Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức ngành y

BS. Nguyễn Cao Thâm; Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hoà Bình

Thiên tài, sự nghiệp hoạt động và tấm lòng nhân ái bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, bao quát rất nhiều lĩnh vực, trong đó Bác rất quan tâm đến trí thức nói chung và trí thức ngành y nói riêng. 

Trong lịch sử của nước Việt Nam, ngành y đã hình thành rất sớm, đội ngũ trí thức ngành y cũng được hình thành và phát triển, nhưng chỉ sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công thì trí thức ngành y mới thực sự là những người thầy thuốc phục vụ cho nhân dân, chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đảm bảo tiến trình hoạt động sản xuất của xã hội. 

Trong xã hội cũ, trí thức ngành y được đào tạo theo chương trình giáo dục của giai cấp thống trị, do đó họ phục vụ chủ yếu cho sức khoẻ, lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, họ quan niệm nghề y là một nghề tự do, lý tưởng của họ là ô tô, nhà lầu, vợ đẹp, con ngoan. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, trí thức ngành y được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, giác ngộ đã đem hết sức mình phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Nhiều sinh viên và trí thức ngành y đã tham gia các hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 trong phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên. Một số đã gia nhập Mặt trận Việt Minh, được tham dự Hội nghị Tân Trào lịch sử. 

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đội ngũ trí thức ngành y vô cùng tự hào trước sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Hội nghị Tân Trào, Người đã quyết định giao nhiệm vụ Bộ trưởng y tế trong Chính phủ lâm thời đầu tiên cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, mặc dù lúc ấy ông đang ở trong Nam. 

Trong thời kỳ chống Mỹ, Bác cũng đã quyết định cho phép Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch vào chiến trường Nam Bộ nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ tại thuộc địa và ông đã hy sinh ở chiến trường. Khi được tin này, Bác đã ngồi lặng đi. Ngày 16-12-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến viếng và đặt vòng hoa tại lễ truy điệu Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong nỗi niềm thương tiếc. 

Những ngày đầu của chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đối phó với muôn vàn khó khǎn, thử thách, tuy bận trǎm công nghìn việc trọng đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm đến trí thức, đến công việc của ngành y. Khi nghe tin việc tiếp quản Bệnh viện Đồn Thuỷ gặp khó khǎn, một mặt do quân Tưởng kéo đến đóng trong Bệnh viện, chúng nằm la liệt ở các khoa, phòng, tháo gỡ cái gì có thể tháo được mang đi bán, đổi thức ǎn, hành hung cán bộ ta, mặt khác thực dân Pháp lại yêu sách ta đủ thứ trong đó có việc đòi lại Bệnh viện Đồn Thuỷ để sử dụng riêng cho người Pháp. Đúng vào thời điểm khó khǎn đó Bác cho gọi đoàn cán bộ y tế đến Bắc Bộ phủ làm việc. Bác đã phân tích tình hình, chỉ dẫn cách giải quyết bằng những lời lẽ hết sức ngắn gọn súc tích nhưng vô cùng ý nghĩa. Theo lời dặn của Bác, đoàn ta đã giải quyết ổn thoả mối quan hệ với quân Tưởng cũng như với phía Pháp... 

Cũng trong thời gian này, mưa nhiều, nước sông Hồng lên cao, đe doạ vỡ đê. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Giữa lúc đó, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp được báo lên gặp Bác Hồ. Đến Bắc Bộ phủ, Bác đã ân cần hỏi thǎm sức khoẻ, công việc..., rồi Bác nói với bác sĩ Đỗ Xuân Hợp trong nghẹn ngào và xúc động: "Hàng triệu người mình đã chết đói, hàng vạn người khác đang bị đói. Bác giao cho Chú nhiệm vụ cứu đói. Chú về bắt tay ngay vào việc đi". Bác còn dặn thêm: "công việc này quan trọng lắm đấy. Có khó khǎn gì chú Hợp lên gặp Bác, lên lúc nào cũng được, nghe rõ chưa?" 

Thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn giao cho nhiều nhân sĩ, trí thức ngành y giữ các nhiệm vụ quan trọng trong Quốc hội, Chính phủ, phụ trách các bệnh viện, trường đại học... Đó là bác sĩ Nguyễn Vǎn Luyện, đại biểu Quốc hội khoá I, uỷ viên Ban thường trực Quốc hội, đã được vinh dự đứng trên lễ đài khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và được tháp tùng phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu sang Pháp đàm phán tháng 5-1946. Đó là bác sĩ Hoàng Tích Trí, đại biểu Quốc hội khoá I, được Bác giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập ngày 3-11-1946. Khi Bộ Y tế đóng ở An toàn khu Việt Bắc, mỗi lần trên đường đi công tác Bác thường ghé thǎm bác sĩ Hoàng Tích Trí. Khi có vấn đề gì liên quan đến công tác bảo vệ sức khoẻ, Bác thường viết thư tay hoặc tự đánh máy lấy để gửi cho bác sĩ Trí yêu cầu cung cấp thông tin, hỏi cách giải quyết... Bác không câu nệ phải có công vǎn hỏi, công vǎn trả lời mà chỉ cốt làm sao giải quyết công việc cho nhanh, dứt điểm. Đó là bác sĩ Vũ Đình Tụng một trí thức công giáo yêu nước, được Bác giao giữ nhiệm vụ giám đốc Nha y tế Bắc Bộ khi Cách mạng Tháng Tám thành công và Hội trưởng Hội Hồng thập tự nǎm 1946. Khi được tin người con trai cả của bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến ở Hà Nội. Bác đã gửi cho bác sĩ Vũ Đình Tụng một bức thư chứa chan tình cảm và vô cùng tâm lý để chia buồn. Biết gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng là gia đình công giáo nên trong thư Bác viết: ... "Họ là con của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc"... 

