Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (mở rộng) đã kiểm điểm tình hình kinh tế sau hai nǎm khôi phục, đã đề ra nhiệm vụ và phương châm công tác kinh tế cho nǎm 1957. Cǎn cứ vào nghị quyết ấy, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thảo ra bản kế hoạch nǎm 1957 nhằm cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế. Bản nghị quyết này nêu ra những mức độ và những biện pháp chính cần phải thực hiện, không nhắc lại tình hình, nhiệm vụ và phương châm đã được nói kỹ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11.
Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (mở rộng) nhận định rằng: vì tình hình kinh tế nước ta còn lạc hậu, rất phân tán, việc làm kế hoạch của ta còn thiếu những cǎn cứ chính xác, cho nên muốn thực hiện tốt kế hoạch, một điều rất quan trọng là phải rất chú ý các chính sách và các biện pháp cụ thể sát với hoàn cảnh thực tế. Phải rất chú ý việc tổ chức thực hiện, sự tǎng cường lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự tǎng cường các cơ quan kinh tế tài chính của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kinh tế, giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cấp, giữa các cơ quan kinh tế và các tổ chức quần chúng. Phải rất chú ý việc tǎng cường lãnh đạo và giáo dục tư tưởng của cán bộ, nhân dân và quân đội để mọi người hiểu đúng tình hình của ta, hiểu rõ những thành tích và khuyết điểm, thuận lợi và khó khǎn trong việc khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc.
*
* *
I- Nói thêm về nhiệm vụ cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế, củng cố và phát triển chế độ kinh tế dân chủ nhân dân
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chỉ rõ nhiệm vụ chung về KTTC1) nǎm 1957 là: "Cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế, củng cố và phát triển chế độ kinh tế dân chủ nhân dân. Cụ thể là: khôi phục và phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng; củng cố, phát triển khu vực kinh tế quốc doanh, đặc biệt là về công nghiệp và thương nghiệp, ra sức phát huy khả nǎng tiềm tàng của thủ công nghiệp và tận dụng tác dụng tích cực của công thương nghiệp tư doanh...".
Nội dung việc hoàn thành khôi phục kinh tế là: khôi phục mức sản xuất, khôi phục các cơ sở và lực lượng sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân trở lại bình thường và cải thiện phần nào cho các tầng lớp nhân dân lao động. Về mức sản xuất thì lấy nǎm 1939 để so sánh; về cơ sở sản xuất thì phải tuỳ theo nhu cầu của ta và tuỳ theo tình hình hiện có của các cơ sở mà định; về đời sống của nhân dân, trước hết phải nhìn vào các tầng lớp nhân dân lao động là tuyệt đại đa số trong nhân dân để so sánh.
Cǎn cứ vào bản kế hoạch nhà nước nǎm 1957, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, nông nghiệp có thể vượt mức nǎm 1939. Về giá trị sản lượng nông nghiệp (kể cả nghề phụ gia đình) ước độ 1.620 tỷ, tǎng hơn nǎm 1939 khoảng 70%; giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp ước độ 649 tỷ, so với nǎm 1939 thì phần công nghiệp chỉ mới bằng độ trên dưới 80%, nhưng giá trị sản lượng thủ công nghiệp lại có phần tǎng hơn nǎm 1939. Về các cơ sở sản xuất, thì nông nghiệp đã vượt mức nǎm 1939, thủ công nghiệp cũng nhiều hơn, giao thông vận tải chưa bằng; về công nghiệp thì có nhiều xí nghiệp đã bị phá hoại hoàn toàn trong kháng chiến nay chưa có điều kiện khôi phục, nhưng ta lại xây dựng một số xí nghệp mới trước kia không có. Lấy số công nhân để so sánh thì nǎm 1939 có ước độ 50.000 công nhân công nghiệp; nǎm 1957 chúng ta cũng có xấp xỉ số đó, nhưng số công nhân thủ công, số công nhân nông trường thì tǎng nhiều hơn trước. Về đời sống của nhân dân, thì đời sống của 10 triệu nông dân đã bước đầu được cải thiện khác hẳn dưới thời đế quốc và phong kiến, tuy vẫn còn những tàn phá của chiến tranh, vẫn còn phải khó khǎn nhưng mỗi ngày đời sống của nông dân sẽ được thêm sáng sủa. ở thành thị, đời sống chưa được cải thiện mấy, nhưng anh chị em lao động cực khổ nhất ngày trước, nay đã có phần khá hơn. Về đời sống tinh thần, vǎn hoá, về trình độ vǎn hoá, về việc bảo vệ sức khoẻ thì từ thôn quê đến thành thị đều cao hơn trước một phần.
