Đảng Cộng sản Liên Xô

Tháng 3 năm 1898, Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga được thành lập trên cơ sở hợp nhất các "Liên minh đấu tranh vì giải phóng giai cấp công nhân" ở Pêtecbua, Matxcơva và một số nơi khác. 

Ngày thành lập được coi là Đại hội I, nhưng không hoạt động được vì ngay từ đầu đã có sự chia rẽ.

Tại Đại hội II (1903), khi thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, Đảng chia thành 2 phái: phái đa số do Vlađimia IlichLênin đứng đầu gọi là "Bônsêvich", phái thiểu số do L. Mactôp đứng đầu gọi là "Mensêvich". Phái Bônsêvich dưới sự lãnh đạo của Lênin đã dần định hình thành Đảng Bônssevich (Cộng sản).

Tháng 12 năm 1905, Hội nghị thứ nhất Đảng Bônsêvich đã lần đầu áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu rõ trong nghị quyết: Nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ không có gì phải tranh cãi.

Tháng 4 năm 1906, theo đề nghị của Lênin, Đại hội đại biểu thống nhất lần thứ IV Đảng Bônsêvich thông qua điều lệ tổ chức, trong đó điều hai quy định: Mọi tổ chức của Đảng đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định trong điều lệ Đảng.

Đảng Bônsêvich đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng dân chủ tư sản những năm 1905 - 1907 và Cách mạng tháng 2 năm 1917, lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng; giành thắng lợi cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 (Cách mạng tháng Mười Nga).

Tại Đại hội VII (1918) của Đảng Bônsêvich, sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, theo đề nghị của Lênin, Đảng mang tên Đảng Cộng sản Nga.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản III được thành lập tại Mátxcơva, do Lênin lãnh đạo. Đến tháng 7 năm 1920, điều lệ gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lênin quy định: Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc phổ biến mà đảng cộng sản các nước trên thế giới đều tuân thủ. 

Năm 1922, thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết (Liên Xô). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga nằm trong thành phần của Liên bang Xô viết (Liên Xô)

Tại Đại hội khóa XIV năm 1925, Đảng Cộng sản Nga đổi tên thành Đảng Cộng sản toàn Liên bang.

Tại Đại hội khóa XIX năm 1952, Đảng Cộng sản toàn Liên bang đổi tên thành Đảng Cộng sản Liên Xô, cho đến năm 1991 thì tan rã.

Đảng Cộng sản Liên Xô theo chủ nghĩa cộng sản khoa học; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận cho hoạt động của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô viết đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941 – 1945), sau đó tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi.

Nhằm mục tiêu khắc phục tình trạng trì trệ kéo dài sau những năm 1970 và đẩy nhanh sự phát triển mọi mặt của đất nước, từ tháng 4 năm 1985, Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương tiến hành công cuộc cải tổ. Tuy nhiên kết quả đạt được không như dự tính, tình hình kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp không thể kiểm soát. Sau vụ chính biến 19/8/1991, đến ngày 24/8, M. Goocbachôp tuyên bố từ bỏ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đề nghị giải tán Uỷ ban Trung ương, các Đảng Cộng sản ở các nước cộng hoà tự quyết định vận mệnh của mình, ra lệnh tịch thu các tài sản của Đảng, cấm các tổ chức đảng hoạt động trong quân đội, các xí nghiệp, cơ quan nhà nước và trong lực lượng an ninh. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô sau 93 năm hoạt động, đấu tranh và lãnh đạo đất nước.

Tuy nhiên, trên danh nghĩa, Đảng Cộng sản Liên Xô vẫn được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga (thành lập ngày 14 tháng 2 năm 1993), và các đảng cộng sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập.

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (tổng hợp)

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website