Khi đất nước bắt đầu sự nghiệp đổi mới (năm 1986) Đảng ta chủ trương: ''Đổi mới mạnh mẽ về kinh tế và giữ vững sự ổn định về chính trị''. Từ đó đến nay chúng ta đã giành được rất nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội đưa đất nước tiến những bước hết sức ngoạn mục. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta khởi xướng là đúng đắn và sáng tạo và rất phù hợp với thực tiễn.
Qua hơn hai mười năm đổi mới mặc dù có nhiều thành tựu ở nước ta nhưng vẫn có một số ý kiến khá kỳ quặc là chúng ta không đổi mới về chính trị. Theo họ về kinh tế chúng ta đổi mới theo hướng chấp nhận cơ chế thị trường, nhưng về chính trị chúng ta vẫn giữ sự bảo thủ trì trệ... Rằng muốn tiến lên chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa về chính trị mới phù hợp, kinh tế thị trường phải gắn với nhà nước pháp quyền và thực hiện đa nguyên chính trị...
Cần khẳng định rằng chúng ta thực hiện đổi mới nhưng kiên trì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực. Đổi mới để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn chứ không phải quay lại chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường (tự do mù quáng), nhà nước pháp quyền (tư sản) và đa nguyên chính trị đó là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do đó chúng ta không đi theo hướng đó; nó không phù hợp và không đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc ta. Chúng ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (tất cả vì dân, do dân...) và không thực hiện đa nguyên chính trị mà cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Rõ ràng lập luận như trên rằng chúng ta bảo thủ trì trệ... là phiến diện, là không đúng với thực tế ở nước ta. Bởi lẽ chúng ta thấy khi đổi mới cơ chế kinh tế theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta đã tiến hành đồng thời đổi mới về chính trị, chính sự phù hợp về chính trị mới mở đường cho kinh tế phát triển; và kinh tế phát triển chứng tỏ chính trị đã góp phần tác động quan trọng đồng thời góp phần củng cố chính trị ổn định và bền vững. Điều mà nhiều người chưa hiểu thật rõ ràng là khi chúng ta mới đổi mới về kinh tế vẫn chủ trương giữ ổn định về chính trị có nghĩa là chúng ta một mặt phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên tính chất chính trị của chế độ xã hội - xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác đó là nội dung của việc giữ vững và ổn định chính trị (không thay đổi chế độ chính trị theo hướng tư bản chủ nghĩa). Nhưng việc giữ vững và ổn định chính trị (chế độ xã hội - xã hội chủ nghĩa) chúng ta vẫn thực hiện đổi mới về chính trị cho phù hợp với một tiến trình theo nguyên tắc ''Dĩ bất biến ứng vạn biến” theo tư tưởng của Bác Hồ kính yêu. Điều này có thể giải thích rõ như sau. Khi tiến hành đổi mới, Đảng ta phát triển mạnh về kinh tế đồng thời từng bước đổi mới về hoạt động của hệ thống chính trị cho phù hợp. Có thể nói nội dung cơ bản của đổi mới chính trị trong sự ổn định như sau:
Trước hết chúng ta khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là không thể đảo ngược ở nước ta mặc dù tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi và diễn biến hết sức phức tạp. Cơ chế hoạt động chính trị của chúng ta luôn được củng cố giữ vững đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Có chăng sự đổi mới thể hiện ở chỗ: đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới sự quản lý nhà nước để phù hợp với cơ chế kinh tế mới và tình hình mới của đất nước; đổi mới cơ chế làm chủ của nhân dân để có dân chủ xã hội chủ nghĩa hơn đưa đất nước tiến những bước nhanh hơn, mạnh hơn bền vững lên chủ nghĩa xã hội. Đến đây có lẽ chúng ta đã thấy rõ phần nào của vấn đề và sẽ đi sâu một cách cụ thể hơn.
