Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (mở rộng) về vấn đề cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1958

Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (mở rộng) họp từ 19 đến 21-12-1957 đã nghe báo cáo về vấn đề "Cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương nǎm 1958". Hội nghị đã nhận định tình hình đời sống công nhân, viên chức, cán bộ, phân tích chế độ tiền lương hiện nay và thảo luận đề án cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương nǎm 1958.

 

I- Nhận định về đời sống và chế độ tiền lương của công nhân, viên chức, cán bộ từ sau khi hoà bình lập lại đến nay


1. Sau khi hoà bình lập lại, mặc dù công cuộc khôi phục kinh tế gặp nhiều khó khǎn, Đảng đã đề ra nhiệm vụ và đã có nhiều cố gắng cải thiện dần dần đời sống của nhân dân, công nhân, viên chức, cán bộ và bộ đội. 

Sau khi tiếp quản các thành phố, lương công nhân, viên chức, cán bộ ở Hà Nội đã được tǎng 50%; ở các địa phương được tǎng 40%; lương công nhân, viên chức hưởng chế độ nguyên lương mà mức lương quá thấp cũng được tǎng lên một phần. Tháng 7-1955, chế độ tiền lương đã được sửa đổi bước đầu, thay bằng một chế độ tiền lương mới, nhằm cải thiện một phần đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ. Từ tháng 10-1956 đã tǎng lương 5% cho các địa phương, 12% cho Hà Nội và 8% cho Hải Phòng, Hồng Gai, Lào Cai, Khu tự trị Thái Mèo; đồng thời điều chỉnh cấp bậc lương cho những người chưa được sắp xếp đúng. Về mặt bảo hiểm xã hội, đã cải tiến chế độ phụ cấp tai nạn lao động, phụ cấp thương tật và thi hành thống nhất chế độ phụ cấp khi sinh đẻ, khi đau ốm hoặc chết, v.v. cho công nhân, viên chức, cán bộ. 

Trong quân đội, chế độ cung cấp định lượng đã được thi hành, mức sinh hoạt của cán bộ và chiến sĩ trong quân đội nói chung được cải thiện thêm, nhưng chế độ phụ cấp tiêu vặt còn ít, chưa giúp cho cán bộ trong quân đội giải quyết một phần khó khǎn về gia đình. 

Ngoài ra, nhiều biện pháp khác để cải thiện đời sống vật chất và vǎn hoá cho công nhân, viên chức, cán bộ đã được thực hiện dần dần như: xây thêm nhà ở, nhà ǎn, nhà gửi trẻ; lập các câu lạc bộ, nhà xem sách, tổ chức các đội chiếu bóng, vǎn công lưu động...; mậu dịch quốc doanh bán thêm một số hàng cần thiết với giá hạ hơn giá thị trường; trợ cấp cho một số gia đình công nhân, viên chức túng thiếu nhiều. 

Các việc nói trên đã giảm bớt một phần nào những khó khǎn về đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ; riêng đời sống vǎn hoá so với trước đã được cải thiện rõ rệt. 

Do việc khôi phục và mở rộng thêm sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, do việc mở nhiều công trình xây dựng và dựa vào khôi phục nông nghiệp là chính, ta đã xếp việc làm cho hơn 10 vạn đồng bào và cán bộ miền Nam, gần 2 vạn chiến sĩ quân đội chuyển ngành và gần 10 vạn người thất nghiệp ở các thành phố. 

Sở dĩ làm được những việc nói trên là nhờ toàn dân, toàn Đảng đã quyết tâm khắc phục mọi khó khǎn để hoàn thành về cǎn bản nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Những công việc đó chứng tỏ sự quan tâm sǎn sóc của Đảng và Chính phủ đến đời sống của công nhân, bộ đội, viên chức, cán bộ và nhân dân lao động. 

Tuy nhiên, vì tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khǎn, mức tiền lương còn thấp, nhu cầu đời sống trong hoà bình của mọi người tǎng thêm, giá sinh hoạt trong ba nǎm qua tǎng lên nhiều, cho nên qua mấy lần tǎng lương, tiền lương danh nghĩa tǎng nhiều nhưng lương thực tế tǎng ít (so sánh mức lương bình quân nǎm 1957 so với mức lương bình quân 6 tháng đầu nǎm 1954 thì lương danh nghĩa tǎng 167,1% nhưng lương thực tế chỉ tǎng 19,7%. So sánh mức lương bình quân nǎm 1957 với mức lương bình quân nǎm 1955 thì lương danh nghĩa tǎng 44,3%, lương thực tế chỉ tǎng 1,9%). 