Nội dung của nhiệm vụ củng cố và phát triển chế độ kinh tế dân chủ nhân dân là phải dần dần thay đổi tính chất nền kinh tế cũ, phải cải biến từng bước quan hệ sản xuất cũ, xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới, nhằm không ngừng củng cố và phát triển khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh và cải tạo từng bước kinh tế tư doanh và kinh tế cá thể. Kế hoạch nǎm 1957 định: đẩy mạnh sản xuất của công nghiệp quốc doanh tới mức 37% giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tính gộp lại; vận tải quốc doanh tới mức 61% tổng khối lượng vận chuyển (tính theo tấn/cây số); thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tới mức 41% tổng số bán lẻ; mậu dịch quốc doanh phải chiếm ưu thế tuyệt đối về bán buôn, và xuất nhập khẩu. Về mặt tổ chức thì phải củng cố và phát triển các tổ chức quốc doanh công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính. Đối với nông dân, phải củng cố và phát triển các tổ đổi công, củng cố và phát triển hợp tác xã mua bán và hợp tác xã vay mượn, củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đối với thủ công nghiệp, phải dùng nhiều hình thức để tổ chức hợp tác sản xuất. Trên cơ sở nông dân và thợ thủ công làm ǎn có tổ chức, Nhà nước sẽ có điều kiện giúp đỡ và lãnh đạo họ, khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa có điều kiện để phát huy tác dụng lãnh đạo của mình đối với những người sản xuất cá thể ấy và dần dần giúp vào việc cải tạo họ. Đối với công thương nghiệp tư doanh cũng phải dần dần đưa họ vào những hình thức tổ chức từ thấp đến cao và đặt những quan hệ tốt với khu vực kinh tế quốc doanh. Đối với công nghiệp tư doanh, sẽ phát triển các tổ chức bán nguyên liệu, thu mua sản phẩm, gia công và tiến lên tổ chức công tư hợp doanh làm thí nghiệm. Đối với thương nghiệp tư doanh thì tuỳ theo mỗi tầng lớp đại thương, trung thương, tiểu thương mà sử dụng và tổ chức hợp tác thu mua, thu mua cho quốc doanh kinh tiêu, đại lý, tổ bán hàng cho quốc doanh... Thông qua những tổ chức và các mối quan hệ giữa mậu dịch và công thương nghiệp tư doanh, sẽ lãnh đạo khu vực tư doanh chặt chẽ hơn để phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất, phục vụ thực hiện kế hoạch nhà nước.
Nhiệm vụ cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế không phải chỉ bao gồm các mặt khôi phục mức sản xuất, khôi phục cơ sở sản xuất, khôi phục mức sinh hoạt của nhân dân và cải biến quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới mà còn phải làm cho tình hình kinh tế được cǎn bản ổn định. Nghĩa là trên cơ sở khôi phục sản xuất tốt phải dần dần làm cho thị trường được ổn định, giá cả được ổn định, tiền tệ được ổn định, công ǎn việc làm của nhân dân được ổn định, do đó tư tưởng của các tầng lớp nhân dân cũng được ổn định. Làm được như thế là để tạo ra điều kiện tốt, để có cơ sở chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế.
Nói tóm lại, nǎm 1957 là nǎm cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế ngang mức nǎm 1939, là nǎm ổn định nền kinh tế bị đảo lộn, bị phá hoại trong chiến tranh, là nǎm chuẩn bị cơ sở cho kế hoạch phát triển kinh tế để củng cố miền Bắc thêm một bước làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Cần phải hiểu nhiệm vụ ấy bao quát về ba mặt chính: mức sản xuất và cơ sở sản xuất, tính chất nền kinh tế, và tình hình kinh tế ổn định.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế, các ngành công tác còn phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ củng cố các Khu tự trị, nhiệm vụ củng cố quốc phòng, nhiệm vụ đấu tranh chính trị để thực hiện thống nhất nước nhà.
II- Mấy nhiệm vụ chính của các ngành
1. Nhiệm vụ nông nghiệp
Đẩy mạnh sản xuất lương thực là nhiệm vụ chủ yếu, là cơ sở thúc đẩy toàn bộ nông nghiệp phát triển. Đồng thời phải hết sức phát triển các cây công nghiệp, nhất là bông, chè, phát triển mạnh chǎn nuôi gia súc, phát triển lâm nghiệp và các nghề phụ ở nông thôn.
Trong nǎm 1957, ngành trồng trọt, chǎn nuôi, lâm nghiệp phải đạt tới các mức chính sau đây:
- Lúa tǎng khoảng: 4% so với nǎm 1956
- Ngô tǎng khoảng 18% nt
- Bông tǎng khoảng 20% nt (mức sản xuất bông định trên đây phải điều chỉnh lại cho sát)
- Thuốc lá tǎng khoảng 75% nt
- Chè tǎng khoảng 18% nt
- Số trâu bò phải đạt tới 2 triệu con, tǎng: 7% nt
- Ngựa tǎng: 10% nt
- Lợn phải đạt tới 3 triệu con, tǎng: 20% nt
- Trồng thêm 17 triệu cây để ngǎn bão, lụt, cát và 15 vạn cây để lấy gỗ.
Để đẩy mạnh trồng trọt, phải hết sức chú trọng tǎng nǎng suất và tǎng vụ. Phải nghiên cứu việc tổ chức trồng các loại cây công nghiệp theo khu vực thích hợp. Về chǎn nuôi, phải đẩy mạnh phong trào chǎm sóc, phòng ngừa và chống rét, chống dịch.
Tiếp tục khôi phục 8.000 hécta ruộng còn bỏ hoang. Tích cực nghiên cứu và quyết tâm thực hiện khai hoang nhỏ, trước hết là những nơi có cơ sở cũ như các trại cải tạo cũ, nơi đồng bào tản cư bỏ về xuôi sau cải cách ruộng đất, v.v. nhằm kết hợp phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế miền núi góp phần giải quyết thất nghiệp, xây dựng hậu phương, củng cố quốc phòng.
Hoàn thành các công trình thuỷ nông làm dở nǎm 1956, xây dựng thêm một số công trình cần thiết, công tác tiểu thuỷ nông vẫn là chính; bảo đảm nước tưới cho 1.430.000 hécta. Củng cố đê ở những nơi xung yếu. Tiền dành cho các công trình thuỷ nông và đê điều chiếm khoảng 14% tổng số vốn đầu tư. Chuẩn bị thi hành việc thu tiền nước tưới ruộng.
Ra sức khôi phục và phát triển tổ đổi công, nhất là tổ đổi công thường xuyên; củng cố và phát triển hợp tác xã mua bán, hợp tác xã vay mượn; đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, phải lấy củng cố làm chính, bảo đảm thu hoạch của xã viên cao hơn thu hoạch của nông dân cá thể.
Củng cố các nông trường quốc doanh và quốc doanh lâm khẩn, thực hiện lối kinh doanh xí nghiệp.
Xây dựng và trang bị thêm cho ngành khí tượng, thuỷ vǎn.
Để thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ trên đây, điều kiện cǎn bản là phải làm tốt việc sửa sai về cải cách ruộng đất, chủ yếu nhằm ổn định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, thi hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ ở nông thôn, làm cho nông dân yên tâm phấn khởi, đoàn kết đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời phải đặc biệt tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền đối với công tác sản xuất nông nghiệp, đối với việc củng cố và phát triển tổ đổi công.
2. Nhiệm vụ công nghiệp
Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp khai khoáng và các công nghiệp cần thiết khác hợp với khả nǎng; hết sức giúp đỡ thủ công nghiệp và công nghiệp tư doanh phát triển sản xuất có lợi cho kinh tế quốc dân, tránh phát triển mù quáng.
Tổng sản lượng của công nghiệp quốc doanh sẽ tǎng khoảng 61%, công nghiệp tư doanh và thủ công nghiệp tǎng 61% so với nǎm 1956. Tỷ trọng giữa quốc doanh và tư doanh nǎm 1957 sẽ là: quốc doanh 37,4%, tư doanh 62,6%.
Trong tổng sản lượng công nghiệp, sản lượng của nhóm A (tư liệu sản xuất) sẽ tǎng khoảng 25%, nhóm B (tư liệu tiêu dùng) tǎng khoảng 82%. Tỷ trọng giữa nhóm A và nhóm B nǎm 1957 sẽ là: A: 28%, B: 72%.
Các sản phẩm chính đạt tới các mức sau đây (kê chung các thành phần kinh tế):
- Về tư liệu sản xuất:
Điện : 142 triệu kw/g, tǎng 51% so với nǎm 1956.
Than : 1.230.000 tấn (than sạch) tǎng 1,2% so với nǎm 1956.
Phốt phát : 22.261 tấn, bằng 65% nǎm 1956.
Ximǎng : 230.000 tấn, tǎng 17% so với nǎm 1956.
Apatít : 100.000 tấn, gấp 4 lần nǎm 1956.
Gỗ : 430.000 m3, bằng 94% nǎm 1956.
- Về hàng tiêu dùng:
Sợi : 10.228 tấn, tǎng 48% so với nǎm 1956.
Vải : 66 triệu thước, tǎng 43% nt
Lúa : 4.700.000 thước, tǎng 184% nt
Chǎn : 700.000 chiếc, tǎng 42% nt
Diêm : 121 triệu bao, tǎng 350% nt
Giấy : 2.000 tấn, tǎng 24% nt
Xà phòng : 5.200 tấn, gấp hơn 2 lần nt
Muối : 120.000 tấn, tǎng 56% nt
Cần ra sức thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây để chỉnh đốn, củng cố và cải tiến việc quản lý các xí nghiệp quốc doanh: thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, thực hiện chế độ trách nhiệm, mở rộng làm khoán, đề cao kỷ luật lao động, giảm số người thừa.
Phải triệt để lợi dụng khả nǎng những xí nghiệp hiện đang sản xuất bằng cách: giữ gìn máy móc và sửa chữa cho tốt, cho kịp thời, bổ sung những thiết bị còn thiếu hoặc quá cũ, nâng cao mức sử dụng thiết bị.
Phải sử dụng một cách tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu và chất đốt. Nói chung phải nâng cao sản xuất về số lượng, chất lượng, nâng cao hiệu suất lao động, giảm giá thành và tǎng tích luỹ cho nhà nước.
Tiếp tục xây dựng cho xong những công trình nǎm 1956 và xúc tiến việc xây dựng những xí nghiệp công nghiệp nhẹ do Trung Quốc giúp; chú ý xây dựng những xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quy mô nhỏ có thể sản xuất sớm và hợp với tình hình hiện thời của ta. Sẽ dành ít nhất là 22,4% tổng số vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ bản trong công nghiệp.
Cần hướng dẫn và hết sức khuyến khích thủ công nghiệp và công nghiệp tư doanh sản xuất theo kế hoạch. Giúp đỡ họ nguyên liệu, khuyến khích dùng nguyên liệu trong nước, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật, tǎng thêm mặt hàng và phẩm chất, hạ giá thành. Ngǎn ngừa những thủ đoạn xấu của tư doanh như không thi hành đúng hợp đồng, bớt xén nguyên liệu, làm dối, v.v.. Các cơ quan Nhà nước và quốc doanh cũng phải nghiêm chỉnh thi hành các hợp đồng ký kết với tư doanh.
3. Nhiệm vụ giao thông và bưu điện
Củng cố và phát triển ngành vận tải, bưu điện, bảo đảm phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và phục vụ quốc phòng. Dành 17% tổng số vốn đầu tư để củng cố và tu bổ đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hoàn thành những đoạn đường làm dở và xây dựng về bưu điện.
Tǎng khối lượng tấn/cây số hàng vận chuyển lên 39% so với nǎm 1956. Tǎng 10% khối lượng nghiệp vụ bưu điện.
Để hoàn thành nhiệm vụ ấy, phải cải tiến việc quản lý kế hoạch vận tải và quản lý phương tiện vận tải; củng cố và bổ sung cho cân đối lực lượng vận tải quốc doanh, giảm bớt những vận chuyển không hợp lý, tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phương tiện giao thông của các ngành cùng chạy trên một đường, tǎng mức sử dụng thiết bị, đẩy mạnh việc tiết kiệm than, dầu. Tǎng cường lãnh đạo, tận dụng vận tải tư nhân, cả cơ giới và thô sơ. Chú ý phát triển vận tải ở miền núi, mở các đường vận tải dùng ngựa và phương tiện thô sơ ở các vùng hẻo lánh có nhiều khả nǎng kinh tế để giúp kinh tế vùng thượng du phát triển. Điều chỉnh những giá cước chưa hợp lý.
4. Nhiệm vụ xây dựng cơ bản
Dành 140 tỷ tiền trong nước cho các công trình xây dựng cơ bản, phân phối cho các ngành như sau:
Tỷ lệ so với tổng số
- Xây dựng về công nghiệp 22,4%
- Nông lâm thuỷ lợi 17,3%
- Vận tải và bưu điện 16,6%
- Mậu dịch và thu mua 10,3%
- Xây dựng nhà ở 6,7%
- Giáo dục và vǎn hoá 9%
- Thǎm dò thiết kế, nghiên cứu khoa học 5,4%
- Bảo vệ sức khoẻ 3,9%
- Sự nghiệp công cộng ở thành phố 2,4%
- Xây dựng cơ quan hành chính 6%
Tổng số: 100%
Tỷ lệ phân phối vốn trên đây chưa được hợp lý, phải nghiên cứu để giảm bớt tỷ lệ xây dựng không sản xuất, nhất là những công tác xây dựng về nhà ở, sự nghiệp công cộng, tǎng tỷ lệ xây dựng vào sản xuất, dành ưu tiên cho công nghiệp; việc sử dụng vốn phải có trọng điểm, nhằm những công trình chính, tránh phân tán.
Phải tǎng cường công tác thiết kế, tǎng cường công tác quản lý kế hoạch xây dựng cơ bản, cải tiến quản lý công trường xây dựng, chấn chỉnh tổ chức lao động ở các công trường. Thực hiện rộng rãi chế độ làm khoán trên cơ sở những định mức tiến bộ, đề cao kỷ luật lao động, nâng cao hiệu suất lao động; hết sức chống lãng phí nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nhân lực, để giảm bớt giá xây dựng. Lãnh đạo chặt chẽ việc thi công, bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng công trình.
5. Nhiệm vụ thương nghiệp
Về nội thương, trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển, sức mua của nhân dân ước tính tǎng thêm khoảng 17%. Để bảo đảm quản lý thị trường và cung cấp hàng hoá đáp ứng với nhu cầu của nhân dân, mức bán lẻ hàng hoá ra thị trường cũng cần phải tǎng lên 17% so với nǎm 1956. Mức bán lẻ một số hàng chính tǎng lên như sau:
- Muối 9%
- Đường 22%
- Vải 27%
- Giấy 57%
- Thịt 27%
- Sữa 22%
- Xà phòng 47%
- Dầu hoả 28%
Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã phải chiếm khoảng 41% tổng số bán lẻ.
Phải bình ổn giá những thứ hàng cần thiết cho đời sống nhân dân ở những thị trường chính, lãnh đạo giá các loại hàng cần thiết khác, tránh những sự đột biến về giá cả. Kiên quyết chống đầu cơ, gian lậu. Thực hiện thống nhất thu mua và cung cấp có kế hoạch đối với một số hàng cần thiết mà sản xuất chưa đủ cung cấp cho nhu cầu.
Về ngoại thương, phải cố gắng giảm bớt nhập siêu, tǎng trị giá hàng xuất khẩu khoảng 138% so với nǎm 1956; bảo đảm thi hành đúng hợp đồng ký kết với các nước; nhập khẩu kịp thời những hàng cần cho sản xuất và tiêu dùng; soát lại bảng hàng nhập, nhập nhiều hàng tư liệu sản xuất để đẩy mạnh sản xuất trong nước, hết sức giảm bớt việc nhập những thứ chưa thật cần thiết và những thứ có thể sản xuất ở trong nước, những thứ cần phải tiết kiệm tiêu dùng. Để bảo đảm kế hoạch xuất khẩu được chắc chắn và tǎng nhiều, phải có chính sách tiết kiệm tiêu dùng những sản phẩm cần dành cho xuất khẩu. Các cơ quan lãnh đạo sản xuất, nhất là nông lâm và các cơ quan mậu dịch, các cơ quan lãnh đạo ở địa phương phải chú ý hơn nữa và phân công có trách nhiệm trong việc đảm bảo hàng xuất.
Để thực hiện những nhiệm vụ của thương nghiệp, chủ yếu phải củng cố và phát triển mậu dịch quốc doanh, hết sức cải tiến kinh doanh, nghiên cứu thực hiện việc phân cấp quản lý trong ngành thương nghiệp; mậu dịch quốc doanh phải nắm vững tình hình lực lượng của mình, kịp thời chuẩn bị và điều động nhanh chóng vật tư để bảo đảm cung cấp và bình ổn vật giá; hết sức giảm bớt phí tổn lưu thông, tǎng cường bảo quản hàng hoá, máy móc, giữ gìn kho hàng, tǎng tích luỹ cho Nhà nước. Củng cố, phát triển có mức độ hợp tác xã mua bán. Định quan hệ đúng mực giữa mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.
Chú ý sử dụng các tầng lớp đại thương, trung thương, tiểu thương hợp với khả nǎng của họ đi đôi với hạn chế thích đáng mặt tiêu cực của họ.
Mậu dịch quốc doanh phải nắm vững những hàng chủ yếu, lãnh đạo chặt chẽ các đại lý, kinh tiêu, phải tổ chức tiểu thương và lãnh đạo họ. Tǎng cường lãnh đạo thị trường, lãnh đạo giá cả, chống đầu cơ tích trữ.
6. Nhiệm vụ tài chính, tiền tệ
Để giảm bớt khó khǎn về tài chính, bảo đảm thǎng bằng thu chi, tǎng thêm tỷ lệ tiền vốn trong nước bỏ vào việc xây dựng kinh tế và giảm bớt dần tỷ lệ thu nhờ vào sự giúp đỡ của các nước anh em, phải triệt để khai thác các nguồn thu của Nhà nước, động viên đúng mức khả nǎng đóng góp của các tầng lớp nhân dân, chú trọng thu các thứ thuế, tǎng thêm khoản thu về xí nghiệp quốc doanh, sử dụng hợp lý viện trợ; phải hết sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phô trương. Thi hành chế độ hạch toán kinh tế, làm công tác kiểm kê tài sản nhà nước. Tǎng cường công tác kiểm tra tài chính. Nghiên cứu đặt chế độ bồi thường khi làm hư hỏng mất mát tài sản của Nhà nước.
Tǎng cường quản lý tiền mặt; tích cực huy động vốn và tiền tiết kiệm của nhân dân; hết sức cố gắng rút bớt tiền ở thị trường. Mở rộng việc cho vay sản xuất. Nghiên cứu để quy định giá hối đoái hợp lý giữa tiền Việt Nam và tiền nước ngoài.
7. Nhiệm vụ lao động
Tích cực giảm bớt biên chế hành chính và sự nghiệp, giảm bớt số người không sản xuất ở các xí nghiệp quốc doanh, đưa số nhân lực thừa vào sản xuất nông nghiệp, vào việc khai hoang nhỏ và các ngành sản xuất khác.
Thực hiện và mở rộng chế độ làm khoán, xây dựng và thực hiện chế độ trách nhiệm, đề cao kỷ luật lao động nhằm nâng cao hiệu suất lao động và nâng cao sản xuất, trên cơ sở ấy cải thiện dần đời sống cho công nhân, viên chức ở xí nghiệp, công trường và nông trường quốc doanh.
Tǎng cường công tác bảo đảm an toàn lao động, chú ý chỗ làm việc được hợp vệ sinh.
Điều chỉnh các chế độ lao động và xã hội ở các xí nghiệp, công trường, nông trường quốc doanh cho được thống nhất và hợp lý.
8. Nhiệm vụ đào tạo cán bộ
Tích cực đào tạo cán bộ kỹ thuật và khoa học, nhưng cần phải theo đúng yêu cầu của sự phát triển của các ngành và phải chú ý khả nǎng thu nhận sau này của biên chế nhà nước. Theo tinh thần ấy, soát lại các kế hoạch đào tạo cán bộ, soát lại việc gửi học sinh và cán bộ, công nhân ra học và thực tập ở nước ngoài. Quy định chế độ cho cán bộ, công nhân, nhân viên học tập các chuyên gia và làm việc với các chuyên gia. Khuyến khích và giúp đỡ cán bộ của ta phát triển tài nǎng và có điều kiện học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Có kế hoạch điều chỉnh cán bộ kỹ thuật để sử dụng hợp lý hơn.
9. Cải thiện dần dần sinh hoạt vật chất và nâng cao trình độ vǎn hoá của nhân dân
Phải coi việc thực hiện chế độ làm khoán là biện pháp mấu chốt hiện nay để nâng cao hiệu suất lao động, đẩy mạnh sản xuất và trên cơ sở ấy mà tǎng tiền lương của công nhân các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và công trường.
Trong tình hình hiện nay, việc cấp bách nhất để thực hiện cải thiện sinh hoạt của nhân dân là giữ vững giá hàng và giải quyết dần thất nghiệp.
Việc phát triển công tác vǎn hoá, giáo dục, y tế phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất, dựa vào khả nǎng tài chính của Nhà nước và nhân dân và phải nhằm những công tác thiết thực nhất.
Công tác vǎn hoá, giáo dục cần chú ý nâng cao nội dung, sát với tình hình và đường lối của ta hiện nay, lấy việc củng cố, nâng cao chất lượng làm chính; phải kết hợp và phục vụ sản xuất, phục vụ việc xây dựng kinh tế quốc dân. Chú ý dựa vào dân mà phát huy công tác vǎn hoá, giáo dục; kiên quyết hoãn hoặc bỏ những việc chưa thật cần thiết.
Cần chú ý giúp đỡ phát triển các trường dân lập và tư thục; sửa đổi chế độ cấp học bổng để giảm bớt một phần chi tiêu của Nhà nước. Nghiên cứu chế độ thu học phí để thi hành sớm chừng nào hay chừng nấy.
Chú trọng phát triển thể dục, thể thao.
Nghiên cứu để lãnh đạo cho đúng việc khôi phục các hội hè, tránh sinh ra mê tín và có hại cho sản xuất.
Công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân lấy phòng bệnh là chính, chú trọng tǎng cường ở nông thôn, xí nghiệp, công trường và miền núi. Cần chú trọng nâng cao chất lượng, công tác y tế, củng cố các cơ sở hiện có, chú ý công tác điều dưỡng và hết sức chú trọng đông y. Phải dựa vào sức dân là chính để phát triển công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; nghiên cứu và thực hiện chế độ thu viện phí.
Theo tinh thần trên mà điều chỉnh các chỉ số về vǎn hoá, giáo dục, y tế cho hợp với tình hình, yêu cầu và khả nǎng.
*
* *
Các công tác kinh tế tài chính đều phải chú ý nâng cao sản xuất và đời sống ở miền núi và phải kết hợp phục vụ việc đấu tranh nối lại quan hệ bình thường giữa hai miền Bắc - Nam. Về mặt phục vụ quốc phòng, kế hoạch nhà nước nǎm 1957 cũng như toàn bộ công tác kinh tế tài chính chưa có nhiều khả nǎng, nhưng phải cố gắng giải quyết yêu cầu này một cách hợp lý, thiết thực và phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng. Phải luôn luôn chú ý đến sự cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các ngành kinh tế và các ngành khác để phục vụ lẫn nhau.
