Tấm gương tự rèn luyện sức khoẻ của Bác Hồ

PTS. Phùng Đức

Bác Hồ là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc ta trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm gương sáng về tự rèn luyện sức khoẻ. 

Đối với Bác, mục đích của việc rèn luyện sức khoẻ là để phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã phải trải qua những tháng nǎm đầy khó khǎn gian khổ, thử thách, hy sinh, nhưng do chịu khó rèn luyện, Người đã có được sức dẻo dai, khả nǎng chịu đựng, thích ứng với mọi môi trường, vượt qua khó khǎn gian khổ của cuộc sống, của bệnh tật. Hơn ai hết, Bác hiểu cuộc đời hoạt động cách mạng đầy rẫy những chông gai, cần phải có nghị lực, lý trí và sức lực để hoàn thành. Vì vậy, Người rất chú trọng rèn luyện sức khoẻ. Nét đặc trưng trong phương pháp rèn luyện sức khoẻ của Bác có thể thấy tập trung vào những nội dung sau đây: 

Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên . 

Trong bài Sức khoẻ và thể dục, ngày 27-3-1946, Bác viết: "Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập". Tập thể dục buổi sáng và rèn luyện sức khoẻ đã trở thành nền nếp hằng ngày của Bác. Sau 30 nǎm đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, tháng 1-1941, Bác trở về Tổ quốc. Bên hang lạnh hay lán Khuổi Nậm giữa rừng sâu Pác Bó, một trong những việc làm đầu tiên của Người là chuẩn bị những điều kiện giản đơn và có hiệu quả cho việc rèn luyện sức khoẻ. Nữ đồng chí Nông Thị Trưng, người được sống gần Bác kể lại: Trong hoàn cảnh sống khó khǎn, lúc ở lúc đi bất chợt ấy, thế mà Chú* vẫn hì hục đắp một cái nền đất giữa dòng suối Khuổi Nậm để Chú đứng tập thể dục. Trước Cách mạng Tháng Tám, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác gắn liền với những chuyến đi. ở phương xa thì bằng những phương tiện cơ giới. Về gần thì chủ yếu đi bộ. Sau hơn một nǎm (1942-1943) bị đày đoạ trong các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc) Bác mới được tạm trả tự do. Chỉ trong bốn tháng đầu tiên trong nhà tù, Bác đã phải chịu bao điều cực khổ. 

Vì vậy, khi vừa được tạm trả tự do (tháng 9-1943), Bác đã kiên trì tập leo núi để rèn luyện đôi chân, nhìn vào ánh đèn để rèn luyện đôi mắt và tắm nước lạnh để tǎng cường sức chịu đựng. Một buổi sáng cuối thu ở Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh trưởng Quân khu Quảng Tây, trong bộ quân phục da ấm, cưỡi ngựa ra bờ sông không khỏi kinh ngạc khi thấy Bác đang ngâm mình dưới dòng nước lạnh. Những tháng cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945, do yêu cầu của công việc, bằng đôi chân đi bộ là chính, Bác đã thực hiện cuộc hành trình hàng nghìn cây số qua các chặng đường Liễu Châu - Cao Bằng - Côn Minh (Trung Quốc). 

Sau Cách mạng Tháng Tám, vận nước như "ngàn cân treo sợi tóc", công việc càng thêm bề bộn và cǎng thẳng, nhưng Bác vẫn giữ nền nếp rèn luyện sức khoẻ hằng ngày. Giờ giao thừa của Tết độc lập đầu tiên (1946), Bác cải trang hoà vào dòng người đến thắp hương ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), sáng sớm mồng một, Người vẫn dậy sớm tập thể dục, bắt đầu một ngày làm việc mới với rất nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và những công việc cần giải quyết. Trên chặng đường gian khổ cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù đã sang tuổi sáu mươi, Bác vẫn có thể đi bộ 50, 60 cây số một ngày. Có lần, thấy Bác mệt, anh em trong cơ quan đề nghị Người nằm cáng, Bác nói: "Bác mệt thì các chú cũng mệt". 

Trong những nǎm cuối đời, sức khoẻ giảm sút, nhưng Bác vẫn kiên trì luyện tập để chống lại bệnh tật, để khi cách mạng thành công Bác đến với đồng bào, đồng chí ở miền Nam. 

Một phương pháp rèn luyện sức khoẻ của Bác rất hiệu quả nữa là tham gia những hoạt động thể thao, giải trí, lao động chân tay, sống hoà đồng với thiên nhiên. Tuổi trẻ của Bác không có điều kiện tập luyện có bài bản các môn thể thao. Khi nước nhà độc lập, mặc dù tuổi đã cao, Bác vẫn chơi bóng chuyền với anh em trong cơ quan. Sau giờ làm việc Bác đi câu cá, làm vườn. Lao động chân tay đối với Bác không chỉ để thư giãn, để rèn luyện sức khoẻ mà còn có ý nghĩa thiết thực, vì công việc, để cải thiện sinh hoạt, tạo tính tự lập trong cuộc sống... Bác tranh thủ rèn luyện khả nǎng lao động cả trong lúc làm việc. 

Để giữ gìn sức khoẻ, Bác luôn giữ một nếp sống thanh đạm. 

Những lúc cách mạng gặp khó khǎn, thức ǎn chủ yếu của Người chỉ có cháo bẹ (ngô), canh mǎng. Về Hà Nội, Bác cũng chỉ thích ǎn cơm với cá kho, dưa cà. Đi công tác trong nước, Bác thường cho nắm cơm mang theo. 

Từ tấm gương tự rèn luyện sức khoẻ của Bác, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau đây: 

- Giữ vững niềm tin vào cuộc sống kể cả trong khó khǎn gian khổ, đôi khi sự sống bị đe doạ. 

- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nền nếp, giờ nào việc nấy. Chương trình kế hoạch đề ra phải được thực hiện. 

- Rèn luyện tính tự lập trong bảo vệ sức khoẻ. 

- Cần có nghị lực để làm chủ bản thân mình ngay cả đối với những công việc giản đơn trong cuộc sống đời thường.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website