Tình hình tiền lương và vật giá nói trên đã có những ảnh hưởng không tốt: đời sống công nhân, viên chức, cán bộ thiếu thốn, sức khoẻ không được bảo đảm, ảnh hưởng đến nǎng suất lao động; nhiều người sinh ra thắc mắc đối với chính sách cải thiện đời sống của Đảng và Chính phủ. 

Những khó khǎn nói trên phản ánh tình trạng kinh tế thấp kém hiện nay của nước ta, phản ánh những khuyết điểm trong công tác quản lý kinh tế, nhất là quản lý vật giá, quản lý thị trường, đồng thời cũng phản ánh khuyết điểm của ta trong công tác cải thiện đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ. 

2. Chế độ tiền lương, qua lần sửa đổi nǎm 1955, đã có những tiến bộ rõ rệt so với chế độ cung cấp trong thời kỳ kháng chiến. Chính sách tiền lương nǎm 1955 đã bước đầu phân biệt những ngành và nghề khác nhau, theo yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện lao động và sự quan trọng nhiều hay ít trong nền kinh tế quốc dân; đã đặt ra các thang lương tương đối thích hợp với những ngành, nghề khác nhau và mỗi thang lương đã chia ra các bậc hợp lý hơn trước, do đó đã giảm bớt tính chất bình quân trong chế độ lương. Việc trả lương bằng tiền thay thế chế độ trả lương bằng hiện vật là một tiến bộ lớn. 

Tuy vậy, vì điều kiện kinh tế lúc mới bắt đầu khôi phục còn rất eo hẹp, vì xuất phát từ tình hình thực tế của chế độ lương cũ, cho nên chế độ lương nǎm 1955 vẫn còn nhiều điều không hợp lý: 

a) Chế độ tiền lương chưa được thống nhất: ba chế độ tiền lương đã đưa đến tình trạng có những người cùng cấp bậc, cùng ngành, cùng nghề, nhưng hưởng lương khác nhau, vì vậy đã gây ra suy bì trong nội bộ công nhân, viên chức, cán bộ, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đến công tác. 

b) Tính chất bình quân trong chế độ lương vẫn còn nhiều, sự chênh lệch giữa các sản nghiệp, giữa mức khởi điểm và mức cao nhất còn ít cho nên chưa đãi ngộ thích đáng những công nhân và cán bộ có kỹ thuật giỏi. Quan hệ giữa các thang lương chưa được thích đáng. Phụ cấp khu vực chưa được hợp lý, chưa chiếu cố đúng mức những nơi xa xôi hẻo lánh, những vùng rừng núi. 

c) Nội dung các thang lương chưa phản ánh được đầy đủ tình hình tổ chức của các cơ quan, xí nghiệp, chức vụ của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước, chưa phản ánh được thực tế sản xuất khác nhau của mỗi ngành, mỗi xí nghiệp. Tiêu chuẩn sắp xếp cấp bậc chưa thật đúng, thiếu cụ thể, mỗi nơi thực hiện một cách, đã gây ra chênh lệch trong việc sắp xếp cấp bậc cho công nhân, viên chức, cán bộ. 

d) Chế độ nửa cung cấp, các khoản phụ cấp ngoài lương còn nhiều, đã làm tốn phí của Nhà nước nhiều tiền, nhưng tác dụng đối với việc cải thiện đời sống công nhân, viên chức, cán bộ thì không thấy rõ. Về chế độ phụ cấp con, tình trạng người có người không, người nhiều người ít, đã gây ra thắc mắc và tǎng thêm tình trạng bình quân, làm cho chế độ tiền lương kém tác dụng khuyến khích sản xuất. 

e) Chế độ trả lương theo sản phẩm đã được thực hiện ở một số công trường, xí nghiệp, đã có ít nhiều tác dụng khuyến khích sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, cải tiến công tác quản lý công trường, xí nghiệp, tǎng thêm thu nhập cho công nhân. Nhưng trong lúc thi hành đã có nhiều thiếu sót trong việc giáo dục chính sách, lãnh đạo tư tưởng; định mức sản xuất chưa được hợp lý; chế độ kiểm nghiệm chưa được kiện toàn. Mức lương của công nhân được hưởng lương theo sản phẩm tǎng lên quá nhanh, chênh lệch quá nhiều với công nhân hưởng lương ngày (có nơi công nhân mới vào làm lĩnh lương cao hơn công nhân kỹ thuật lâu nǎm, lương công nhân xúc than cao hơn công nhân cơ khí, v.v.). 

g) Chế độ tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội chưa được phân biệt rõ ràng. Chế độ bảo hiểm xã hội chưa được quy định thống nhất, thiếu toàn diện, không hợp lý, thiếu tác dụng khuyến khích sản xuất và thiếu sự quản lý chặt chẽ. 

Nhìn lại tình hình công tác tiền lương trong mấy nǎm qua, ta đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến dần chế độ tiền lương, bổ sung các chính sách, chế độ phụ cấp xã hội. Song trong việc nghiên cứu xây dựng và thi hành chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội, ta chưa nhìn một cách toàn diện, lâu dài, chưa quán triệt quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa là phân phối theo lao động; còn nặng tư tưởng bình quân, chưa thấy đầy đủ vấn đề tiền lương gắn liền với sản xuất, hàng hoá, tài chính, tiền tệ, v.v.. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 về việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương được thi hành chậm. 

Trong việc chỉ đạo thực hiện, ta đã có khuyết điểm trong việc quản lý thị trường, bình ổn vật giá, để cho vật giá trong một thời gian tǎng lên cao, việc tǎng lương bị giảm giá trị về mặt thực tế. Việc giáo dục chính sách, giáo dục tư tưởng còn nhiều thiếu sót; chưa biết kết hợp công tác tiền lương với việc động viên đẩy mạnh sản xuất, tǎng nǎng suất lao động, chưa làm cho công nhân, viên chức, cán bộ thấy rõ quyền lợi của bản thân gắn liền với quyền lợi của Nhà nước và ra sức phấn đấu khắc phục khó khǎn, hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế. Chưa làm cho công nhân, viên chức, cán bộ thấy rõ những khó khǎn to lớn của thời kỳ khôi phục kinh tế, thấy rõ những cố gắng của Đảng và Chính phủ trong việc cải thiện đời sống cho công nhân, viên chức, cán bộ và nhân dân lao động. Vì vậy, có những công nhân, viên chức, cán bộ không thấy hoàn cảnh kinh tế khó khǎn của nước nhà, không nhìn thấy quyền lợi lâu dài, quyền lợi tập thể, chỉ nhìn thấy quyền lợi cá nhân trước mắt, không nhìn thấy đời sống hiện nay so với trước đã được cải thiện thêm một bước, đã kêu ca, đòi hỏi quá đáng; thậm chí có một số người thiếu phấn khởi trong công tác, hoặc bi quan, bất mãn. 

Tình hình đời sống khó khǎn của công nhân, viên chức, cán bộ và chế độ tiền lương còn nhiều chỗ chưa hợp lý nói trên đặt ra cho Đảng ta một nhiệm vụ cấp bách về mặt kinh tế và chính trị là phải cải tiến chế độ tiền lương hiện nay và tǎng lương một cách thích đáng để giảm bớt khó khǎn và cải thiện một phần đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ, khuyến khích mọi người ra sức đẩy mạnh sản xuất và công tác, phục vụ tích cực hơn nữa công cuộc xây dựng đất nước.

II- Chính sách tiền lương



1. Tiền lương là một vấn đề thiết thân đối với đời sống công nhân, viên chức, cán bộ. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là một yếu tố kích thích mạnh mẽ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; nó khuyến khích mỗi người ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ thành thạo nghề nghiệp, cải tiến không ngừng kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và công tác tốt hơn và tǎng thêm nǎng suất lao động xã hội. 

Tiền lương còn là một trong những công cụ kinh tế để phân phối, sắp xếp lao động một cách có kế hoạch giữa các xí nghiệp và các ngành sản xuất xã hội thích hợp với yêu cầu phát triển nhịp nhàng của nền kinh tế quốc dân. Tiền lương là một vấn đề quan hệ đến chính sách công nông liên minh, đến vấn đề đoàn kết giữa công nhân, viên chức, cán bộ và bộ đội. 

Nếu chính sách, chế độ tiền lương không được quy định đúng thì không những ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đến kinh tế mà còn trở thành một vấn đề chính trị không tốt. 

Miền Bắc nước ta đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội là không ngừng khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống của người lao động ngày càng khá hơn, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Sản phẩm xã hội chia cho mỗi người là do số lượng và chất lượng lao động của người đó quyết định, làm cho mọi người lao động vì lợi ích của tập thể và của bản thân mà quan tâm đến kết quả lao động của mình, vì nhận rõ rằng ai làm nhiều hơn và tốt hơn thì được nhận phần hưởng thụ nhiều hơn. Tiền lương là một phương tiện làm cho lợi ích cá nhân trước mắt của người lao động kết hợp một cách đúng đắn với lợi ích lâu dài của toàn thể nhân dân. 

Mục đích tốt đẹp của chế độ ta là không ngừng phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng vì tình hình kinh tế nước ta sau ba nǎm khôi phục, cǎn bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp; công nghiệp còn nhỏ bé (công nghiệp cơ khí quốc doanh và tư doanh chiếm 8,78% tổng giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp). Trong nhân dân, nông dân chiếm đại bộ phận (81,5%); số người thiếu việc làm còn nhiều. Nông nghiệp là nguồn cung cấp chủ yếu về hàng hoá, thực phẩm, nguyên liệu cho thủ công nghiệp và công nghiệp, song sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu và thấp kém. Trong thời gian vừa qua, nǎng suất lao động công nghiệp và nông nghiệp có tǎng nhưng vẫn còn chậm và thấp. Giải quyết vấn đề tiền lương của công nhân, viên chức, cán bộ, nhất định không thể tách rời khỏi tình hình cơ bản nói trên và đường lối "cải thiện đời sống của nhân dân trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao nǎng suất lao động xã hội". Chế độ lương của ta tuy còn nhiều chỗ không hợp lý cần phải sửa đổi, nhưng khả nǎng tǎng lương có hạn, hiện nay chế độ lương của ta còn ở trong thời kỳ quá độ từ chế độ lương cũ chuyển sang chế độ lương mới, không thể một lúc xóa bỏ hết tính chất bình quân và chế độ cung cấp và nửa cung cấp. Vì vậy, việc cải tiến chế độ tiền lương phải tiến hành từng bước trên cơ sở tiền lương dần dần được nâng cao. 

Việc tǎng lương phải giữ được quan hệ tốt giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa sản xuất và sinh hoạt. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất, thuế, giá cả, tiền lương, phúc lợi phải bảo đảm tích lũy vốn cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không có tích lũy xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể có cơ sở vật chất để mở rộng tái sản xuất, không thể có cơ sở vật chất để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến tích lũy, mà thu hẹp tỷ lệ dành cho tiêu dùng, để ảnh hưởng không tốt đến việc cải thiện đời sống nhân dân cũng là không đúng. 

Việc tǎng lương có quan hệ mật thiết tới mọi mặt hoạt động kinh tế trong xã hội: sản xuất, hàng hoá, vật giá, tài chính, tiền tệ. Việc tǎng lương sẽ đưa đến tǎng sức mua của công nhân, viên chức, cán bộ và tǎng sức mua của những người lao động sản xuất khác. Khi tǎng lương phải tính toán đảm bảo thǎng bằng cung cấp hàng hoá, thǎng bằng tín dụng, tiền tệ; phải đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt chú trọng quản lý chặt chẽ thị trường, chống đầu cơ tích trữ, đề phòng và ngǎn chặn việc tǎng giá hàng trong khi tǎng lương để đảm bảo tiền lương thực tế được tǎng. 

Tóm lại, phải xuất phát từ tình hình thực tế nước ta, phải cǎn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của nước ta lúc này mà xây dựng chính sách và chế độ tiền lương cho hợp lý. Trình độ kinh tế nước ta còn thấp kém, nông nghiệp còn lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, nǎng suất lao động còn thấp thì tiền lương của ta chưa thể tǎng nhiều và nhanh được. 