1- Trước hết là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng:
Khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nhận ra rằng phải tự đổi mới mình trước hết là đổi mới tư duy sau đó là phong cách lãnh đạo. Đảng ta đã giáo dục, nâng cao trình độ và sức chiến đấu của Đảng củng cố sức mạnh của Đảng về mọi mặt đổi mới mạnh mẽ từ tư tưởng, tổ chức và về chính trị. Trước hết, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng, làm trong sạch đội ngũ, củng cố tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt là xác định nội dung thế nào là lãnh đạo? Đó là lãnh đạo thông qua đường lối nghị quyết; cử cán bộ tham gia công tác thực tiễn, và đặc biệt là qua kiểm tra đôn đốc hoạt động của đất nước... Đây chính là việc tách bạch giữa công tác lãnh đạo của Đảng khỏi sự quản lý nhà nước. Điều mà từ trước đó (trong cơ chế kinh tế cũ: tập trung quan liêu bao cấp) luôn có hiện tượng chồng chéo làm thay, bao biện giữa Đảng và Nhà nước... Từ đó Đảng ta cũng từng bước đổi mới công tác đề ra nghị quyết, đường lối theo hướng khoa học hiệu quả. Cũng như đổi mới công tác cán bộ từ đào tạo, sử dụng, đãi ngộ cho phù hợp với tình hình. Cũng như vậy công tác kiểm tra uốn nắn của Đảng với hệ thống chính trị cũng được tiến hành đổi mới một cách cân đối hài hòa... Ở đây cần phải thấy một sự đổi mới rất mạnh mẽ về sự lãnh đạo của Đảng là, Đảng ta xác định Đảng ta có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng là một thành viên trong hệ thống chính trị này. Đặc biệt Đảng lãnh đạo đất nước trong khuôn khổ của pháp luật (không đứng trên hay đứng ngoài pháp luật) chính sự đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng đã tăng sức chiến đấu của Đảng, và Đảng đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới.
2- Đổi mới sự quản lý của nhà nước
Khi thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu đổi mới hoạt động của nhà nước đã trở nên cấp thiết. Đảng ta nhanh nhạy thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động của nhà nước theo hướng chấp nhận xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà quyền lực của dân do dân và vì dân. Nên nhớ khái niệm ''nhà nước pháp quyền” luôn gắn với chủ nghĩa tư bản nên đó là điều kiêng kỵ khi đất nước có chiến tranh và thực hiện cơ chế kinh tế cũ trong xã hội ta. Việc thiết lập nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì dân do dân phải theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý xã hội theo luật pháp và chính nhà nước cũng bị luật pháp quản lý. Quyền lực nhà nước là thống nhất không phân chia; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cũng nên nhắc tới khi thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một đổi mới hết sức quan trọng của hoạt động nhà nước là nhà nước đã tách khỏi hoạt động kinh tế. Nhà nước không trực tiếp tham gia làm kinh tế như cơ chế cũ. Chúng ta thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng vai trò phục vụ và can thiệp khi cần thiết và bằng các biện pháp gián tiếp thích hợp giúp kinh tế phát triển đúng hướng. Đây là điều rất quan trọng đổi mới về chính trị nước ta. Rõ ràng là việc đổi mới về chính trị diễn ra hết sức quyết liệt và rất rõ ràng nhưng vẫn trong nội dung của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng quả thật là chưa đủ; điểm đổi mới mạnh mẽ về chính trị vẫn nằm ở việc nâng cao hiệu quả nhà nước xã hội chủ nghĩa mà khâu quyết liệt là thực hiện cải cách hành chính để hoạt động của nhà nước phù hợp và có hiệu quả trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đặc biệt là trong xu thế mở cửa hội nhập tham gia toàn cầu hóa một cách sâu rộng. Việc cải cách hành chính mạnh mẽ và toàn diện trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đã giúp cho các doanh nghiệp và nhân dân lao động hết sức thông thoáng, dễ dàng phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế và dần dần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân một cách rõ rệt. Đây là kết quả hết sức quan trọng để đưa đất nước tiến lên. Tất cả các mặt từ lập pháp đến hành pháp cũng như tư pháp từ Trung ương đến địa phương việc thực hiện đồng bộ quyết liệt toàn diện hệ thống hành chính đã thúc đẩy mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc đặc biệt là góp phần vào công cuộc đổi mới mở cửa hội nhập tham gia toàn cầu hóa một cách thành công; đưa nước ta vào dòng chảy chung của văn minh nhân loại. Có thể khẳng định việc đổi mới hoạt động của nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất cả vì dân, do dân và thực hiện quyết liệt công cuộc cải cách hành chính là làm cho kinh tế - xã hội nước ta phát triển mà còn tạo dựng được nhà nước gọn nhẹ, mạnh mẽ hiệu quả có khả năng hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đưa đất nước vượt lên. Đó cũng là một thành công lớn trong đổi mới chính trị ở nước ta cùng với đổi mới về kinh tế cũng như đổi mới sâu sắc toàn diện đất nước hơn hai mươi năm qua.
3- Đổi mới cơ chế nhân dân làm chủ:
Đảng, Nhà nước ta đánh giá rất cao việc thực hiện nhân dân làm chủ hay chính là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; coi đây là thành quả tất yếu là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển của xã hội. Khi thực hiện đổi mới về chính trị ở nước ta thì mục tiêu là dân chủ hơn, chủ nghĩa xã hội nhiều hơn là yêu cầu cao nhất. Mọi đổi mới về kinh tế - xã hội phải đem lại cho nhân dân thụ hưởng nhiều hơn, cho nên thực hiện dân chủ trong Đảng và trong hoạt động của Nhà nước và trong đời sống xã hội phải diễn ra đồng thời một cách mạnh mẽ.
