Đảng Cộng sản Tây Ban Nha

Từ khi thành lập cho đến khi ra công khai hoạt động (1977), 52 năm Đảng hoạt động bí mật. Suốt thời gian đó, Đảng trở thành nhân tố tập hợp rộng rãi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ đấu tranh chống chế độ độc tài vì dân sinh, dân chủ. Do vậy, ảnh hưởng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân lao động cũng như trong phong trào cộng sản quốc tế được củng cố và nâng cao. Ngày nay, mặc dù có biến động, chịu tác động tiêu cực từ bước thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội, nhưng ĐCS Tây Ban Nha vẫn là một chính đảng có vị trí trên chính trường Tây Ban Nha.

 Một trong những trang hào hùng và sôi nổi nhất của lịch sử ĐCS Tây Ban Nha là hoạt động đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Ngay từ giữa những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng đưa ra sáng kiến và trên thực tế có vai trò quyết định thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít. Sáng kiến này được Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1935 phát triển thành đường lối chung của các ĐCS trên thế giới. Với đội ngũ 300 nghìn đảng viên, ĐCS Tây Ban Nha là người tổ chức và đi tiên phong trong nội chiến cách mạng bảo vệ nước Cộng hoà Tây Ban Nha - thành quả của Mặt trận nhân dân chống phát xít (1936 - 1939). Sau thất bại của chính thể Cộng hoà, Đảng bị đàn áp dữ dội, phải rút vào bí mật, số lượng đảng viên giảm sút mạnh. Dưới chế độ độc tài quân sự của tướng Phơrancô (1939 - 1977), Đảng trở thành lực lượng chính trị có tổ chức duy nhất hoạt động bí mật tích cực ủng hộ việc chuẩn bị cuộc tổng bãi công toàn quốc nhằm lật đổ chế độ hà khắc phản dân chủ. 

 Sau khi Phơrancô bị lật đổ (1977), các đảng phái chính trị được ra hoạt động công khai. Nhờ có quá trình đấu tranh bền bỉ và cống hiến to lớn chống chế độ độc tài, phát-xít nên uy tín của Đảng cao, số lượng đảng viên đạt 240 nghìn với hệ thống tổ chức chặt chẽ, tăng cường liên hệ với quần chúng. Tại cuộc bầu cử Nghị viện năm 1977, ĐCS Tây Ban Nha giành được 1,5 triệu phiếu bầu với 20 ghế. Năm 1979, tăng lên 2 triệu phiếu với 23 ghế. ĐCS Tây Ban Nha có ảnh hưởng lớn trong Liên hiệp các tiểu ban công nhân của Tây Ban Nha.

 Tuy vậy ĐCS Tây Ban Nha bắt đầu trượt vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài, nội bộ bị phân hoá, ảnh hưởng và lực lượng giảm sút. Năm 1981, Đảng chỉ còn hơn 100 nghìn đảng viên, giảm hơn một nửa so với năm 1977. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình hình này là việc ban lãnh đạo Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Xantiagô Carinlô, ngả theo "Chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu" - một trào lưu tư tưởng và chính trị có xu hướng cơ hội hữu khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế được hình thành từ giữa thập niên 70. Sự sa sút ảnh hưởng của Đảng thể hiện rõ nhất trong bầu cử lập pháp năm 1982, ĐCS Tây Ban Nha chỉ nhận được 4% số phiếu với 4 ghế ở Nghị viện. Do mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc nên ngay sau Đại hội XI (1/1984), ĐCS Tây Ban Nha bị phân liệt, một bộ phận trong Đảng tách ra thành lập ĐCS các dân tộc Tây Ban Nha. Tiếp đó, tháng 4/1985, một bộ phận khác đứng đầu là cựu Tổng bí thư X. Carinlô và 19 ủy viên trung ương do bất đồng về đường lối đã bị khai trừ khỏi Đảng, đứng ra thành lập Đảng Lao động khối thống nhất cộng sản (PCE - UC). Đến 1991 đảng này sáp nhập vào Đảng Công nhân XHCN cầm quyền. Năm 1996 đảng này bị thất cử nhưng lại thắng cử tháng 3 năm 2004. 