2. Xuất phát từ những nhận định nói trên, Hội nghị đã quyết nghị sang nǎm 1958 phải cải tiến một bước chế độ tiền lương và tǎng lương cho công nhân, viên chức, cán bộ, bộ đội theo yêu cầu và phương châm như sau: 

Yêu cầu 

a) Cải thiện một phần đời sống cho công nhân, viên chức, cán bộ; khuyến khích mọi người ra sức đẩy mạnh sản xuất và công tác, phấn đấu để thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước. 

b) Cǎn bản thống nhất chế độ tiền lương, giảm bớt tính chất bình quân và những điểm không hợp lý trong chế độ tiền lương cũ, dần dần thực hiện chế độ tiền lương xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc phân phối theo lao động. 

c) Bước đầu kế hoạch hoá quỹ tiền lương, lập quỹ lương riêng, quỹ xã hội riêng, tiến đến quản lý chặt chẽ quỹ lương. 

Phương châm 

a) Đảm bảo quan hệ tốt giữa công nhân với nông dân, đoàn kết nội bộ công nhân và cán bộ, lao động chân tay và lao động trí óc, cấp trên và cấp dưới, quân và dân. 

b) Tǎng lương phải có trọng điểm, chú trọng tǎng lương một cách tương đối thích đáng cho công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và khoa học. 

c) Dựa trên nguyên tắc "phân phối theo lao động" mà cải tiến chế độ tiền lương cho công nhân, viên chức, cán bộ, nhưng tránh không làm sụt mức thu nhập hiện tại của công nhân, viên chức, cán bộ; chống chủ nghĩa bình quân, đồng thời phải khắc phục khuynh hướng đòi hỏi công bằng hợp lý một cách tuyệt đối. 

3. Nội dung chủ yếu của việc cải tiến chế độ tiền lương. 

a) Tỷ lệ tǎng lương 

Cǎn cứ vào yêu cầu, phương châm tǎng lương nói trên, cǎn cứ vào tình hình sản xuất, khả nǎng tài chính và hàng hoá trong kế hoạch Nhà nước nǎm 1958, cǎn cứ vào dự tính tǎng nǎng suất lao động bình quân xã hội trong kế hoạch Nhà nước nǎm 1958 tǎng 11,7%, Hội nghị Trung ương quyết định: tǎng lương bình quân chung là 13% trong đó tǎng cho khu vực sản xuất là 14%, khu vực hành chính, sự nghiệp là 12,3%. 

Đối với quân đội: sẽ cǎn cứ vào mức tǎng lương chung, cǎn cứ vào quan hệ hợp lý giữa các ngành mà tǎng lương cho quân đội và xây dựng dần chế độ tiền lương hợp lý. 

Tǎng lương bình quân chung là 13% chưa phải là mức cao, nhưng cũng không phải là mức bình thường. So với khả nǎng kinh tế tài chính của nước ta hiện nay, đó là mức cố gắng. Muốn có nhiều khả nǎng tǎng lương để cải thiện đời sống công nhân, viên chức, cán bộ, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động xã hội. Toàn Đảng, toàn dân ta phải quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước để bảo đảm chính sách tǎng lương của Đảng và Chính phủ có nhiều kết quả tốt. 

b) Lương tối thiểu 

Lương tối thiểu là tiền lương của những người lao động thường, không có kỹ thuật, làm công việc lao động giản đơn. Vì vậy, việc quy định mức lương tối thiểu phải giữ quan hệ thích đáng so với mức thu nhập của nông dân, có quan hệ đến việc sắp xếp sức lao động giữa thành thị và nông thôn và đến đoàn kết công nông. Cǎn cứ vào mức sống chung của nhân dân lao động hiện nay còn thấp và để đảm bảo quan hệ đúng mức giữa lương tối thiểu và mức thu nhập của nông dân, mức lương tối thiểu vẫn giữ 27.300đ và không có chế độ nửa cung cấp. Mức lương này sẽ áp dụng cho những người sẽ tuyển từ nay về sau; những người hiện đang hưởng lương tối thiểu vẫn được tiếp tục hưởng như cũ. 