Trước hết các tổ chức chính trị xã hội được hoạt động mạnh mẽ hơn, sôi động hơn nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân nhiều hơn, tự do dân chủ là yêu cầu bức thiết của xã hội và ngày một được thỏa mãn tốt hơn. Trước hết, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng của mặt trận Tổ quốc coi đây là trung tâm tập hợp các ngành, các giới để đem lại dân chủ thông qua đoàn kết phấn đấu cho nền dân chủ được thực hiện tốt hơn, nhất là xác định vai trò phản biện xã hội của nó nhằm đoàn kết nhân dân và đem lại quyền lợi cho đông đảo nhân dân trong cả nước. Sau đó phải nói đến việc chúng ta thực hiện tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp của đất nước chưa bao giờ báo chí lại phát triển mạnh mẽ đến thế. Cả về quy mô, cường độ và nội dung hoạt động của báo chí là hết sức sôi động. Trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng có sự đổii mới và phát triển đáng kể. Tất cả được thể hiện: luật pháp của chúng ta khẳng định công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Có quyền theo hoặc không theo đạo nào (không có sự ép buộc) mọi hoạt động tôn giáo hết sức sôi động trong cả nước theo luật pháp xã hội chủ nghĩa tiến bộ và nhân đạo trong pháp lệnh về tôn giáo tín ngưỡng. Hay người dân được tự do làm việc, phát triển kinh tế theo Luật Lao động và Luật Doanh nghiệp, tự do làm mọi việc mà pháp luật không ngăn cấm. Tóm lại tự do dân chủ cho mọi người dân, các ngành, các giới được luật pháp bảo vệ nên các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ được hoạt động sôi nổi và rộng khắp dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và sự tham gia tích cực và giám sát của nhân dân. Chưa bao giờ không khí dân chủ lại sôi động và mạnh mẽ trong cơ chế kinh tế mới như hiện nay. Nhân dân có vai trò rất lớn trong tham gia công tác và giám sát công tác xã hội. Đặc biệt với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Đảng ta ban hành đã được toàn thể nhân dân đón nhận một cách rất phấn khởi và hồ hởi cũng như tích cực tham gia tạo nên một chất mới trong dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa giàu tính nhân đạo và tiến bộ. Từ miền bắc đến miền nam, từ đồng bằng cho đến miền núi, từ nông thôn đến thành phố, từ cơ quan trung ương đến địa phương, từ trường học đến bệnh viện, xã, phường, thôn, bản… Quy chế dân chủ ở cơ sở được thiết lập và được thực hiện, với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và đã được thực hiện rộng khắp và sôi nổi... Đó là minh chứng rất rõ ràng cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện về đời sống, về chính trị nước ta bên cạnh việc đổi mới mạnh mẽ về kinh tế. Như vậy những ý kiến cho rằng chúng ta không có tự do, không có dân chủ hay không có tự do báo chí, tự do ngôn luận còn tình trạng đàn áp tôn giáo hay kỳ thị dân tộc ở nước ta... là không có căn cứ, không thiện chí; thậm chí là xuyên tạc sự thật, hoặc cố tình không nhìn thấy những tiến bộ về tự do dân chủ ở nước ta trong thời gian qua và hiện nay. Rõ ràng công cuộc đổi mới ở nước ta là toàn diện, sâu sắc và đạt nhiều thành quả. Tuy ở đất nước ta phải thừa nhận là vẫn nhiều việc chúng ta chưa thật yên tâm như hiện tượng cán bộ, đảng viên tha hóa biến chất, suy đồi đạo đức, tác phong, lối sống; hay các tệ nạn như tham nhũng, quan liêu cửa quyền vẫn còn tồn tại trong cơ quan nhà nước, hay nhiều thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho số ít nhân dân; hoặc đây đó có lúc, có nơi dân chủ còn bị vi phạm, vẫn có người dân bị oan ức, gây bức xúc... Nhưng tất cả những khiếm khuyết đó không thể so sánh với mặt tích cực mặt tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước nhân dân ta đã đạt được về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và văn hóa xã hội. Những tiến bộ những, tích cực, những thành tựu đạt được là hết sức lớn lao, nó chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta chế độ xã hội chủ nghhĩa mà chúng ta là rất tốt đẹp là tiến bộ. Việc tiến hành đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị vẫn giữ vững định hướng xã hội là đúng đắn.
Con đường chúng ta đi có tương lai rộng mở mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh nhất định sẽ thành công mặc dù để đạt được điều đó chúng ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ.