác vô cùng phong phú, sinh động, xuyên suốt, nhất quán, súc tích, sâu sắc nhưng cụ thể, thiết thực. Đó là sự kết hợp tinh hoa tư tưởng vǎn hoá cổ, kim và đông, tây với tinh hoa tư tưởng vǎn hoá có truyền thống ngàn nǎm của dân tộc Việt Nam, vừa mang tính lịch sư, vừa có tính thời đại, kế thừa và phát triển đi lên. Nó sát hợp với mọi người dân thuộc mọi tầng lớp, mọi dân tộc, nam và nữ, già và trẻ, có tôn giáo hay không, ở mọi miền trong nước, và cả đối với kiều bào ở nước ngoài. Nó gắn liền với nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, xây dựng con người mới trong các thời kỳ. 

Trong phong trào thi đua, Bác luôn luôn giáo dục nhân dân ta phát triển tinh thần yêu nước. Bác nói: "Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của nhân dân ta...". 

Yêu nước thì phải đấu tranh giải phóng dân tộc, chiến đấu giữ nước. Bác kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". 

Bác luôn nhấn mạnh việc giáo dục động viên nhân dân tinh thần thi đua yêu nước, phát huy tinh thần yêu nước chân chính, đồng thời với giáo dục động viên tinh thần quốc tế, hữu nghị với các nước trên thế giới. Vì vậy, qua phong trào thi đua yêu nước, tình đoàn kết hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, với nhân dân tiến bộ trên thế giới ngày càng phát triển tốt đẹp. 

Trong phong trào thi đua yêu nước, Bác giáo dục lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, gắn hai nội dung đó là một, chỉ cho nhân dân ta thấy phải kết hợp chặt chẽ thi đua đấu tranh giải phóng dân tộc với thi đua đấu tranh giải phóng xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó mà nhân dân ta vừa đánh thắng được đế quốc thực dân xâm lược, vừa xoá bỏ được chế độ phong kiến, thoát khỏi sự áp bức bóc lột nặng nề của bọn tư bản, vua quan, hoàn thành được chế độ dân chủ mới, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. 

Con người là chủ thể làm ra lịch sử, xây dựng lên xã hội. Do đó muốn có chủ nghĩa xã hội cần có những con người có đức tính và phẩm chất tốt, có trình độ vǎn hoá, hiểu biết chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ v.v. 

Bác xác định: "Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa". Trong việc giáo dục con người xã hội chủ nghĩa, Bác nhấn mạnh đến việc giáo dục và học tập: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, vǎn hoá, kỹ thuật, lao động sản xuất. Bác động viên thi đua dạy và học, chỉ ra yêu cầu của việc dạy và học: "... Trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật". Bác nhiều lần nhắc nhở phải có kiến thức khoa học kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh mới đáp ứng được những yêu cầu của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Trong giáo dục, Bác giáo dục đạo đức cách mạng, coi đó là cái gốc, là việc rất quan trọng để có sức mạnh tư tưởng, tinh thần trong mọi hoạt động cách mạng, trong phong trào thi đua. Bác nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì mình muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người, là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có cǎn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì" . 

Bác chỉ ra những điều cơ bản của đạo đức cách mạng, tóm tắt những đức tính tốt gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Và "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư". Để mọi người dễ hiểu và dễ theo, Bác nêu lên những việc làm cụ thể sát với hoàn cảnh của chiến sĩ, nhân dân, cán bộ trong chiến đấu, lao động, công tác hằng ngày. 

Bác còn dạy những điều cụ thể nhằm giữ gìn, phát huy những đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như đoàn kết, sống với nhau có tình nghĩa, thuỷ chung, thương yêu giúp đỡ nhau trong lúc khó khǎn hoạn nạn, con thương yêu giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ anh em, học trò kính trọng thày cô giáo, trẻ kính già, già yêu trẻ, v.v.. 

Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức của cán bộ đảng viên, bởi lẽ cán bộ đảng viên là "cái vốn" của Đảng, là "cái gốc của mọi công việc". Việc thành hay bại, chính sách của Đảng và Nhà nước có thực hiện được hay không, phong trào cách mạng của quần chúng lên hay xuống - tất cả đều phụ thuộc vào vấn đề cán bộ, đảng viên. 

Đối với phong trào thi đua, vai trò của cán bộ lãnh đạo rất quan trọng để bảo đảm cho phong trào phát triển đúng hướng, thường xuyên liên tục, đạt hiệu quả cao. 

Người cán bộ đảng viên đại diện cho Đảng và Nhà nước, có đạo đức tốt làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ, ngược lại nếu đạo đức kém, thậm chí bị tha hoá sẽ làm giảm sút, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Nhân dân đòi hỏi cán bộ đảng viên vừa có đức vừa có tài, trước hết là có đức rồi mới đến tài, vì đức là gốc, là nguồn để phát triển tài nǎng, để lãnh đạo nhân dân thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. 