c) Sửa đổi các thang lương 

Các thang lương hiện nay còn có nhiều điểm chưa hợp lý, trừ thang lương 8 bậc của công nhân kỹ thuật; trong các thang lương khác, số bậc có ít đã làm cho việc sắp xếp công nhân, viên chức, cán bộ bị gò bó. Cần phải cǎn cứ vào tình hình tổ chức và chức vụ mà mở rộng một cách thích đáng số bậc trong thang lương hành chính và kỹ thuật, bỏ thang lương lao động thường không thích hợp với tình hình tổ chức và phân loại lao động; xây dựng một thang lương riêng cho các loại công nhân giúp việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Các ngành y tế, giáo dục, vǎn hoá... không dùng thang lương cán bộ kỹ thuật như cũ, sẽ cǎn cứ vào thang lương hành chính và đối chiếu với thang lương kỹ thuật để xây dựng thang lương riêng thích hợp với đặc điểm tổ chức và nghiệp vụ của những ngành đó. 

Thang lương công nhân: Lấy thang lương công nhân cơ khí 8 bậc làm cơ sở để xây dựng thang lương cho các nghề khác. 

Thang lương kỹ thuật: Trước có 11 bậc nay mở rộng thành 14 bậc. 

Thang lương công nhân trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp: Có thang lương 8 bậc riêng cho lái xe, thợ mộc, thợ điện, thợ in. 

Thang lương cán bộ, nhân viên các cơ quan hành chính: Trước 17 bậc, nay mở rộng thành 21 bậc. 

d) Điều chỉnh quan hệ phụ cấp khu vực 

Trước có 3 phụ cấp khu vực (6%, 13%, 20%), nhưng do lần tǎng lương tháng 10-1956 (5%, 8%, 12% cho nhiều khu vực khác nhau), đã hình thành 10 phụ cấp khu vực. Đó là một điều không hợp lý, cần phải sửa đổi. Phải cǎn cứ vào ba yếu tố sau đây mà quy định phụ cấp khu vực cho hợp lý: 

- Điều kiện công tác khó khǎn, xa xôi, khí hậu xấu; 

- Điều kiện sinh hoạt khó khǎn, vật giá đắt đỏ có tính chất thường xuyên; 

- Khu vực công nghiệp quan trọng, cần khuyến khích nhiều người làm việc. 

Cǎn cứ vào những yếu tố nói trên, Bộ Chính trị sẽ quyết định cụ thể về phụ cấp khu vực. 

Điều chỉnh các khoản phụ cấp khác. 

Chế độ tiền lương hiện nay, ngoài lương cấp bậc, còn có nhiều khoản phụ cấp không hợp lý. Đi đôi với việc cải tiến chế độ lương và tǎng lương, cần phải điều chỉnh các khoản phụ cấp đó cho được hợp lý hơn, cụ thể là: 

- Bỏ các khoản phụ cấp thường xuyên về "hao mòn sức khoẻ", những khoản ấy thực chất là lương sẽ được tính vào mức lương cấp bậc. Nghiên cứu quy định lại khoản phụ cấp cho số người làm công việc nặng nhọc, dễ gây ra bệnh tật. 

- Bỏ phụ cấp kỹ thuật hiện nay. Sẽ ban hành một thứ phụ cấp khác có tác dụng khuyến khích những người làm công tác kỹ thuật và khoa học có nhiều đóng góp lớn cho xã hội. 

- Nghiên cứu quy định lại chế độ tiền thưởng: hạn chế việc thưởng hoàn thành nhiệm vụ; phát triển việc thưởng chất lượng tốt, thưởng sáng kiến phát minh, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. 

- Nghiên cứu sửa đổi chế độ tiền lương đối với các trường hợp ốm đau, ngừng việc, điều động công tác, chế độ học việc, chế độ làm đêm, làm thêm giờ, chế độ thôi việc và về hưu. 

e) Bỏ dần chế độ cung cấp và nửa cung cấp. 

