Đảng Cộng sản Phần Lan

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, Đảng Cộng sản Phần Lan đang nỗ lực tự đổi mới, củng cố tổ chức, xây dựng Đảng về mọi mặt trong tư cách một chính đảng cách mạng kiểu mới.

 Ngay sau khi ra đời, ĐCS Phần Lan đã phải hoạt động trong điều kiện bí mật kéo dài liên tục 26 năm (1918-1944). Tuy vậy, Đảng vẫn kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển dân chủ của đất nước Phần Lan, đòi chính phủ thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô. Từ khi hoạt động công khai, bằng đường lối đúng đắn, Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng xung quanh và trở thành một trong những chính đảng chủ đạo trong đời sống chính trị đất nước. Đảng có ảnh hưởng mạnh trong các giới thợ luyện kim, xây dựng, đồ gỗ, thanh niên, sinh viên và giới trí thức trẻ. 

 Trong một thời gian khá dài, ĐCS Phần Lan luôn có khoảng 1/4 tổng số ghế tại Quốc hội, nhiều lần tham gia chính phủ (1945 - 1948, 1966 - 1971, 1975 - 1976, 1977 - 1982) dưới danh nghĩa Liên minh Nhân dân dân chủ Phần Lan. Liên minh này là một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của các lực lượng dân chủ do những người cộng sản, những người xã hội dân chủ và những nhà hoạt động xã hội không đảng phái thành lập từ năm 1944. Chẳng hạn, tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 1979, Liên minh Nhân dân dân chủ đã giành được 17,9% số phiếu, giữ 35 ghế Quốc hội, trong đó ĐCS Phần Lan có 29 ghế. Chính phủ được thành lập sau bầu cử gồm 17 bộ trưởng, thì Liên minh Nhân dân dân chủ giữ 3, trong đó ĐCS có 2. 

 Các văn kiện có tính chất cương lĩnh của ĐCS Phần Lan luôn xác định rõ đường lối chung của Đảng là xây dựng và phát triển hơn nữa mặt trận của các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống tư bản độc quyền, đấu tranh đòi mở rộng các quyền dân chủ của nhân dân lao động, tạo điều kiện để chuyển dần lên cách mạng XHCN. Đảng kiên trì đấu tranh cho hoà bình và an ninh ở Bắc Âu, châu Âu cũng như trên toàn thế giới, có ảnh hưởng tích cực đến việc thi hành chính sách đối ngoại hoà bình và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của Phần Lan với Liên Xô và các nước XHCN khác trước đây. ĐCS Phần Lan tham gia Hội nghị quốc tế của các ĐCS, công nhân năm 1957, 1960, 1969; Hội nghị Beclin năm 1976 và cuộc gặp gỡ Pari năm 1980 của các ĐCS, công nhân châu Âu. Cơ quan ngôn luận của Đảng là báo “Tin tức Nhân dân” và tạp chí lý luận “Người Cộng sản” có vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng, tổ chức của Đảng. 

 Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa thập niên 60, nội bộ Đảng xuất hiện mâu thuẫn, bị chia rẽ thành phe đa số và phe thiểu số. Phe đa số chủ trương độc lập tự chủ và từ giữa thập niên 70 trở đi ngả sang lập trường của “Chủ nghĩa cộng sản châu Âu” - một trào lưu cải cách do một số ĐCS khởi xướng, tuyên bố tìm kiếm con đường mới đi lên CNXH, khác với con đường mà Liên Xô và các nước XHCN đã lựa chọn, tuyệt đối hoá con đường dân chủ nghị trường để giành chính quyền, chủ trương đa nguyên chính trị, đa nguyên tư tưởng và đa nguyên kinh tế; xây dựng CNXH của từng nước, v.v... Phe thiểu số giữ lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng XHCN và con đường đi lên CNXH. Mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng trở nên gay gắt vào giữa thập niên 80. Tại Đại hội bất thường của Đảng (tháng 10-1985), phe đa số đã khai trừ phe thiểu số khỏi Ban Chấp hành Trung ương, sau đó khai trừ 8 trên tổng số 17 đảng bộ ra khỏi Đảng khiến Đảng bị phân liệt. Năm 1986, phe thiểu số thành lập ĐCS Phần Lan (thống nhất), tự coi mình là người kế thừa ĐCS Phần Lan trước đây. Còn ĐCS Phần Lan (đa số) đến đầu năm 1990 tuyên bố chấm dứt hoạt động và gia nhập Liên minh Cánh tả. 