Chính vì vậy mà ngay từ khi giành được chính quyền, Bác quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, và trong suốt thời kỳ kháng chiến cho đến khi kháng chiến thắng lợi, Bác luôn luôn chú trọng việc này vì trong thời bình không ít cán bộ có chức, có quyền bị những dục vọng xấu xa quyến rũ đi đến tha hoá, phạm nhiều khuyết điểm sai lầm nghiêm trọng. 

Đối với anh hùng, chiến sĩ thi đua là những người lập được nhiều thành tích xuất sắc, Bác thấy khi có thành tích được nhân dân quý trọng thường nảy sinh tư tưởng chủ quan, tự cao, tự mãn, do đó Bác luôn luôn nhắc nhở cần phải tiếp tục tu dưỡng, trau dồi đạo đức, phẩm chất, phải khiêm tốn, cố gắng không ngừng và giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. 

Nǎm 1952, Bác phát động phong trào "thi đua tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu". Nǎm 1963, Bác đề ra cuộc vận động "Nâng cao ý thức trách nhiệm, tǎng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" gọi tắt là "ba xây, ba chống". 

Bằng hai việc này, Bác vừa phát huy cái tích cực và đấu tranh khắc phục cái tiêu cực, qua phong trào thi đua rộng rãi, vừa giáo dục cán bộ, vừa giáo dục quần chúng phấn đấu thực hiện những công việc cần thiết có lợi cho sản xuất, đời sống và chống những khuyết điểm, thói hư tật xấu của xã hội cũ để lại và mới nảy sinh. 

Bác rất quan tâm đến việc bồi dưỡng và nêu gương người tốt, việc tốt. Bác nói: "Nhìn lại lịch sử mấy ngàn nǎm của ông cha ta, cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngày nay chúng ta lại đang đứng trước những thử thách rất lớn. Truyền thống anh hùng đang được nhân dân ta phát huy đến độ cao chưa từng thấy. Đã có những người lập nên sự tích oanh liệt được Đảng và Chính phủ tuyên dương. Đó là những bông hoa rất đẹp trong rừng hoa của dân tộc. Nhưng dù sao, số người và tập thể được công nhận là anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua, được tặng huân chương, huy chương vẫn chỉ là số ít so với hàng chục triệu con người đang hằng ngày "góp gió thành bão", gánh vác việc nước, việc nhà để đánh thắng giặc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng... 

... Lấy gương "người tốt, việc tốt" để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, xây dựng lối sống mới". 

Nhận xét sự thiếu quan tâm việc nêu gương người tốt, việc tốt của một số cán bộ lãnh đạo, Bác nói: "Một số cán bộ lãnh đạo hình như mải làm công tác "sự vụ" hơn là để tâm xây dựng con người mới, xây dựng Đảng và các đoàn thể cách mạng, cho nên không chịu theo dõi việc làm hằng ngày của quần chúng nhân dân, của cán bộ, đảng viên. Ai làm tốt, không kịp thời nêu gương, ai làm xấu, không kịp thời giúp đỡ sửa chữa. Nhận được huy hiệu của Bác gửi về, cứ theo lối hành chính chuyển cho người được khen như chuyển một cái công vǎn. Hoặc cho vào ngǎn kéo cất kỹ, quên không trao cho người được thưởng. Đó là những cán bộ không biết làm việc, hoặc có cách nhìn không đúng, chỉ biết coi trọng những chiến công vang dội, những thành tích nổi bật và hay xem thường những việc nhỏ, bình thường thôi, nhưng ích nước, lợi dân... Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có một cái nền mới vững. Người ta thường dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài, mà không chú ý cái nền, như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc". 

Bác thường xuyên theo dõi các tin tức trên báo chí nói về người tốt, việc tốt và các báo cáo của các nơi gửi về phản ánh thành tích thi đua của nhân dân. Những bài báo và báo cáo đó được Bác cắt dán cẩn thận trên những trang giấy và được sắp xếp lại thành 19 tập. Số người được Bác xem xét thành tích, công việc tốt, được Bác khen và thưởng huy hiệu lên tới nǎm nghìn người. 

Với tinh thần lấy dân làm gốc, Bác quan tâm, quý trọng những việc tốt, ý hay của mọi người thuộc các tầng lớp nhân dân, từ nông dân, công nhân, trí thức, bộ đội, dân quân, đồng bào các dân tộc, kiều bào, nam và nữ, già và trẻ cả những người trước đây đã có thói hư tật xấu, lầm lỗi lạc đường. Bác nói: "Mỗi con người đều có cái thiện cái ác ở trong lòng. Làm cho phần tốt sinh sôi nẩy nở và phần xấu tàn lụi đi, đó là thái độ của người cách mạng". 