Hiện nay công nhân, viên chức, cán bộ theo chế độ lương kháng chiến được hưởng thêm một số khoản cung cấp và nửa cung cấp. Để tạo điều kiện thống nhất dần các chế độ lương, nhân dịp tǎng lương này cần bỏ dần chế độ cung cấp và nửa cung cấp (có thứ bỏ hẳn, có thứ sẽ bỏ dần). Về vấn đề nhà ở, điện, nước: cần phải quy định chế độ và tiêu chuẩn sử dụng cụ thể và phải trả tiền theo mức độ được sử dụng. Khi quy định số tiền mà cán bộ, nhân viên phải trả, cần chiếu cố thích đáng đến mức lương hiện nay còn thấp và cần phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Nghiên cứu và chuyển dần chế độ ǎn tập thể theo lối cung cấp hiện nay thành chế độ phúc lợi tập thể. Việc bán một số hàng cần thiết cho công nhân, viên chức theo giá cung cấp vẫn duy trì trong một thời gian nữa. 

g) Chuyển chế độ phụ cấp con hiện nay thành trợ cấp cho những người đông con và tính vào quỹ xã hội 

Chế độ phụ cấp con hiện nay rất không hợp lý (người có, người không có, người được nhiều, người được ít, tỷ lệ phụ cấp con khá lớn so với tiền lương, gây nên tình trạng bình quân và không công bằng trong chế độ đãi ngộ). Cần phải thay đổi chế độ phụ cấp con hiện nay; nhưng để chiếu cố đến tình hình khó khǎn của những người đông con, cần phải có chế độ trợ cấp cho những người đông con và tính vào quỹ xã hội. Đối với những người hiện nay đã được hưởng phụ cấp con, nếu tính số thu nhập mới (kể cả tiền lương và tiền trợ cấp con) thấp hơn số thu nhập cũ thì vẫn được hưởng mức thu nhập cũ. 

h) Thành lập quỹ xã hội ngoài quỹ lương 

Hiện nay, các khoản chi tiêu về những việc có tính chất xã hội đều tính vào quỹ tiền lương, đã gây khó khǎn cho việc phân tích giá thành sản phẩm và quản lý tiền lương. Các khoản trợ cấp xã hội cũ có nhiều điểm không hợp lý, không thích hợp với yêu cầu sản xuất hiện nay. Cần phải lập quỹ xã hội riêng và nghiên cứu áp dụng thống nhất các chế độ trợ cấp xã hội, như: trợ cấp gia đình đông con, trợ cấp khi ốm đau, trợ cấp thương tật, trợ cấp sinh đẻ, về hưu, chết, v.v.. 

i) Mở rộng dần việc thi hành chế độ trả lương theo sản phẩm, thực hiện chế độ lương ngày 

Cần rút kinh nghiệm và có kế hoạch dần dần mở rộng chế độ trả lương theo sản phẩm một cách thận trọng: đối với những xí nghiệp, công trường đã có đủ điều kiện cần thiết thì cho thi hành rộng rãi chế độ lương theo sản phẩm; đối với những nơi chưa đủ điều kiện thì phải chuẩn bị chu đáo rồi mới thực hiện chế độ lương theo sản phẩm. Những nơi đã thi hành mà có những lệch lạc thì phải sửa chữa và điều chỉnh lại cho hợp lý. 

Đối với những loại công việc chưa thi hành chế độ trả lương theo sản phẩm thì thi hành chế độ lương ngày. ở tất cả các xí nghiệp, công trường, nông trường, từ nay chỉ thi hành hai chế độ lương: trả lương theo sản phẩm và lương ngày. 

Về thời gian thi hành chế độ lương mới. 

Để việc thi hành chế độ lương mới được tốt, đảm bảo phát huy tác dụng kinh tế và chính trị của việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương lần này, các cơ quan có trách nhiệm về vấn đề lương phải tranh thủ thời gian hoàn thành tốt việc chuẩn bị đặng thi hành chế độ lương mới cho khu vực sản xuất bắt đầu từ ngày 1-3-1958 và cho khu vực hành chính, quân sự từ ngày 1-5-1958.

III- Một số công việc cần làm để đảm bảo thực hiện việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương nǎm 1958 được kết quả tốt


1. Chính sách và chế độ tiền lương liên quan mật thiết với toàn bộ công tác kinh tế tài chính. Vì thế, đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương, phải kết hợp đẩy mạnh các mặt công tác kinh tế tài chính; chủ yếu phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, tích cực chống đầu cơ tích trữ, thực hiện bình ổn vật giá. Phải tích cực chống thất thu thuế và các nguồn thu khác, quản lý chặt chẽ thu chi, quản lý chặt chẽ tiền mặt để thực hiện thǎng bằng ngân sách, ổn định tiền tệ. 