III- Một số biện pháp cấp bách và việc tǎng cường lãnh đạo thực hiện kế hoạch
1. Nǎm 1957 là nǎm kết thúc thời kỳ khôi phục và cũng là nǎm chuẩn bị tích cực để bước vào thời kỳ phát triển kinh tế.
Trong hai nǎm qua, nhân dân ta ra sức khôi phục kinh tế và phát triển vǎn hoá đã thu được nhiều thành tích: khôi phục nhanh chóng nông nghiệp, vượt qua nạn đói; giao thông vận tải, công trình thuỷ nông, công nghiệp và thủ công nghiệp cũng đều khôi phục được nhanh, ngoài ra xây dựng được một số công trình thuỷ nông và một số xí nghiệp. Do đó, đẩy mạnh được mọi mặt sản xuất, làm giảm bớt dần khó khǎn trong đời sống của nhân dân sau chiến tranh, bước đầu cải thiện sinh hoạt và mở mang vǎn hoá. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến hàng nghìn nǎm, xoá bỏ chế độ kinh tế của đế quốc thực dân hàng trǎm nǎm, bắt đầu thay đổi tính chất nền kinh tế quốc dân, xây dựng nền kinh tế dân chủ nhân dân. Tuy chúng ta có mắc nhiều khuyết điểm, nhưng nhờ cố gắng của toàn Đảng, toàn dân ta, nhờ các nước anh em giúp đỡ, thành tích vẫn là to lớn và cǎn bản.
Hiện nay chúng ta đang có nhiều thuận lợi: cải cách ruộng đất cǎn bản đã xong, công tác sửa sai đang tiến hành có kết quả; các cơ sở sản xuất đã khôi phục gần hết, thêm một số cơ sở mới xây dựng, các nước anh em tiếp tục giúp đỡ; cán bộ của ta được đào tạo thêm và học tập tiến bộ hơn trước, có kinh nghiệm hơn trước. Sau sửa sai nhân dân ở miền Bắc phấn khởi và đoàn kết, nhân dân miền Nam càng tin tưởng vào công cuộc kiến thiết ở miền Bắc. Đảng, Chính phủ và chế độ dân chủ nhân dân của ta thêm uy tín. Mặt trận Tổ quốc dựa trên cơ sở công nông liên minh ngày càng rộng rãi và vững chắc. Giai cấp công nhân ngày càng tỏ tõ tinh thần tích cực lao động và nǎng lực lãnh đạo kiến thiết, và càng được các tầng lớp nhân dân tín nhiệm.
Nhưng công tác kinh tế tài chính nǎm 1957 tiến hành trong hoàn cảnh khó khǎn nhiều: nǎng suất lao động và hiệu suất công tác còn quá thấp, lãng phí rất lớn; biên chế quá đông, người thất nghiệp còn nhiều; lối buôn bán đầu cơ đang phát triển, vật giá bấp bênh; sản xuất không đủ nhu cầu, xuất khẩu không thǎng bằng với nhập khẩu, thu không đủ chi; đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân thành thị chưa cải thiện được mấy. Bộ máy kinh tế tài chính của Nhà nước còn yếu, chưa bảo đảm chấp hành nhanh chóng và có hiệu lực mọi chủ trương, chính sách; sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kinh tế tài chính từ trên xuống dưới còn lỏng lẻo và phân tán. Tình hình đó cộng với những khó khǎn về các mặt khác, khiến tư tưởng cán bộ và nhân dân diễn biến phức tạp: nhận thức không thống nhất, chưa đánh giá đúng mức thành tích và khuyết điểm, thuận lợi và khó khǎn, nhiều ý thức và hành động lệch lạc có điều kiện nảy nở.
Do đó, một mặt cần phải thi hành những biện pháp để hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước 1957, đồng thời phải thi hành những biện pháp cần kíp khác nhằm vượt qua những khó khǎn hiện nay, cǎn bản ổn định tình hình kinh tế tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế quốc dân.
2. Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch nhà nước 1957, chủ yếu phải đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm, đặc biệt chú trọng những biện pháp sau đây:
a) Đề cao kỷ luật lao động trong tất cả các xí nghiệp, công trường, nông trường, các tổ chức kinh doanh và các cơ quan hành chính. Tiến tới quy định và thực hiện chế độ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân trong sản xuất, trong công tác. Phải nghiên cứu và ban hành mọi điều quy định cần thiết về chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công tác và chế độ trách nhiệm.
b) Thực hiện từng bước chế độ hạch toán kinh tế tại các xí nghiệp quốc doanh, nhằm phát huy tinh thần tích cực trong việc quản lý xí nghiệp, nâng cao nǎng suất lao động, tǎng thêm sản lượng, cải tiến phẩm chất, hạ thấp giá thành, sử dụng thật hợp lý tiền vốn, chống lãng phí, do đó mà tǎng vốn tích luỹ cho Nhà nước, đồng thời cải thiện dần dần đời sống của người lao động.
c) Mở cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm một cách có kế hoạch có lãnh đạo, chủ yếu nhằm giáo dục và động viên công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, nhân viên và toàn thể nhân dân đề cao ý thức lao động sản xuất và công tác để xây dựng đất nước, đề cao ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, đề cao đức tính làm việc cần cù, sinh sống giản dị, chống những tư tưởng không đúng như: không muốn lao động, khinh thường sản xuất, thiếu kỷ luật và trách nhiệm.
Do kết quả giáo dục tư tưởng, cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm có tác dụng thúc đẩy mọi người cố gắng hoàn thành kế hoạch nhà nước nǎm 1957, tạo ra không khí và điều kiện tốt để bước đầu thực hiện việc khai hoang nhỏ và việc chỉnh đốn biên chế theo hướng chuyển người về sản xuất. Để đạt mục đích ấy, phải chuẩn bị chu đáo trong Đảng, trong cán bộ và trong nhân dân. Phải có kế hoạch toàn diện, cụ thể, thiết thực, theo yêu cầu và mức độ thích đáng. Phải liên tục đẩy cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm thành thường xuyên.
d) Đặt kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, nhất là lãng phí trong việc xây dựng, sản xuất và trong mọi hoạt động. Phải có các chế độ chặt chẽ về chi thu tài chính, sử dụng và bảo quản máy móc, nguyên liệu. Phải luôn luôn kiểm tra và tổ chức, động viên quần chúng công nhân phát hiện các vụ lãng phí. Có kỷ luật nghiêm minh với những người có lỗi gây ra lãng phí.
3. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm, để thực hiện kế hoạch nhà nước, trong nǎm 1957 phải kiên quyết giải quyết mấy vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay:
a) Quản lý tiền mặt chặt chẽ, chủ yếu bằng cách xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch tiền mặt hàng ba tháng và hàng tháng của tất cả các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị bộ đội, các xí nghiệp nhà nước và các hợp tác xã, cũng như kế hoạch tiền mặt tổng hợp của toàn quốc, do đó mà điều chỉnh mức lưu thông tiền tệ khớp với mức lưu thông hàng hoá, góp phần ổn định vật giá và ổn định thị trường. Phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật tài chính, thực hiện đúng kế hoạch thu chi của Nhà nước.
b) Quản lý thị trường và vật giá chặt chẽ bằng cách phối hợp mọi biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, nhằm giữ vững giá một số hàng chính cần thiết cho đời sống của nhân dân. Chuẩn bị và thi hành biện pháp thích đáng chống đầu cơ tích trữ. Để quản lý thị trường cho tốt, để bảo đảm việc cung cấp những hàng hoá cần thiết cho nhân dân và nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất, phải tǎng cường lực lượng của mậu dịch quốc doanh về mọi mặt.
c) Đặt kế hoạch cụ thể và bước đầu thực hiện chỉnh đốn biên chế. Đây là một công tác rất trọng yếu, có tác dụng về nhiều mặt: hợp lý hoá tổ chức và nâng cao nǎng suất lao động, nǎng suất công tác trong các ngành; ổn định tư tưởng cán bộ và nhân viên, giảm chi phí của Nhà nước, tǎng thêm lực lượng sản xuất, tạo điều kiện để cải thiện đời sống cho công nhân, cán bộ và viên chức. Do đó, cần nghiên cứu chu đáo và kiên quyết tiến hành chỉnh đốn biên chế.
Trong phạm vi khả nǎng còn bị hạn chế hiện nay, bước đầu cải tiến chế độ tiền lương bằng cách thực hiện dần dần chế độ lương khoán và tiền thưởng nǎng suất tại các xí nghiệp, công trường và nông trường, điều chỉnh hợp lý tiền lương của cán bộ, nhân viên hành chính trên cơ sở chế độ lương hiện hành; thực hiện một chế độ phụ cấp thích hợp cho cán bộ trí thức và kỹ thuật cao cấp. Đồng thời, phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành việc xây dựng chế độ lương mới, theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11.
d) Đặt kế hoạch thiết thực và hợp lý nhằm dần dần thu xếp công tác cho bộ đội phục viên, đồng bào miền Nam tập kết, cho những người sẽ ra ngoài biên chế, những người chưa có công ǎn việc làm, bằng cách đưa họ về nông thôn, thu hút vào các ngành thủ công nghiệp và nhất là bằng cách tổ chức khai hoang nhỏ theo một kế hoạch được nghiên cứu toàn diện và chu đáo, tiến hành thận trọng và vững chắc. Công tác khai hoang nhỏ có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng. Nó có tác dụng góp phần dần dần giải quyết nạn thất nghiệp, mở thêm những khu vực sản xuất, góp phần xây dựng và củng cố hậu phương.
4- Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch nhà nước nǎm 1957 cũng như để bảo đảm giải quyết mấy vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay, việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện có tính chất quan trọng và quyết định. Do đó, phải tǎng cường sự lãnh đạo công tác kinh tế tài chính về các mặt tư tưởng, chính sách và tổ chức.
Phải tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng, của Trung ương, của Bộ Chính trị và của các cấp uỷ đối với công tác kinh tế tài chính. Đồng thời với việc tǎng cường lãnh đạo, phải thực hiện lãnh đạo tập trung và thống nhất.
Phải tǎng cường lãnh đạo tư tưởng. Hiện nay trong cán bộ và nhân dân có những nhận thức không đúng về tình hình kinh tế của ta, không đánh giá đúng những thành tích và khuyết điểm, thuận lợi và khó khǎn trong việc thực hiện nhiệm vụ cǎn bản khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
Trong cán bộ và công nhân, có tình trạng kém ý thức lao động, kém ý thức tổ chức, không nhận rõ sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, để xảy ra lãng phí rất lớn; mặt khác, thắc mắc về đời sống, địa vị, tiền đồ, không nhận rõ lao động sản xuất là vinh quang. Trong cán bộ, kể cả một số cán bộ cao cấp, thường có khuynh hướng cục bộ, có những nhận thức một chiều, thiên lệch, không toàn diện. Trong quần chúng nông dân thì có tình trạng đóng thuế chậm, trả nợ ngân hàng chậm, muốn bán nông sản với giá cao quá đáng, không muốn bán cho Nhà nước, chỉ nhìn lợi ích cục bộ và trước mắt, không thấy lợi ích chung và lâu dài, không thấy rõ ý nghĩa công nông liên minh.
Những tư tưởng ấy đã ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và công tác, làm yếu cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận sản xuất, mặt trận kinh tế, gây thêm khó khǎn cho việc lãnh đạo và cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Nguyên nhân là vì chúng ta thiếu lãnh đạo và giáo dục tư tưởng, thiếu giải thích kỹ càng tình hình, thiếu phổ biến đường lối chính sách về kinh tế tài chính của Đảng và Chính phủ cho cán bộ và nhân dân.