Bác chú ý khen ngợi, nêu gương người tốt việc tốt trong các ngành nghề, từ công việc lao động kỹ thuật phức tạp đến công việc thủ công đơn giản, từ bộ phận chủ chốt đến bộ phận phụ trợ. Đến thǎm đơn vị của quân chủng Phòng không - không quân ở Bạch Mai, Bác yêu cầu gặp đầy đủ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị. Bác nói: "Càng đông càng tốt, chật hội trường cho thật vui. Nhớ là có các anh hùng, chiến sĩ thi đua, đủ đại biểu của các đơn vị có thành tích, kể cả các bộ phận hậu cần, anh nuôi, y tá, bác sĩ, các đơn vị bảo đảm thông tin, sân bay". 

Về thǎm vùng mỏ Quảng Ninh, Bác lên tận công trường khai thác than lộ thiên của mỏ Đèo Nai, khen ngợi sự cố gắng của công nhân, cán bộ trong sản xuất, giữ gìn máy móc; gặp đoàn công nhân địa chất, Bác hỏi thǎm công việc thǎm dò tài nguyên than, động viên anh em làm tốt công việc địa chất chuẩn bị cho việc mở rộng khai thác than những nǎm tới. Bác còn đi thǎm cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, gặp gỡ các xã viên, cán bộ, khen ngợi những việc tốt trong sản xuất, tổ chức đời sống. 

Bác đến tận xưởng gốm Móng Cái, động viên công nhân mở mang nghề nghiệp truyền thống, đến thǎm hợp tác xã nông nghiệp ở xã Đoan Tĩnh gồm toàn người dân tộc Hoa, động viên bà con thi đua phát triển sản xuất, xây dựng hợp tác xã. Đi thǎm Vịnh Hạ Long, Bác cùng tham gia đánh cá với bà con ngư dân, khen các thành tích đã đạt được, khuyên nhủ mọi người tǎng cường tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Bác đến thǎm lớp học của trường cấp I, đứng ở bục của giáo viên, trực tiếp kiểm tra bài học của các cháu, khen ngợi, động viên các cháu thi đua học giỏi, giữ sạch sẽ, kỷ luật, thương yêu giúp đỡ cha mẹ, anh em. 

Bác đến dự các Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, Đại hội thi đua của quân đội, Hội nghị tổng kết thi đua của các ngành kinh tế, vǎn hoá, đến thǎm lớp học nghiệp vụ nấu ǎn, động viên anh chị em làm nghề nấu ǎn nhận rõ vị trí nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc phục vụ đời sống, xoá bỏ những ý nghĩ sai lầm coi khinh nghề này là nghề hầu hạ người khác. 

Bác khuyên người đã làm được việc tốt cần tiếp tục làm được nhiều việc tốt hơn nữa, người chưa làm được việc tốt cần cố gắng làm được việc tốt, thi đua làm nhiều việc tốt. Bác nói: "... càng có thành tích thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn. Tuyệt đối chớ tự mãn, tự túc..." Và: "nhiều thành tích nhỏ cộng lại trở nên thành tích to. Bác rất vui lòng trong ba nǎm qua nhiều cá nhân và nhiều đơn vị đã có thành tích hoặc to hoặc nhỏ đều đáng khuyến khích và được ngợi khen". 

Để có nhiều người tốt, việc tốt, Bác không chỉ khen ngợi, biểu dương mà còn giáo dục động viên tư tưởng, tinh thần, khuyến khích mọi người thường xuyên tu dưỡng đạo đức, phẩm chất. Bác nói: "Một dân tộc, một Đảng và một con người cũng vậy, ngày hôm qua là vĩ đại, có sự hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân, lòng dạ không trong sáng nữa". 

Bác động viên mọi người luôn luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ. Bác chỉ ra các việc cần làm như cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến quản lý, cải tiến tổ chức lao động sản xuất, tổ chức tốt đời sống để nâng cao hiệu quả thi đua, làm cho người tốt ngày một nhiều, việc tốt có thêm giá trị. 

Phong trào thi đua hướng vào việc xây dựng con người mới với nội dung phong phú có tác dụng rộng lớn cả về tư tưởng, tinh thần và vật chất, xây dựng con người gắn liền với xây dựng kinh tế, vǎn hoá xã hội. 

Nhờ có phong trào thi đua xây dựng con người mới, nhân dân ta đã gạt bỏ dần những thói xấu của chế độ cũ, phát huy đạo lý truyền thống, sống với nhau có tình có nghĩa, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, nhường cơm xẻ áo lúc khó khǎn, che chở cho nhau khi gặp nguy hiểm. Vǎn hoá mới được xây dựng và phát triển, thuần phong mỹ tục được giữ gìn, xã hội trong sạch, nạn cờ bạc, nghiện ngập, lừa đảo, tham nhũng, trộm cướp bị loại bỏ. Cán bộ gương mẫu, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân, được nhân dân yêu mến tín nhiệm. Nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, hy sinh chiến đấu giết giặc, quyết giành độc lập tự do, xây dựng đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta còn là thắng lợi của phong trào thi đua yêu nước, vừa diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, lấy việc thi đua xây dựng con người mới là công việc hàng đầu, là nhân tố cơ bản để giành thắng lợi. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website