2. Tích cực thi hành các công tác chấn chỉnh tổ chức, điều chỉnh biên chế và phục viên, chuyển người về sản xuất. Mặt khác, phải chú trọng cải tiến việc quản lý xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường, nông trường, tích cực chống quan liêu, lãng phí, tham ô. Cần phải xúc tiến việc quy định các tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật, đẩy mạnh tǎng nǎng suất lao động, đảm bảo tǎng phẩm chất và hạ giá thành sản phẩm. 

3. Chế độ lương mới sẽ cải thiện đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ và bộ đội thêm một bước, nhưng các xí nghiệp, công trường, cơ quan, đơn vị bộ đội vẫn phải hết sức chú trọng lãnh đạo công nhân, viên chức, cán bộ và chiến sĩ đẩy mạnh việc tự cải thiện sinh hoạt bằng cách giúp đỡ lẫn nhau, phát triển chǎn nuôi, trồng trọt ở những nơi có điều kiện, đồng thời giáo dục mọi người tǎng cường ý thức tiết kiệm trong việc tiêu dùng. 

4. Tǎng cường việc quản lý tiền lương của công nhân, viên chức trong các xí nghiệp tư doanh và tiền công của công nhân tự do làm công việc tạm thời, không để cho tiền lương của những người nói trên chênh lệch quá nhiều so với tiền lương của công nhân, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước. 

5. Kiện toàn bộ máy lao động và tiền lương của cơ quan, các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh doanh để kịp thời nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện chế độ lương mới. 

6. Chính sách và chế độ tiền lương phản ánh đường lối chính trị của Đảng trong việc xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống của công nhân, viên chức, cán bộ, bộ đội và đoàn kết các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khi chuẩn bị và thi hành chế độ lương mới, phải hết sức chú trọng tǎng cường giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng đối với công nhân, viên chức và cán bộ. 

Phải làm cho mọi người nhận thức đúng chính sách tiền lương mới, hiểu rõ hiện nay nhân dân ta đang ở trong thời kỳ xây dựng kinh tế, còn gặp nhiều khó khǎn và mức sinh hoạt chung của nhân dân còn thấp. Công nhân, viên chức, cán bộ phải phát huy truyền thống lao động cần cù, trau dồi đức tính giản dị, tiết kiệm để xây dựng đất nước. Phải làm cho mọi người liên hệ chính sách tiền lương với các chính sách khác, khắc phục các xu hướng cục bộ, bản vị, cá nhân, chỉ thấy quyền lợi cá nhân trước mắt, không thấy quyền lợi lâu dài của toàn thể nhân dân và của bản thân mình. Có như vậy việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương mới phát huy được tác dụng tốt, mới làm cho mọi người tǎng thêm lòng tin tưởng và thiết tha đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, tǎng thêm nhiệt tình lao động, nâng cao ý thức lao động và ý thức trách nhiệm của người chủ đất nước, thấm nhuần nhiệm vụ cần kiệm xây dựng nước nhà, đẩy mạnh sản xuất và công tác, ra sức phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước. 

Trong việc nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương, vai trò của công đoàn rất quan trọng. Công đoàn tham gia quản lý bảo hiểm xã hội, cải tiến các công việc xã hội, vǎn hoá và điều kiện lao động của công nhân, viên chức, tích cực vận động mở rộng phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm, khuyến khích công nhân nâng cao nǎng suất lao động.


*     *


Việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương nǎm 1958 có một ý nghĩa lớn về kinh tế và chính trị, đồng thời đó là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến đời sống và tư tưởng của cán bộ, công nhân, viên chức, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh sản xuất và các mặt công tác kinh tế khác. Các cấp uỷ Đảng phải tǎng cường lãnh đạo tư tưởng và giáo dục chính sách, phối hợp chặt chẽ các cơ quan chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Lao động và phải luôn luôn đi theo đường lối quần chúng để đảm bảo thực hiện việc cải tiến chế độ tiền lương và tǎng lương lần này thu được kết quả tốt. 

Các cơ quan có trách nhiệm về vấn đề lương phải có kế hoạch cụ thể chấp hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 13 một cách nghiêm chỉnh.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website