 Sự phân hoá, chia rẽ về tổ chức đảng ở Trung ương lan xuống các cấp địa phương, dẫn đến tình trạng tồn tại song song ba tổ chức cộng sản Tây Ban Nha trong một thời gian. Tháng 1/1989, diễn ra đại hội nhằm thống nhất giữa ĐCS Tây Ban Nha và ĐCS các dân tộc Tây Ban Nha, nhưng không thành do bất đồng quan điểm. 

 Từ giữa thập niên 80, ĐCS Tây Ban Nha chủ trương hoạt động trong khuôn khổ Liên minh cánh tả thống nhất (Izquienda Unida - IU) được thành lập năm 1986 nhằm tập hợp lực lượng cánh tả rộng rãi để chống việc Tây Ban Nha tham gia NATO và giành thắng lợi trong tuyển cử. Đảng vạch ra ba phương hướng công tác lớn: Xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong đó khu vực nhà nước được củng cố; đảm bảo công ăn việc làm và cải cách dân chủ, mở rộng tự do; thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình không phụ thuộc Mỹ. Đảng nêu sáng kiến hình thành liên minh cánh tả châu Âu nhằm xây dựng châu Âu thống nhất theo xu hướng, tiến bộ. 

 Đại hội XII của ĐCS Tây Ban Nha (1988) đã bầu đồng chí G. Anguita làm Tổng Bí thư, chú trọng công tác tổ chức, xây dựng đảng. Do đó, trong bầu cử lập pháp tháng 10/1989, với chỗ dựa là IU và dưới sự lãnh đạo của G. Anguita, ĐCS Tây Ban Nha đã giành lại phần lớn cơ sở đã bị mất, thu được 1,85 triệu cử tri, chiếm 9% số phiếu và 17 ghế trong Nghị viện. Đại hội XIII của ĐCS Tây Ban Nha (1991) khẳng định sự cần thiết phải tăng cường củng cố IU trong tư cách một công cụ chính trị phục vụ cho sự sống còn của đảng. Kết quả bầu cử Nghị viện năm 1996 đã đưa lại cho IU gần 2,5 triệu cử tri, chiếm 13,46% tổng phiếu bầu. 

 Đại hội XIV của ĐCS Tây Ban Nha (12/1995) tiếp tục nhấn mạnh: "Nhiệm vụ củng cố Đảng trở thành một công cụ xây dựng xã hội tự do hơn đi lên CNXH". Với chủ đề "Phục hồi Đảng, đem lại cho Đảng tiếng nói và sức sống mới", Đại hội nêu ra một số điểm mới: Tiến hành các hoạt động chính trị độc lập, chú trọng khôi phục lại bản sắc và ảnh hưởng của Đảng, tăng cường đấu tranh chống CNTB vì tiến bộ xã hội v.v... Đại hội XV của ĐCS Tây Ban Nha (1998) xác định trung thành với chủ nghĩa cấp tiến, chống quá trình nhất thể hoá châu Âu của tư bản độc quyền, kiên quyết chống CNTB toàn cầu hoá. Đối với ĐCS Tây Ban Nha, Hiệp ước Ma-strit về thống nhất châu Âu báo hiệu sự thống trị về mặt tài chính đối với người lao động. Muốn chống lại sự thống trị đó, các ĐCS trong Liên minh châu Âu (EU) cần phối hợp với nhau trên phạm vi rộng rãi. Đại hội XVI của ĐCS Tây Ban Nha (3/2002) bầu đồng chí Phơranxixcô Phutô làm Tổng Bí thư. Hiện nay với hơn 40 nghìn đảng viên, ĐCS Tây Ban Nha là lực lượng chính trị lớn thứ ba ở Tây Ban Nha, có 8 đại biểu ở Nghị viện. Cơ quan ngôn luận của Đảng là báo "Thế giới công nhân" (Mundo Obrero) ra hàng tuần và tạp chí lý luận "Ngọn cờ của chúng ta" (Nuestu Bandera). Tại Đại hội XVII, tháng 6/2005 đồng chí Phơranxixcô Phutô được bầu lại làm Tổng bí thư lần thứ 3 liên tiếp. Ban lãnh đạo hiện nay của Đảng còn bao gồm Chủ tịch đồng chí Philippơ Ancarắc điều hành Ủy ban toàn quốc bao gồm 110 ủy viên. 

 

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website