 Tháng 11-1994, ĐCS Phần Lan (thống nhất) tổ chức Đại hội, khẳng định là một chính đảng độc lập, tự chủ, tập hợp tất cả những người cộng sản trước đây và đổi tên thành ĐCS Phần Lan. Tháng 2-1997 Đảng đăng ký hoạt động chính thức. Năm 1998, lần đầu tiên Đảng tham gia tranh cử với tư cách độc lập tại cuộc bầu cử Quốc hội. 

 Đại hội XXIII ĐCS Phần Lan (tháng 5-2001) đã thông qua Cương lĩnh “Hợp tác và liên minh vì dân chủ, sự phát triển công bằng và nhân đạo, chống chủ nghĩa tự do mới và quyền lực của tư bản tài phiệt”, đề ra phương hướng hoạt động chính trị của Đảng. Trong đó, nhấn mạnh: “Muốn xây dựng Phần Lan và thế giới không chịu ảnh hưởng của thế lực đồng tiền, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn bất bình đẳng và mối đe doạ huỷ diệt môi trường, mục tiêu hướng tới là một xã hội Phần Lan dân chủ và thịnh vượng, một châu Âu dân chủ và đoàn kết, một nền văn minh nhân loại kiểu mới, CNXH, CNCS”. Đại hội sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng. 

 Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội XXIII nêu rõ mục tiêu xây dựng CNXH ở Phần Lan với những nét chủ yếu là: “Chủ nghĩa nhân đạo, theo đó con người là mục đích của sự phát triển xã hội và là người sáng tạo lịch sử. Quyền của người lao động và các tập thể lao động sở hữu các thành quả của lao động và phân chia chúng một cách công bằng; các hình thức sở hữu công cộng và tự quản đối với các tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Chính quyền nhân dân và chế độ tự quản rộng rãi, trong đó các quyền dân chủ như quyền tự do tư tưởng và ngôn luận, các cuộc bầu cử tự do, quyền bãi công và quyền hoạt động của các đảng và phong trào công dân là nền tảng. Thực hiện công ăn việc làm đầy đủ và bình đẳng nam nữ. ảnh hưởng lẫn nhau hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Một nền hoà bình công bằng và vĩnh cửu. Phát triển khoa học, kỹ thuật và văn hoá phục vụ lợi ích của con người và coi đó như một tài sản chung của toàn thể loài người”. 

 Về đối ngoại, ĐCS Phần Lan đấu tranh chống quá trình nhất thể hoá trong Liên minh châu Âu (EU), chống chủ nghĩa tự do mới và quyền lực của tư bản độc quyền lũng đoạn; phản đối Phần Lan tuân theo các tiêu chuẩn của Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) vì chúng đe doạ nhà nước phúc lợi. Đảng đề nghị một chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập và không liên kết về quân sự thay cho việc xây dựng chính sách an ninh và phòng thủ chung châu Âu. ĐCS Phần Lan chủ trương tăng cường quan hệ với các ĐCS và cánh tả trên thế giới. Cương lĩnh của Đảng nhấn mạnh việc “xây dựng một ĐCS Phần Lan mà trong hành động của nó kết hợp cả chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế”. Đại hội XXIII đã mời 13 đoàn đại biểu các ĐCS và cánh tả trên thế giới tham dự. 

 

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website