Có những trí thức ngành y do tổ chức giới thiệu, nhưng cũng có những trí thức mà Bác đã biết như bác sĩ Hồ Đắc Di, người đã từng học ở Pháp và là người đã tham gia bán báo "Người cùng khổ" . Nǎm 1945, khi Bác Hồ gặp bác sĩ Hồ Đắc Di lần đầu, Bác cười và nói "Chào cụ bác sĩ", Bác đã giao cho bác sĩ Hồ Đắc Di nhiều trọng trách ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công: Giám đốc bệnh viện Đồn Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa, Tổng Giám đốc Đại học vụ. Chính vì tấm lòng ưu ái của Bác như vậy nên bác sĩ Hồ Đắc Di đã bày tỏ quan điểm rõ ràng của mình khi được giao nhiệm vụ: "Tôi dứt khoát ra gánh vác việc nước giúp Chính phủ ông Hồ Chí Minh". 

Bác Hồ rất quý trọng nhân tài, sử dụng đúng chỗ, Bác biết bác sĩ Tôn Thất Tùng là nhà phẫu thuật có tiếng nên ngoài nhiệm vụ đào tạo cán bộ, bác sĩ Tôn Thất Tùng còn được giao các trọng trách: Thứ trưởng Bộ Y tế, cố vấn phẫu thuật Bộ Quốc phòng, Bác thường gửi thư giao công việc cho bác sĩ Tôn Thất Tùng, trong thư Bác xưng hô rất thân mật khi thì gọi Docteur Tùng, khi thì chú Tùng. Đặc biệt thư nào Bác cũng không quên hỏi thǎm sức khoẻ "Thím Tùng và các cháu". Trong thời gian công tác ở Việt Bắc cũng như khi về Hà Nội, Bác vẫn luôn gặp bác sĩ Tôn Thất Tùng để hỏi thǎm công việc, sức khoẻ. 

Đối với trí thức ngành y là Việt kiều đang sinh sống, công tác, học tập ở nước ngoài, khi nghe nói về Bác Hồ hoặc khi có dịp tiếp xúc với Người, đã bị thuyết phục ngay về những lý tưởng, mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và vui vẻ từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý ở nước ngoài để về nước phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. Đó là trường hợp bác sĩ Trần Hữu Tước, tốt nghiệp chuyên ngành tai - mũi - họng có phòng khám riêng ở Pari, nǎm 1946 khi Hồ Chủ tịch dẫn đầu phái đoàn sang dự Hội nghị Phôngtenơblô, đã tình nguyện tham gia phục vụ Đoàn rồi sau đó theo Đoàn về nước tham gia kháng chiến. Đó là trường hợp bác sĩ Đặng Vǎn Ngữ đang du học ở Nhật cũng đã tìm mọi cách liên hệ với tổ chức cách mạng ở Thái Lan để trở về núi rừng Việt Bắc phục vụ cách mạng. 

Quý mến công lao của bác sĩ Đặng Vǎn Ngữ, trong một cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Bác Hồ đã tặng thưởng cho ông Huân chương Kháng chiến hạng ba, và cũng chính trong cuộc họp đó, Bác Hồ đã nói với bác sĩ Tôn Thất Tùng: "Bác cho chú lựa chọn một huân chương nào mà chú muốn, chú tự bình bầu đi". Bác sĩ Tùng xin nhận Huân chương Kháng chiến hạng ba như bác sĩ Ngữ. 

Đó không chỉ là tấm huân chương trao tặng cho hai trí thức ngành y mà nó còn là một sự đánh giá của Bác Hồ về công lao đã đóng góp của trí thức ngành y, một sự động viên khích lệ kịp thời toàn thể trí thức ngành y, mang hết khả nǎng sức lực của mình phụng sự Tổ quốc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc. 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bác cũng thường xuyên theo dõi công việc của cán bộ y tế, quan tâm đến việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, gửi thư khen ngợi các đơn vị, cá nhân trong ngành có thành tích phục vụ bộ đội, nhân dân, gửi thư cho Đại hội Phụ nữ xuất sắc ngành y tế. Bác là người đã chinh phục được trái tim, khối óc của trí thức ngành y. 

Mới đây 12 trí thức ngành y dược đã được Nhà nước trao tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", giải thưởng mang tên Bác, về những công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho sức khoẻ con người. Giải thưởng lớn này một lần nữa thể hiện sự đánh giá của Nhà nước đối với trí thức ngành y, đồng thời củng cố thêm niềm tin của những người trí thức y tế Việt Nam đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. 

Một nửa thế kỷ đã trôi qua, đội ngũ y học cổ truyền đã không ngừng trưởng thành về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp xứng đáng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng, vǎn minh. Đó là kết quả tất yếu của việc thừa hưởng những tư tưởng nhân vǎn của Bác Hồ đối với trí thức ngành y: Tin tưởng, quan tâm, ân cần chỉ bảo, sử dụng đúng chỗ, động viên kịp thời.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website