-
-
Đạo đức là một bộ phận của thế giới quan chi phối toàn bộ nhận thức và hành động của con người. Đạo đức cách mạng đòi hỏi sự thống nhất giữa động cơ và hiệu quả, giữa lời nói và việc làm, từ đời sống chung đến đời sống riêng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thống nhất cao độ của đạo đức trong toàn bộ đời sống và hoạt động của con người: đạo đức với chính trị, đạo đức với pháp luật, đạo đức với tài năng, đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường...
-
(ĐCSVN)- Giữa thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam điêu đứng trong cảnh ngộ mất nước, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị đày đọa trong đói rách và bệnh tật. Toàn xã hội Việt Nam đặc biệt là tầng lớp lao động lâm vào số phận bi thảm, quyền sống và mọi quyền con người bị chà đạp.
-
Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn xem việc viết báo để cổ động, tuyên truyền, giáo dục... gắn liền với hoạt động cách mạng của Người. Từ những ngày còn hoạt động ở nước ngoài, Bác đã viết rất nhiều bài báo với nhiều bút danh khác nhau. Người viết cho báo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác. Sau này, khi làm Chủ tịch nước, Bác vẫn viết đều đặn cho nhiều báo về nhiều đề tài. Văn phong báo chí của Bác giản dị, ngắn gọn nhưng không nông cạn, thường pha chút hài hước nên rất sinh động và vui.
-
Xây dựng đạo đức cách mạng là một trong những vấn đề căn bản mang tính quy luật của một chính đảng cách mạng, và là một nội dung quan trọng không thể thiếu ở mỗi người đảng viên, cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: "Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang".
-
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội VII Đảng thông qua đã xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động... Điều đó cũng có nghĩa là, tư tướng Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ tư tưởng của Đảng, vì thế sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
-
-
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con người Việt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
-
“Phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh" là một đề tài lớn cần được tập hợp, nghiên cứu đầy đủ có tính khoa học, thực tiễn để làm rõ hơn, sáng tỏ hơn công nghiệp hoá, hiện đại hoá con đường đi của chúng ta.
-
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền bị thoái hóa biến chất về tư tưởng, đạo đức và lối sống, mắc vào tệ tham nhũng, lãng phí. Điều đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tìm hiểu, thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, chính là thiết thực đóng góp vào việc xây dựng nền đạo đức và nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.