Tình hình tư tưởng lệch lạc trên đây đang nghiêm trọng. Cần phải tiến hành một cuộc tuyên truyền vận động mạnh mẽ từ trong Đảng ra ngoài nhân dân, từ cán bộ đến công nhân và nhân viên để có một sự chuyển hướng mới về tư tưởng, gây lại và phát huy tinh thần phấn khởi, tin tưởng, kiên quyết khắc phục khó khǎn và tác phong làm việc cần cù, sinh hoạt giản dị đã được rèn luyện trong thời kỳ kháng chiến.
Cần làm cho mọi người thống nhất tư tưởng trên cơ sở nhận định thống nhất về tình hình, đánh giá đúng thành tích và khuyết điểm, nhận rõ thuận lợi và khó khǎn; thấy rõ ta có đủ khả nǎng để vượt qua các khó khǎn, xây dựng miền Bắc ngày càng vững mạnh, chứng tỏ chế độ miền Bắc là tốt đẹp hơn hẳn chế độ của Mỹ - Diệm ở miền Nam. Điều quan trọng nhất là phải giáo dục cho mọi người nhận rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng miền Bắc nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn vượt qua mọi khó khǎn, muốn giành lấy thắng lợi trong cuộc đấu tranh vẻ vang ấy, nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là phải thường xuyên đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm. Mỗi người phải nâng cao nhiệt tình cách mạng của mình đối với nhiệm vụ lao động sản xuất, thật sự sản xuất, thật sự công tác, thật sự coi lao động là vinh quang. Phải ra sức lao động sản xuất, chúng ta mới cải thiện được đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân ta. Đồng thời, phải thực hành tiết kiệm, triệt để chống lãng phí, chúng ta mới phát huy và bồi dưỡng được kết quả lao động sản xuất của mình.
Chẳng những hiện nay, trong khi khôi phục kinh tế, chúng ta phải đề cao sản xuất và tiết kiệm mà sau này trong khi phát triển kinh tế, chúng ta cũng phải luôn luôn đề cao sản xuất và tiết kiệm, vì đó là vấn đề quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.
Về lãnh đạo chính sách, phải nghiên cứu, quyết định và công bố kịp thời những chính sách cần thiết mà tình hình và công tác đang đòi hỏi, như: chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách đối với thủ công nghiệp; chính sách lao động; chính sách tiền lương; chính sách công đoàn; chính sách đối với hợp tác xã mua bán; các chính sách cụ thể về kinh tế tài chính ở miền núi2) chính sách của Đảng và Chính phủ quán triệt và được thi hành đúng đắn từ trên xuống dưới. Phải kết hợp công tác của các ngành Đảng, chính, quân, dân chung quanh công tác sản xuất và tiết kiệm.
Về lãnh đạo tổ chức, phải tǎng cường từng bước bộ máy kinh tế tài chính, từ trung ương đến các cấp dưới, đặc biệt chú trọng tǎng cường sự lãnh đạo ở các tổ chức cơ sở: xí nghiệp, công trường, nông trường, cửa hàng mậu dịch.
Phải quy định hợp lý và thực hiện việc phân cấp quản lý về kinh tế tài chính giữa trung ương và khu, tỉnh, thị xã. Phải thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức kinh tế của Nhà nước và các đoàn thể của công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
Phải định rõ quyền hạn, nhiệm vụ, tiến tới định rõ chế độ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, đề cao ý thức trách nhiệm trong công tác, thi hành thưởng phạt nghiêm minh.
Phải tǎng cường việc kiểm tra, phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời biểu dương và phát huy thành tích, phát hiện và sửa chữa khuyết điểm, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm.
Phải lựa chọn và tập trung cán bộ có nǎng lực để tǎng cường công tác quản lý kinh tế tài chính. Phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ có nǎng lực, chống lối kiêm nhiệm quá nhiều, phải tích cực bồi dưỡng cán bộ kinh tế tài chính về lập trường, chính sách, nghiệp vụ và kỹ thuật.
Các việc trên đây nhằm bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ và kịp thời của Đảng, sửa chữa tình trạng phân tán hiện nay, đồng thời khắc phục tình trạng tập trung một cách quan liêu.
Tình hình nǎm 1956 và mấy tháng đầu nǎm 1957 cho thấy rõ nền kinh tế tài chính của chúng ta đang gặp nhiều khó khǎn lớn, đang đứng trước những vấn đề phức tạp, và cấp bách, nhưng đồng thời cũng có những thuận lợi và khả nǎng để vượt qua các khó khǎn ấy, để hoàn thành kế hoạch nhà nước nǎm 1957.
Cần phải có quyết tâm đầy đủ, tập trung lực lượng đầy đủ, tiến hành công tác một cách kiên quyết và khẩn trương, có phân công phụ trách rành mạch.
Trong việc củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, công tác kinh tế tài chính, công tác sản xuất và tiết kiệm là vấn đề quan trọng bậc nhất, là khâu quyết định.
Dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Đảng, phải tǎng cường công tác kinh tế tài chính của Nhà nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, hǎng hái, tin tưởng, ra sức thi đua sản xuất và tiết kiệm. Trong nǎm 1957 phải hoàn thành kế hoạch Nhà nước, đồng thời giải quyết mấy vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay, cǎn bản khôi phục kinh tế, củng cố và phát triển thêm một bước chế độ kinh tế dân chủ nhân dân ở miền Bắc, cǎn bản ổn định tình hình, tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để bước sang thời kỳ phát triển kinh tế quốc dân.
*
* *
Hội nghị Trung ương kêu gọi cán bộ và đảng viên của Đảng luôn luôn gương mẫu trong lao động sản xuất và tiết kiệm; kêu gọi anh chị em công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân thành thị và thôn quê ra sức sản xuất và tiết kiệm để giành thắng lợi trong việc cǎn bản hoàn thành khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.