-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - là người nhìn ra rất sớm và đặt vấn đề phòng, chống tham nhũng cũng rất sớm. Chương mở đầu “Tư cách một người cách mạng” của cuốn “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc), trong 14 điều “Tự mình phải” Người đã dành 2 điều về đề phòng và chống tư lợi, dục vọng cá nhân là phải “Vị công vô tư” (điều thứ 8) và không có “lòng tham muốn về vật chất” (điều thứ 14).
-
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác là những hiện tượng xã hội liên quan đến quyền lực nhà nước có tính toàn cầu từ xưa đến nay. Thực tiễn lịch sử cho thấy, vấn đề phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí không phải là công việc có thể giải quyết dứt điểm trong một sớm, một chiều. Chừng nào còn nhà nước, quyền lực chính trị còn bị tha hóa bởi thói tham lam, ích kỷ của con người thì còn khả năng xảy ra các hiện tượng trên.
-
Bác Hồ lúc sinh thời rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Người đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Người đã cho chúng ta nhiều chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận khoa học để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh.
-
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là người hết sức chú trọng chăm lo công tác xây dựng Đảng, sao cho Đảng ta thực sự là một đảng chân chính cách mạng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử được dân tộc, nhân dân trao cho. Về công tác này, Người đề cập đến nhiều vấn đề thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, sâu sắc; trong đó có quan điểm về thái độ đối với khuyết điểm của Đảng và thái độ đối với những cán bộ, đảng viên mắc sai lầm.
-
Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta, cả trong thời kỳ chưa có chính quyền lẫn thời kỳ Đảng cầm quyền; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Cần quán triệt quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tuởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.
-
Đề cương báo cáo công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, mục “Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng” có nêu: “Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân phải học tập, quán triệt và làm theo đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
-
Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm mà công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng gay go, quyết liệt; đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài.
-
Nghiên cứu dự báo tình hình có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo có thể khẳng định chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch là nguy cơ lớn, nổi lên hàng đầu, rất nguy hiểm và trực tiếp liên quan đến sự sống còn của độc lập dân tộc và CNXH ở nước ta; đồng thời, cũng không thể loại trừ khả năng kẻ thù tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới có sử dụng vũ khí công nghệ cao đối với nước ta.
-
Thấy rõ sức mạnh của cách mạng là ở nhân dân, Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định nguồn tập trung sức mạnh của nhân dân phải có đảng lãnh đạo. Đó là hai mặt gắn bó hữu cơ với nhau, thiếu một mặt không thể tạo nên sức mạnh và cách mạng không thể thành công. Đó cũng là chân lý đã được cụ thể hoá và được Hồ Chí Minh vận dụng rất sáng tạo và thành công trong hoàn cảnh cách mạng nước ta.